Dựng trục răng là gì? Khi nào cần dựng trục răng?

Dựng trục răng là gì? Những trường hợp nào cần dựng trục răng? Liệu có phải trường hợp nào chỉnh nha hay trồng răng implant đều cần dựng trục răng không? Dựng trục răng cần sử dụng những khí cụ nào hỗ trợ hay không? Hãy cùng VIET SMILE tìm hiểu thêm thông tin liên quan về kỹ thuật dựng trục răng trong bài viết này nhé!

Dựng trục răng là gì? Khi nào cần dựng trục răng?
Dựng trục răng là gì? Khi nào cần dựng trục răng?

Dựng trục răng là gì?

Dựng trục răng là kỹ thuật các bác sĩ chỉnh nha được sử dụng trong chỉnh nha để dựng thẳng răng về đúng trục trên cung hàm. Dựng trục răng là dựng răng thẳng đúng với trục của răng đó trên cung hàm, sẽ không phải chỉ là dựng răng thẳng lên.

Dựng trục răng là gì?
Dựng trục răng là gì?

Bởi với một số trường hợp cụ thể, khi chỉnh nha bác sĩ sẽ dựng trục răng sao cho khớp cắn hai hàm tốt nhất và có thể sẽ không cần dựng thẳng đứng chiếc răng bị sai trục đó. Dựng trục răng là phương pháp được các bác sĩ chỉnh nha sử dụng khá nhiều trong quá trình niềng răng với các trường hợp: răng chìa, răng quặp, răng nghiêng đổ,…để đưa răng về trục bình thường.

Ngoài ra, có thể sử dụng kỹ thuật dựng trục răng hỗ trợ quá trình trồng răng implant để dựng răng đổ, lấy khoảng cấy ghép implant do mất răng lâu gây ra. Theo dõi nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn các trường hợp cần dựng trục răng, khí cụ có thể sử dụng khi bác sĩ tiến hành dựng trục răng nhé!

Dựng trục răng trong chỉnh nha

Dựng trục răng trong chỉnh nha
Dựng trục răng trong chỉnh nha

Dựng trục răng trong chỉnh nha thường được ứng dụng nhiều trong hai trường hợp chính: dựng trục răng hàm và dựng trục răng cửa.

Dựng trục răng hàm

Dựng trục răng hàm
Dựng trục răng hàm

Bác sĩ sẽ chỉ định dựng trục răng hàm khi răng hàm của bạn bị nghiêng đổ vào trong hoặc lệch má hay bị mọc lệch không đúng trục. Thông thường nếu răng hàm của bạn bị nghiêng, mọc đổ vào trong hay lệch hẳn thì bạn có thể nhận thấy sự sai lệch nhưng rất nhiều trường hợp bạn khó có thể tự phát hiện ra. Bởi nếu răng của bạn bị nghiêng lệch, đổ ở mức độ nhẹ và nhìn không có sự chênh lệch nhiều với các răng hàm bên cạnh thì bạn gần như không thấy sự sai lệch.

Nhưng khi bác sĩ tiến hành chụp phim pano toàn hàm và so sánh khớp cắn hai hàm của bạn thì sẽ dễ dàng nhận ra sự sai lệch và cần dựng trục đưa răng hàm về đúng trục, cải thiện khớp cắn tốt hơn. Các trường hợp sai lệch khớp cắn hầu như bác sĩ đều cần tiến hành dựng trục răng hàm do các răng hàm là một nguyên nhân gây sai lệch, ảnh hưởng nhiều đến khớp cắn hai hàm.

Trường hợp răng hàm cần dựng: răng hàm bị đổ vào trong, răng hàm mọc lệch phía má, răng mọc nghiêng, mọc lệch,… Các bác sĩ sau thăm khám chi tiết, chụp phim sẽ xác định tình trạng cụ thể, tiến hành dựng trục răng theo đúng, phù hợp khớp cắn của cả hàm.

Dựng trục răng cửa

Dựng trục răng cửa
Dựng trục răng cửa

Tương tự như khi dựng trục các răng hàm, răng cửa cũng cần dựng lại cho đúng trục nếu răng bị vếch, chìa, mọc quặp vào trong hay mọc chen chúc, mọc xoay ngang,…Răng cửa bị sai trục bạn sẽ có thể dễ nhận biết hơn trường hợp răng hàm bị sai lệch.

Cụ thể một số trường hợp bác sĩ cần tiến hành dựng trục các răng cửa:

Răng cửa hô (vẩu) hay chìa là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, răng nhô ra gây ảnh hưởng thẩm mỹ, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt. Nếu không điều chỉnh sớm răng hô sẽ có xu hướng nặng dần, hô nhiều hơn theo thời gian.

Răng cửa bị khấp khểnh, chen chúc, mọc chéo là răng mọc không đều nhau, bị sai trục răng thường gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…Khớp cắn, thẩm mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều do vậy bác sĩ sẽ cần điều chỉnh đưa răng về đúng vị trí, đúng trục vốn có của chúng, cải thiện thẩm mỹ, khớp cắn tốt hơn.

Răng cửa bị quặp, đây là tình trạng sai lệch mà ít được mọi người để ý nhất. Tuy nhiên, tình trạng răng mọc quặp thường khiến bạn bị sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng ăn nhai. Bác sĩ sẽ cần dựng và đưa răng thẳng về đúng trục với độ cắn phủ, cắn chìa bình thường.

Dựng trục răng là kỹ thuật được bác sĩ sử dụng đồng thời trong quá trình điều chỉnh răng nên sẽ không cần thêm thời gian chỉnh nha. Bác sĩ có thể tiến hành dựng trục các răng cửa và cả răng hàm cùng nhau nếu trường hợp của bạn cần dựng trục. Hay tùy tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ tiến hành dựng trục các răng cửa trước rồi đến răng hàm hoặc ngược lại.

Dựng trục trồng răng implant
Dựng trục trồng răng implant

Dựng trục răng không chỉ được thực hiện trong chỉnh nha mà còn được các bác sĩ ứng dụng, hỗ trợ quá trình trồng răng implant/cấy ghép implant. Với các trường hợp răng hàm bị nghiêng trong, đổ ngoài, ngả vào vị trí khoảng trống mất răng thì bác sĩ sẽ cần can thiệp chỉnh nha hay sử dụng dựng trục răng lấy khoảng để tiến hành cấy trụ implant.

Để phục hình lại răng mất, bác sĩ cần phải dựng thẳng những răng bị nghiêng này, kéo về đúng vị trí, đảm bảo đủ khoảng trống cho một chiếc răng mới tại vị trí răng mất. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ để dựng một vài răng quanh vị trí răng đổ đó hoặc tiến hành dựng trục cả hàm nếu nhiều răng bị nghiêng, đổ. Dựng trục răng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trồng răng, khớp cắn của bạn sẽ tốt hơn sau quá trình phục hình răng implant.

Không phải trường hợp nào cũng sẽ cần dựng trục răng trước khi cấy ghép implant. Vì bác sĩ sẽ xác định bạn có cần dựng trục để trồng răng implant hay không qua phim Xquang. Nếu bạn mất răng lâu, quá trình ăn nhai khiến các răng hàm bị nghiêng đổ nhiều vào vị trí răng mất thì rất có thể bạn sẽ cần dựng trục răng trước khi trồng implant. Hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra chính xác tình trạng của bạn trước nhé!

Các khí cụ sử dụng để dựng trục răng

Các khí cụ sử dụng để dựng trục răng
Các khí cụ sử dụng để dựng trục răng

Khí cụ niềng răng là những dụng cụ nha khoa được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ trong suốt quá trình nắn chỉnh răng thẩm mỹ. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Một số khí cụ thường được sử dụng hỗ trợ cho quá trình dựng trục răng trong chỉnh nha:

Dây cung

Dây cung được làm bằng chất liệu thép không gỉ như: niken, titanium…, thích hợp và an toàn với môi trường trong miệng. Dây cung có hình dạng tròn vuông, nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn niềng răng. Và tùy vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ sử dụng điều chỉnh dây cung để dựng trục răng.

Minivis

Minivis được làm bằng vật liệu Titanium và cấu tạo theo hình xoắn ốc. Bác sĩ sẽ đặt minivis vào xương hàm, để tạo điểm neo chặn cố định, giúp hỗ trợ quá trình dựng trục diễn ra ổn định, nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Lò xo

Loại lò xo niềng răng sẽ gồm 3 loại lò xo khác nhau: Lò xo đẩy, lò xo kéo và lò xo duy trì. Vào từng giai đoạn, các bác sĩ sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Lò xo sẽ được sử dụng kết hợp với các khí cụ khác để dựng trục răng hiệu quả nhất.

Thun chuỗi

Thun chuỗi là một dải cao su nhiều vòng hình chữ O kết nối với nhau tạo thành một dải chạy từ răng này sang răng khác. Thun chuỗi niềng răng còn được sử dụng kết hợp cùng các khí cụ khác để đồng thời điều chỉnh các vấn đề khác trong quá trình chỉnh nha, dựng trục răng là một trong các kỹ thuật có sử dụng thun chuỗi.

Bác sĩ sẽ cân đối việc sử dụng các khí cụ trong quá trình dựng trục răng với từng trường hợp cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất, đưa răng về đúng trục, khớp cắn tốt nhất.

Trên đây là chia sẻ về kỹ thuật dựng trục răng cũng như các trường hợp, khí cụ cần sử dụng khi dựng trục răng. Nha khoa VIET SMILE hy vọng đã giúp bạn có thêm được thông tin hữu ích và nếu còn bất kỳ câu hỏi gì bạn có thể liên hệ HOTLINE 1900 3331 hoặc bình luận trực tiếp ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú