Mất răng có niềng được không? 3 trường hợp phổ biến

Khi bị mất răng chúng ta thường cảm thấy tự ti, nhất là với trường hợp mất răng ở vị trí răng cửa, dễ nhìn thấy. Bên cạnh đó, còn rất nhiều băn khoăn xung quanh vấn đề mất răng có bị hóp má không. Khắc phục mất răng bằng cách nào, mất răng có niềng được không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Smile để có câu trả lời.

Mất răng có niềng được không
Mất răng có niềng được không?

Nguyên nhân gây mất răng

Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng (tính cả 4 chiếc răng khôn) chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ (tiền hàm) và nhóm răng hàm lớn.

Cấu tạo hàm răng
1 hàm răng đầy đủ sẽ có 32 chiếc

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng răng, mất răng hiện nay, ví dụ như do bệnh lý răng miệng, chấn thương….. Cùng xem cụ thể nguyên nhân có thể khiến răng bị gãy, rụng ngay:

Sâu răng gây mất răng

Nguyên nhân chủ yếu khiến răng sâu là do thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt cũng như chăm sóc răng chưa tốt. Do vậy, tỷ lệ sâu răng ở Việt Nam khá cao, không phân biệt độ tuổi nào, kể cả trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi.

Sâu răng
Mất răng do sâu răng

Tác động ngoại lực

Gãy răng, mất răng do tai nạn như ngã xe, chơi thể thao, lao động cũng là 1 nguyên nhân khá phổ biến.

Do răng số 8 mọc lệch

Răng số 8 mọc lệch chèn vào chân răng số 7 bên cạnh có thể làm chân răng suy yếu, gây đau nhức, sâu hỏng răng bên cạnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bạn sẽ buộc phải loại bỏ chiếc răng hàm số 7 này.

Lão hóa ở người già

Quá trình lão hóa răng là hiện tượng bình thường khi bạn bắt đầu bước vào tuổi trung niên hoặc cao niên. Tuổi tác càng lớn, hệ miễn dịch càng suy giảm, lớp men răng cũng bị mòn dần theo thời gian cũng như quá trình ăn nhai. Khi đó răng sẽ trở nên yếu đi, dễ tổn thương, lung lay, thậm chí gãy rụng.

Bệnh lý răng không điều trị kịp thời, dứt điểm

Hậu quả của các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi …khiến các tổ chức quanh răng suy yếu, không giữ vững răng trên cung hàm được. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sự tiêu xương ổ răng, khiến răng lung lay răng và cuối cùng là mất răng.

Mất răng do bệnh viêm lợi
Viêm lợi – viêm nha chu gây mất răng

Khi bị mất răng, dù là mất răng cửa, răng nanh hay mất răng hàm trên đều gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, do vậy ban cần có những biện pháp can thiệp sớm. Mất một răng nếu không được trồng lại sẽ gây nguy cơ mất răng hàng loạt.

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Bình thường răng khỏe mạnh, xương chắc thì mô nướu sẽ bám vào phần cổ răng, che phủ đi phần tiếp giáp giữa chân răng và thân răng. Khi mất răng hoặc răng hỏng phải nhổ bỏ thì xương hàm sẽ bị tiêu biến dần – bị suy giảm về cả  số lượng, bề rộng, thể tích và chiều cao, khiến chúng khó có thể nâng đỡ được nướu khiến tụt nướu.

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Thông thường, sau khi mất răng, trong 3 tháng đầu tiên xương hàm bắt đầu tiêu khoảng 10%. Tốc độ tiêu xương ở mỗi người sẽ khác nhau, dựa trên sức khỏe răng miệng của từng người.

Tiêu xương ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ rệt nên nhưng đến giai đoạn nướu bị teo, mất cân đối thì bạn có thể thấy rõ. Trong 6 tháng -1 năm sau khi mất răng 25% – 30% xương hàm sẽ bị tiêu biến, răng bắt đầu có biểu hiện xô lệch, nghiêng ngả về vùng răng mất rõ hơn.Mất răng khoảng 3 năm quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh chóng, mức độ gia tăng lên khoảng 50% – 60% và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, mất răng – tiêu xương hàm gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Bạn nên duy trì việc thăm khám răng định kỳ để chăm sóc răng, tránh sâu hỏng răng, bị mất răng.

Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm khi mất răng

Mất răng hàm có bị hóp má không?

Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc hàm mặt cho nên khi bị mất răng, xương ổ răng bắt đầu tiêu biến theo cơ chế tự nhiên. Xương hàm bị tiêu dẫn đến tình trạng trạng da chảy xệ, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn, má bị hóp. Như vậy, mất răng hàm có bị hóp má không, câu trả lời là có.

Mất răng hóp má
Mất răng hàm khiến má hóp

Mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ hàm răng, tổng thể khuôn mặt và giao tiếp. Răng bị mất khiến bạn không tự tin giao tiếp, nhất là những vị trí răng thường lộ ra khi nói chuyện hay cười. Đặc biệt, mất răng làm giảm hiệu suất nhai, ảnh hưởng tới việc ăn uống.

Răng bị mất làm cho hàm bị mất cân bằng, lực nâng đỡ cũng không còn, những răng còn lại sẽ xê dịch, nghiêng ngả về khoảng trống mất răng, lâu dần, sẽ tạo khoảng trống cho các răng khác tiếp tục xô lệch. Không những gây ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng mà còn gây ảnh hưởng tới các răng còn lại, gây xáo trộn khớp cắn.

Răng cũng tham gia vào việc giúp bạn phát âm chính xác hơn, khi mất răng làm cho răng có khoảng trống dẫn tới phát âm không chuẩn. Đặc biệt khi bạn mất răng cửa, tương quan giữa răng – môi – lưỡi không đảm bảo khiến bạn dễ nói ngọng.

Ngoài những tác hại kể trên, việc mất răng khiến xương hàm bị tiêu cũng có thể gây cản trở tới việc điều trị, phục hình về sau.

Mất răng có niềng răng được không?

Nhiều người bị mất răng luôn băn khoăn liệu mất răng có niềng được không? Câu trả lời là có. Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, việc mất răng vẫn có thể điều trị được bằng phương pháp niềng răng.Trong một số trường hợp, vị trí mất răng còn tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch dịch chuyển răng theo ý muốn của nha sĩ, giúp rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả niềng.

Trường hợp mất răng số 4, số 5

Nếu bạn có khuyết điểm , móm, khấp khểnh và bạn muốn thực hiện niềng răng giúp răng đều đặn. Với trường hợp bạn bị mất răng số 4 hoặc răng số 5, tạo khoảng trống trên cung hàm bác sĩ sẽ lên kế hoạch chi tiết, tận dụng khoảng trống này để dịch chuyển răng về vị trí chuẩn mà không cần chỉ định nhổ thêm các răng khác.

Trường hợp mất răng hàm – răng số 6, 7

Nếu bạn bị sâu hỏng răng hàm lớn là răng số 6, mất răng số 7 và bạn có thêm răng khôn có hướng mọc thuận lợi trên cung hàm, bác sĩ sẽ tận dụng chiếc răng này để niềng kéo răng số 8 về vị trí răng 7 bị mất, kéo răng 7 về vị trí răng 6. Đây là biện pháp giúp khách hàng vẫn có toàn bộ răng thật ăn nhai mà không cần tốn kém chi phí trồng rằng implant.

Mất răng
Mất răng được khắc phục nhờ phương pháp niềng

Mất răng số 6 có niềng được không?

Trường hợp bị mất răng tại vị trí răng 6 hoặc răng hàm, bạn vẫn có thể tiến hành niềng răng. Theo kế hoạch, bác sĩ sẽ gắn khí cụ cố định hàm tại vị trí răng kế cận răng bị mất để duy trì khoảng trống cho răng dịch chuyển. Đồng thời đảm bảo răng kế cận được đứng vững, giữ cho răng không xô lệch sang khoảng trống mất răng.

Niềng kéo răng
Niềng kéo răng 8 thay thế răng 6 bị mất

Với các trường hợp mất răng 6 lâu ngày các răng bên cạnh bị nghiêng ngả về khoảng mất răng bác sĩ sẽ lên kế hoạch niềng răng dựng trục chiếc răng này, giữ khoảng trống đó để tiến hành trồng răng implant thuận lợi hoặc niềng răng dựng trục, di gần răng số 8, 7 về vị trí răng 6 bị mất.

Mất răng 6
Mất răng 6 có niềng được không?

Mất răng cửa thì phải làm sao?

Với trường hợp mất răng cửa không có răng khác để niềng kéo thay thế, phương pháp tốt nhất là cấy ghép implant phục hình cho chiếc răng cửa đã mất. Trong quá trình cấy ghép có sử dụng thuốc tê nên hoàn toàn không có cảm giác gì cả. Sau phục hình, bạn sẽ có một chiếc răng mới giống hệt như răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ.

Đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng được không, khi mất răng bạn hãy nhanh chóng lựa chọn cơ sở uy tín như Nha khoa Việt Smile để được bác sĩ khám trực tiếp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra biện pháp cụ thể, tối ưu nhất.

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ được vấn đề mất răng có niềng răng được hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Niềng răng chen chúc, kéo răng 8 thay thế răng 7 mất, hỏng – KH Đỗ Thị Tuyết

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú