Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về niềng răng – phương pháp giúp khắc phục răng hô, móm, sai lệch khớp cắn,.. hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của các khí nha khoa với phương án phù hợp để răng của bạn được điều chỉnh về đúng vị trí. Vậy để có đáp án cho câu hỏi “Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào?” cùng theo dõi bài viết của VIET SMILE ngay dưới đây nhé!

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Các giai đoạn trong niềng răng

Đầu tiên, để biết rõ đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng thì bạn cần hiểu tổng quan về các giai đoạn niềng răng bạn có thể trải qua. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt chính xác hơn về phác đồ, quá trình niềng răng của bạn diễn ra như thế nào mà còn giúp bạn an tâm hơn, thoải mái hơn. Ngoài ra, việc hiểu rõ các giai đoạn cũng giúp bạn có thể dễ dàng lên các kế hoạch khác trong cuộc sống của bạn.

Các giai đoạn trong niềng răng
Các giai đoạn trong niềng răng

1. Giai đoạn đầu mới đeo mắc cài/đeo khay niềng răng

Đây là giai đoạn đầu bắt buộc cần có để bác sĩ thăm khám tổng quát, lấy các dữ liệu cần thiết để có thể xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp, tốt nhất dành cho bạn. Cùng với đó là bạn sẽ được tư vấn các phương án niềng răng phù hợp với mong muốn, tài chính của bạn. Giai đoạn này được thực hiện dù bạn niềng răng bằng mắc cài hay niềng răng khay trong suốt.

Tiếp đó, khi bạn quyết định lựa chọn niềng răng theo phương án bác sĩ đưa ra thì bác sĩ sẽ gắn mắc cài hay gắn attachment, đeo khay và thêm các khí cụ cần thiết tùy theo tình trạng cụ thể của bạn. Đây là khoảng thời gian bạn sẽ cần làm quen, thích nghi với việc có sự xuất hiện của các khí cụ nha khoa. Giai đoạn này vô cùng quan trọng bởi khi bạn lựa chọn một nha khoa tốt, bác sĩ giỏi, phương án điều trị hợp lý, đa dạng sự lựa chọn thì bạn đã thành công một phần khi niềng răng.

2. Giai đoạn dàn đều răng

Sau khi bạn đã làm quen với mắc cài, các khí cụ niềng răng thì bác sĩ sẽ tiến hành giai đoạn tiếp theo – giai đoạn dàn đều răng, giai đoạn này răng bắt đầu có sự dịch chuyển. Giai đoạn này bác sĩ thường sử dụng các dây cung lớn hơn so với giai đoạn đầu tiên để có thể dần xoay trục thân răng, làm đều răng hơn. Với giai đoạn dàn đều thì tùy tình trạng cụ thể bác sĩ có thể tiến hành nhổ răng, cắt kẽ theo tỷ lệ đã tính toán trước để tạo điều kiện tốt nhất cho răng dịch chuyển, dàn đều.

Giai đoạn này có thể sẽ có bạn ít thấy sự thay đổi rõ rệt nhưng đôi khi bạn sẽ cảm thấy môi mình nhô phía trước hơn. Bởi khi gắn mắc cài sẽ có phần mắc cài khiến môi nhô lên và khi răng dịch chuyển một số răng sẽ được điều chỉnh nên tình trạng cảm thấy môi nhô hơn là hoàn toàn bình thường.

Niềng răng cải thiện chen chúc
Niềng răng cải thiện chen chúc

3. Giai đoạn đóng khoảng

Rất nhiều trường hợp niềng răng cần nhổ răng để tạo khoảng dàn đều răng, cải thiện khớp cắn, thẩm mỹ. Giai đoạn đóng khoảng là giai đoạn rất quan trọng, quyết định phần lớn đến khớp cắn, thẩm mỹ của hàm răng sau chỉnh nha. Không chỉ vậy, đây là giai đoạn đóng kín khoảng, kéo các răng trên cung hàm để răng sát khít lại với nhau.

Bởi vì đây là một giai đoạn quan trọng nên cũng yêu cầu tay nghề bác sĩ tốt, dày dặn kinh nghiệm kết hợp với hiểu rõ các kỹ thuật kéo răng, ứng dụng phù hợp với các tình trạng cụ thể. Một số phương pháp đóng khoảng trong chỉnh nha có thể được sử dụng: sử dụng mini vis, sử dụng chun đóng khoảng, sử dụng móc kéo, dây cung đa loop,…để kéo răng, đóng khoảng hiệu quả nhất.

Còn riêng với các trường hợp không cần nhổ răng, không cần đóng khoảng trống giữa các răng thì sau giai đoạn làm đều, làm phẳng bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo răng về đúng vị trí sau đó sang giai đoạn chỉnh khớp cắn.

4. Giai đoạn điều chỉnh khớp cắn

Sau giai đoạn đóng khoảng thì bác sĩ sẽ tiến hành giai đoạn điều chỉnh khớp cắn, cải thiện sự lệch lạc ở một số răng trên cả hai hàm sao cho lồng múi tốt nhất, đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai. Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ điều chỉnh đồng thời cả hai hàm cùng lúc để tạo khớp cắn tốt, đảm bảo lực nhai, cân đối với nụ cười, thẩm mỹ ngoài mặt. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khuyết điểm, sở hữu hàm răng đều đẹp, đúng khớp cắn và một khuôn mặt hài hoà, cân đối hơn.

5. Giai đoạn ổn định, cố định và tháo niềng

Giai đoạn cuối cùng sau khi khớp cắn đã được điều chỉnh lồng múi hai hàm tốt, răng đều đẹp thì bạn vẫn sẽ cần đeo mắc cài, hay khay trong suốt để răng ổn định, cố định tại vị trí mới, đúng trên cung hàm. Sau khi trải qua các quá trình trên, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng một lần nữa tình trạng răng của bạn, khớp cắn đã ổn hết chưa. Khi mọi thứ đều đã đúng theo kế hoạch điều trị ban đầu, mọi thứ đều đã ổn thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng cho bạn.

Khi này, quá trình chỉnh nha của bạn gần như đã hoàn tất vì sau tháo niềng răng bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất 6 tháng đến 1 năm để răng ổn định, tránh bị chạy lại vị trí cũ. Nhưng bạn không cần lo lắng vì hàm duy trì bạn có thể bỏ ra khi ăn và gần như không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, quá trình sinh hoạt của bạn. Vậy đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?
Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

Nhìn chung, quá trình niềng răng thông thường sẽ trải qua 5 giai đoạn như trên. Vậy cụ thể thì giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là giai đoạn nào và thường xảy ra khi nào?

Câu trả lời cho câu hỏi “Đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?” chính là: Trong khoảng 3 tháng đầu tiên khi niềng răng có thể là giai đoạn xấu nhất. Thường sẽ là giai đoạn tiền chỉnh nha có thể đến giai đoạn kéo đóng khoảng răng. Bởi đây là khoảng thời gian bạn mới gắn mắc cài răng chưa có nhiều thay đổi, mắc cài khiến bạn cảm thấy răng nhô ra phía trước hơn.

Không chỉ vậy, vào những ngày đầu niềng răng bạn chưa quen, chưa thích ứng được với các khí cụ trong miệng sẽ cảm thấy cộm, vướng víu, khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Và nếu bạn không ăn uống đủ chất thì có thể bị sụt cân, hóp má, hóp thái dương khi này khuôn mặt của bạn sẽ không được tươi như bình thường, ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt.

Riêng đối với một số trường hợp răng hô, móm, chen chúc, lệch lạc nặng thì có thể sẽ cần nhổ răng ở giai đoạn đầu để tạo khoảng trống để răng di chuyển về đúng vị trí. Tại vị trí nhổ răng sẽ có khe thưa khá lớn giữa hai răng nên có thể bạn sẽ cảm thấy ngại giao tiếp, ngại cười vì sợ lộ khoảng nhổ răng.

Tuy nhiên, bạn có thể an tâm vì đây chỉ là các biểu hiện tạm thời, sau đó bạn ăn uống bình thường, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cũng với tâm lý thoải mái thì sẽ cải thiện các tình trạng trên, sở hữu nụ cười tự tin bạn nhé. Vậy cần chuẩn bị tâm lý trước khi niềng răng như thế nào?

Chuẩn bị tâm lý trước khi niềng răng

Chuẩn bị tâm lý trước khi niềng răng
Chuẩn bị tâm lý trước khi niềng răng

Khi bạn đã tìm hiểu rõ về niềng răng cũng như chuẩn bị sẵn sàng trước khi niềng răng sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi bắt đầu và cả trong quá trình niềng răng. Dưới đây là một vài cách có thể giúp bạn có một tâm lý thoải mái hơn khi niềng răng cũng như có thể vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng dễ dàng hơn:

  • Hãy tìm một địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, hợp đồng rõ ràng và gần nơi bạn ở nhất có thể. Để bạn có thể an tâm niềng răng, thuận tiện hơn cho quá trình di chuyển, chỉnh nha định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ là người bạn đồng hành, động viên bạn trên cả hành trình niềng răng nên cũng cần lựa chọn bác sĩ phù hợp với bạn nhé.
  • Khi bạn đã tìm hiểu kỹ về niềng răng, tìm được địa chỉ uy tín với phác đồ điều trị, phương án phù hợp với bạn thì sẽ tự tin hơn khi bắt đầu hành trình niềng răng của mình và mọi thứ bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
  • Vào thời gian đầu khi niềng răng có thể bạn sẽ gặp tình trạng ê, nhức răng thì bạn nên ăn uống đồ ăn mềm, dễ nhai tránh đồ cứng, dai để vừa giảm sự ê, nhức mà vẫn đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe.
  • Xây dựng sẵn một chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng trước khi niềng hoặc bạn có thể hỏi thêm bác sĩ khi niềng răng để làm giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng, sụt cân, hóp má.
  • Chuẩn bị sẵn các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dùng khi niềng răng (chỉ nha khoa, bàn chải mềm, máy tăm nước, bàn chải kẽ,…) để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn luôn tốt, ngăn chặn các bệnh lý răng miệng.

Tâm lý thoải mái hay không là chính bạn tạo nên và có thể điều chỉnh được nên bạn hãy tự tin hơn, đừng chần chừ nữa để niềng răng và sở hữu một nụ cười đẹp như ý sớm nhất. Bạn hãy coi giai đoạn xấu nhất khi niềng răng chỉ là một thử thách nhỏ bạn cần vượt qua để có được một kết quả tốt, một nụ cười như ý bạn nhé!

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến răng miệng thì hãy bình luận bên dưới hoặc liên hệ ngay HOTLINE 1900 3331 để VIET SMILE tư vấn, hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí và nhanh nhất nhé!

Mang bầu có niềng răng được không?

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú