Nhổ răng khôn là một kỹ thuật khó trong nha khoa đòi hỏi nha sỹ cần có chuyên môn cũng như kinh nghiệm để loại bỏ biến chứng. Một quy trình nhổ răng khôn an toàn tiêu chuẩn Hoa Kỳ cần đảm bảo theo những thao tác cơ bản sau đây. Cùng trung tâm niềng răng tìm hiểu chi tiết nhé!
Nhổ răng khôn được coi là một tiểu phẫu trong nha khoa và được tiến hành trong vòng 15-30 phút tùy vào tình trạng răng khôn. Tốt nhất nên thực hiện nhổ răng khôn vào buổi sáng và bạn nên ăn sáng đầy đủ để chuẩn bị tinh thần và thể chất tốt nhất cho ca nhổ. Dưới đây là 4 bước cơ bản trong quy trình nhổ răng khôn theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ:
Nhổ răng khôn là gì?
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu để lấy bỏ một hoặc nhiều răng số 8 (gọi là răng khôn) mọc trong cùng hàm răng. Nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt nhổ răng khôn nhằm ngăn các biến chứng do nó gây ra, giúp hạn chế tổn thương các răng và mô xung quanh răng kế cận.
Răng khôn (hay còn được gọi là răng hàm thứ 3) nằm ở phía trong cùng của khoang miệng. Răng khôn thường xuất hiện khi bạn bước vào giai đoạn 17 – 25 tuổi.
Răng khôn giúp tổ tiên con người nghiền nát và nhai lá, quả hạch, rễ và thịt sống. Thế nhưng với sự tiến hóa, răng khôn không còn cần thiết nữa. Con người đã biết ăn thức ăn nấu chín và sử dụng nĩa, dao để cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hơn, thức ăn mềm và dễ nhai nghiền hơn. Theo đó, xương hàm trở nên hẹp hơn làm cho những chiếc răng khôn trở nên thiếu chỗ để có thể mọc ngay ngắn và thực hiện đúng chức năng của nó.
Có nên nhổ răng khôn không?
Nha sĩ thường khuyên bạn nên nhổ răng khôn từ sớm, trước khi răng phát triển. Việc này để tránh liệu trình đau đớn hoặc phức tạp hơn nếu để răng phát triển thêm vài năm nữa. Nhổ răng khôn dễ thực hiện trên người trẻ, vì lúc này chân răng chưa phát triển hoàn toàn và xương ít dày đặc. Đối với người lớn tuổi, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
Nhổ răng khôn sẽ không mang quá nhiều nguy hiểm nếu được thực hiện đúng quy trình. Việc loại bỏ răng khôn sớm còn giúp đảm bảo cách răng bên cạnh không bị ảnh hưởng và khó khăn khi vệ sinh. Về công dụng, răng khôn nếu mọc sai vị trí thì hầu như không có công dụng gì trong việc ăn nhai cả.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Một trong vấn đề được nhiều người băn khoăn hiện nay là nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Ngày nay, phẫu thuật nhổ bỏ răng số 8 rất phổ biến và cũng hiếm khi xảy ra biến chứng do được thực hiện bằng công nghệ máy móc hiện đại. Dù vậy, vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ khi nhổ răng khôn, như:
-
Viêm ổ răng và nhiễm trùng: Việc ổ răng bị viêm nhiễm làm cho lợi và xương hàm bị sưng đau, có dịch mủ màu trắng hoặc màu vàng chảy ra từ ổ răng, có mùi hôi, sốt cao,… Hiện tượng này xảy ra do người bệnh không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng.
-
Nhiễm trùng máu: Nếu không được chữa trị, ổ răng bị viêm nhiễm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết với các biểu hiện như: sốt cao, cả người rét run, mạch nhanh và mỏng,…
-
Tổn thương dây thần kinh: Có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu như: ngứa ngáy ở vùng răng, môi dưới, lưỡi,… Các triệu chứng này diễn ra khá ngắn, hiếm có người bị vĩnh viễn.
Chính vì vậy, để giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng sau khi nhổ bỏ răng khôn, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau khi nhổ, cần thực hiện theo chỉ định của nha sĩ về việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
Quy trình nhổ răng khôn
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Đây là bước cơ bản đầu tiên không thể bỏ qua. Nha sỹ cần thăm khám kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của bạn, nếu phát hiện bất kỳ bệnh lý nào cần được điều trị triệt để trước khi tiến hành nhổ răng. Chụp X-quang khi nhổ răng khôn là cần thiết, đặc biệt đối với những răng khôn mọc lệch mọc ngầm nhằm xác định tình trạng của răng, vị trí hình dạng ra sao, tương quan với dây thần kinh như thể nào để đảm bảo an toàn cho ca nhổ răng.
Nhiều trường hợp, bác sỹ cũng cần kiểm tra huyết áp, tim mạch của bệnh nhân bởi nhổ răng khôn cũng là một tiểu phẫu. Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý cơ thể nào, đặc biệt liên quan đến máu hay tim mạch cần thông báo cho bác sỹ biết trước và không được giấu bệnh.
Bước 2: Sát khuẩn và gây tê
Bệnh nhân sẽ vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng và nha sỹ sẽ tiến hành sát khuẩn vùng răng cần nhổ. Thuốc gây tê cũng được sử dụng để gây tê cục bộ phần răng sẽ nhổ bỏ nhằm giảm đau cho bệnh nhân.
Gây tê cục bộ để giảm thiểu cảm giác đau nhức
Bước 3: Nhổ răng
Hiện nay, với công nghệ mới của Hoa Kỳ Piezotome, quy trình nhổ răng khôn mọc lệch diễn ra đơn giản hơn, không tiến hành nhổ trực tiếp toàn bộ chân răng sau khi đã làm răng lung lay. Bác sỹ sẽ sử dụng mũi siêu âm tác dụng vào hệ thống nha chu xung quanh lợi nhằm làm đứt dây chằng bao quanh răng, sau đó sẽ dùng kìm để lấy từng phần răng ra. Nhờ vào công nghệ mới mà việc hạn chế xâm lấn nướu là tối đa và thời gian lành thương cũng nhanh hơn.
Bước 4: Cầm máu và tư vấn thêm
Sau khi nhổ răng bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu. Nha sỹ cũng sẽ tư vấn thêm cho bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng, giảm đau sau khi nhổ răng.
∗ Hậu phẫu nhổ răng khôn
Việc tuân thủ những nguyên tắc sau khi nhổ răng sẽ giúp cho vết thương nhanh lành hơn. Cắn gòn sẽ giúp cầm máu nhanh hơn.
Chườm lạnh sẽ là cách giảm đau tiêu sưng hiệu quả. Nước đá lạnh sẽ kích thích đến dây thần kinh, giúp giảm đau khá nhanh. Bạn hãy lấy túi đá chườm lên trên phần má bị đau, chườm khoảng 15-20 phút sau đó lại nghỉ một lúc rồi chườm tiếp. Túi nước ấm cũng có tác dụng khá tốt để giảm sưng trong những ngày đầu sau khi nhổ răng.
Nhổ răng khôn theo công nghệ Hoa Kỳ đảm bảo an toàn
Lưu ý không súc miệng mạnh hay dùng ngón tay, vật nhọn chọc vào chỗ răng vừa nhổ. Từ ngày thứ ba sau tiểu phẫu bạn có thể đánh răng, súc miệng bình thường với nước muối sinh lý hay nước muối loãng nhưng chú ý tránh chỗ răng mới nhổ. Không hút thuốc hay uống rượu sau hậu phẫu đến tránh làm tổn thương đến ổ chân răng.
Lựa chọn các thức ăn mềm, dễ nuốt và trong một tuần đầu sau khi nhổ răng như cháo hay súp, tránh các thực phẩm cứng hay dai.
Trên đây là quy trình nhổ răng khôn cũng như những lưu ý sau khi nhổ răng mà bạn nên tham khảo trước khi quyết định nhổ răng. Việc tìm hiểu cụ thể trước tiểu phẫu sẽ giúp bạn xác định tâm lý tốt hơn. Nếu còn vướng mắc nào liên quan đến bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Paris để các chuyên gia răng miệng giải đáp chi tiết nhất.