Đeo thun liên hàm khi niềng răng có tác dụng gì?

Thun liên hàm là gì? Đeo thun liên hàm khi niềng răng có tác dụng gì?

Bạn đang chuẩn bị thực hiện chỉnh nha, bạn nghe nói khi niềng sẽ phải gắn thêm thun liên hàm, có người chỉnh răng lại không cần, nhiều người kêu ca đeo thun kéo này hơi vướng. Vậy đeo thun liên hàm khi niềng răng có tác dụng gì? có phải ai cũng cần dùng thun này, cách sử dụng như thế nào, liệu đeo thun kéo có đau không, Hãy cùng Trung tâm niềng răng Việt Smile tìm hiểu chi tiết về thun liên hàm nhé trong bài viết dưới đây nhé.

Tac dung cua thun lien ham
Đeo thun liên hàm khi niềng răng có tác dụng gì?

Thun liên hàm – thun kéo là gì?

Thun liên hàm là một loại khí cụ chỉnh nha trong quá trình niềng răng. Đây loại dây thun có độ đàn hồi tốt được sử dụng căng từ hàm này sang hàm hàm đối diện. Thun kéo này sẽ được gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới để kéo các răng về vị trí mong muốn hoặc cũng có trường hợp thun liên hàm trong niềng răng sẽ được gắn vào minivis để điều chỉnh thế răng.

Thun kéo liên hàm thường được bác sĩ chỉ định cho khách hàng sử dụng trong các trường hợp như: Kéo răng khấp khểnh, Kéo răng mọc chếch hẳn trên xương hàm, Răng mọc lệch, mọc chìa ra trước, sau, Răng khớp cắn hở, Khớp cắn đối đầu

Đeo thun liên hàm khi niềng răng có tác dụng gì?

Thun liên hàm sẽ giúp tạo thêm lực kéo cho dây cung, giúp răng di chuyển một cách nhanh chóng và tương khớp nhất mà không có sự sai khác, căn chỉnh khớp cắn giữa hai hàm đều và chính xác.

Trong quá trình chỉnh nha, vấn đề có cần sử dụng thun liên hàm hay không là do bác sĩ quyết định, điều đó nằm trong lộ trình điều trị.

Giai đoạn nào của niềng răng cần đeo thun liên hàm?

Để biết được thời điểm cũng như giai đoạn nào bạn bắt đầu cần đeo chen liên hàm một cách chính xác, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng về tình trạng của bạn và đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết.

Thông thường ở giai đoạn tinh chỉnh khớp cắn, nhiều trường hợp niềng răng sẽ cần dùng chun liên hàm. Tuy nhiên, thời gian đeo của mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo vấn đề răng cũng như tình trạng khớp cắn hiện tại.  Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận, chỉ định loại thun phù hợp cho từng giai đoạn.

Còn nếu răng bạn vẫn còn lệch lạc nhiều, khớp cắn chưa được căn chỉnh toàn diện thì thời gian đeo thun thường sẽ lâu hơn các trường hợp răng đã được sắp đều, khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới đã được điều chỉnh tương đối ăn khớp.

Để đạt được hiệu quả nắn chỉnh răng tối ưu, bạn hãy đeo chun liên hàm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý đổi loại chun đeo, tự ý giảm cường độ đeo chun hay vị trí mắc chun. Bạn chỉ nên tháo thun liên hàm khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng thôi nha.

Đeo thun liên hàm có đau không? đeo trong bao lâu?

Cảm giác khi đeo thun liên hàm cũng giống như lúc bạn gắn mắc cài, bạn sẽ mất vài ngày đầu để làm quen với chúng. Một số bạn có thể thấy vướng víu, hơi tức răng nhưng đó là điều hết sức bình thường nên bạn đừng quá lo lắng nhé, khi làm quen với thun kéo rồi bạn sẽ không thấy bất tiện nữa, thao tác đeo thun mới của bạn cũng nhanh hơn lần đầu.

Tùy từng trường hợp răng mà bác sĩ sẽ chỉnh định bạn có cần đeo chun liên hàm hay không. Và tất nhiên thời gian đeo thun của mỗi người sẽ khác nhau. Có  trường hợp chỉ cần theo thun trong 2-3 tháng nhưng cũng có người đeo trong 6 tháng hoặc nhiều hơn. Trong quá trình niềng răng bác sĩ chuyên sâu sẽ là người tính toán và theo dõi lực kéo để niềng răng đạt kết quả tốt nhất.

Đeo chun liên hàm khi nào?có đau không?

Các loại thun liên hàm hiện nay

Các loại thun liên hàm hiện nay có 3 dạng chính:

Thun liên hàm loại 1

Thun liên hàm loại 1 là loại thun thường được sử dụng ở các khe hở của răng. Khi đó, chun được đặt vào giữa các kẽ răng, móc nối từ răng cối thứ nhất hoặc thứ hai ở hàm trên hoặc răng nanh hàm trên.

Thun liên hàm loại 2

Chun liên hàm loại 2 được sử dụng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng nanh hàm trên và thường để củng cố neo trong trường hợp nhổ răng. Bên cạnh đó, thun được dùng để tăng lực, nhằm dịch chuyển các răng cửa hàm trên về phía sau, điều chỉnh mức độ lệch đường giữa khi kéo răng về 2 bên khác nhau. Như vậy, thun liên hàm loại 2 áp dụng với các trường hợp:

  • Di chuyển răng cửa hàm trên
  • Khi nhổ răng cối thứ nhất hàm dưới
  • Khi nhổ răng cửa hàm dưới
  • Cần di chuyển 1 khoảng lớn cho răng hàm trên
  • Cần di chuyển qua trục của răng hàm dưới

Thun liên hàm loại 3

Thun liên hàm loại 3 được sử dụng để điều chỉnh khe hở dưới bằng kéo răng cửa hàm dưới lùi lại trong các trường hợp cần neo chặn tối đa. Chun thường được chỉ định đeo vào ban đêm.

Thun liên hàm loại 3 còn được dùng để điều chỉnh sai lệch khớp cắn hạng III, được sử dụng trong suốt quá trình niềng, thời gian đeo chun liên hàm này phụ thuộc vào độ lệch khớp cắn.

Ngoài ra, thun còn được dùng để ngăn răng cửa hàm dưới xô ra trước trong các case niềng răng chen chúc không nhổ răng. Bác sĩ thường chỉ định đeo chun tại dây cung đầu tiên, đeo thun 72h liên tục, sau đó chỉ đeo vào ban đêm

Vậy là mỗi loại thun liên hàm đều có những chức năng khác nhau. Để biết chính xác mình thuộc trường hợp nào vẫn cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.

Thun liên hàm
Thun kéo liên hàm

Cách đeo thun liên hàm như thế nào?

Khi đeo thun liên hàm cần lưu ý những điều gì? cần tránh gì? Việt Smile sẽ gợi ý cho bạn ngay bây giờ

Những điều nên làm

Thun liên hàm là khí cụ niềng răng cần phải được thay đổi theo từng giai đoạn, do đó sau khi được bác sĩ hướng dẫn cách đeo như thế nào thì người sử dụng cần chú ý để đeo đúng, biết cách thay đổi mỗi đợt sử dụng.

Một vài gợi ý Nha khoa Việt Smile bạn có quá trình niềng răng đạt hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của thun kéo liên hàm là:

  • Đeo liên tục thun kéo theo chỉ dẫn của bác sĩ  để có thể rút ngắn thời gian niềng
  • Mang dự phòng thun kéo khi đi ra ngoài để phòng trường hợp rơi mất hoặc chiếc đang dùng bị hỏng.
  • Nên tháo dây mỗi khi ăn uống hoặc đánh răng
  • Luôn rửa tay sạch trước khi thay thun liên hàm
  • Nếu hết thun cần liên hệ nha khoa để được bổ sung thêm thun mới

Những điều không nên

  1. Tự ý dùng 2 hoặc nhiều thun liên hàm cùng lúc vì có thể gây hại cho chân răng
  2. Cố kéo thun quá căng (ví dụ há miệng quá to) vì có thể làm mất đi độ co giãn, đàn hồi và hiệu quả của thun
  3. Đừng cố há miệng rộng khi đeo thun kéo để tránh dây thun bị đứt và bật vào bên trong miệng.

Hi vọng bài chia sẻ của nha khoa Việt Smile đã giúp các đồng niềng có thông tin hữu ích về việc đeo thun liên hàm trong quá trình chỉnh nha. Bạn hãy đeo thun liên hàm đúng cách để niềng răng cho kết quả tốt nhé.

Do thun kéo liên hàm đóng vai trò như một trợ lực để kéo răng về vị trí chuẩn, vì vậy bạn hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo có một hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn, ăn nhai tốt sau khi tháo niềng nhé.

 

Bác sĩ Nha khoa Việt Smile giải đáp cách khắc phục răng thưa

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú