Bạn có chắc chắn rằng hàm răng của bạn đã được dán sứ veneer đúng kỹ thuật? Làm sao để bạn biết hàm răng của mình đã dán sứ veneer chuẩn khi toàn bộ quá trình làm bạn hoàn toàn không nhìn thấy bác sĩ thao tác kỹ thuật như nào? Nha khoa Việt Smile sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức chuyên môn để nhận biết một ca dán sứ veneer theo tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các yêu cầu về mặt hình ảnh nha khoa cần cung cấp cho bệnh nhân lưu trữ sau khi thực hiện xong veneer thẩm mỹ.
Dán sứ veneer sai kỹ thuật – Hậu quả khủng khiếp tàn phá cả hàm răng
Chị T.Thảo tìm đến gặp Bác sĩ Nguyễn Hữu Vinh trong tình trạng răng đau nhức, nhiều ngày không ăn nhai nổi dẫn đến đau dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bao tử. Chị T.Thảo gần như rơi vào bế tắc khi liên tục đến phòng nha đã làm để bảo hành. Cộng thêm áp lực gia đình vì “đang yên đang lành đi làm đẹp rồi rước họa vào thân” càng khiến chị thêm stress. Sau nhiều lần tái khám – điều trị nhưng kết quả không tiến triển, chị quyết định tìm hiểu và đến Nha khoa Việt Smile.
Chị T.Thảo cung cấp hình ảnh răng ban đầu cho bác sĩ Vinh và trao đổi về hàm răng dán sứ veneer của mình. Tuy nhiên, sau khi nhìn răng gốc, bác sĩ nhận định hàm răng của chị ngay từ đầu đã không đủ tiêu chuẩn để dán sứ. Với 2 răng nanh trên cao, bệnh nhân cần niềng răng ít nhất 1 năm trước khi dán sứ.
Sau khi kiểm tra, răng của bệnh nhân T.Thảo dán sứ veneer sai kỹ thuật khi miếng dán sứ chiếm đến 3/4 diện tích thân răng mặt trong. Trong khi đó, nguyên tắc của dán sứ veneer là chỉ được tác động lên bề mặt ngoài của răng còn mặt trong của răng giữ nguyên vẹn 100%.
Sau khi tháo miếng dán veneer sai kỹ thuật, răng bên trong của bệnh nhân bị mài phạm tủy, chết tủy rất nhiều răng. Bác sĩ phải tiến hành điều trị tủy lại toàn bộ các răng do bị viêm nặng sau đó tiến hành bọc sứ.
Không tồn tại kỹ thuật Bọc sứ 3/4
Có rất nhiều thông tin trên các trang mạng xã hội về 3 khái niệm: Bọc răng sứ – bọc sứ 3/4 – Dán sứ veneer. Là một Bác sĩ, Tôi khẳng định trong nha khoa Việt Nam và thế giới chỉ có duy nhất 2 kỹ thuật là bọc răng sứ và dán sứ veneer – Không tồn tại kỹ thuật bọc sứ 3/4. Khái niệm 3/4 là kỹ thuật dán sứ veneer bị lỗi kỹ thuật do tay nghề bác sĩ chưa biết cách mài khóa để miếng dán veneer bám chắc chắn nên phải xâm lấn nhiều vào mô răng bên trong.
Hậu quả để lại của “kỹ thuật bọc sứ 3/4” này chính là tình trạng dắt thức ăn, đọng thức ăn phía mặt trong răng do làm sai kỹ thuật. Chỉ một thời gian ngắn dẫn đến hôi miệng, răng bên trong mủn dần dẫn đến ăn nhai kém, ê buốt, viêm nha chu nặng. Bệnh nhân buộc phải tháo răng sứ đã làm, điều trị các bệnh lý và bọc sứ. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thẩm mỹ và chi phí của bệnh nhân.
Yêu cầu cung cấp toàn bộ hình ảnh trong quá trình làm răng
Tại các nước phát triển, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được lưu trữ đầy đủ hình ảnh toàn bộ quá trình làm từ ban đầu – sau khi mài – sau khi lắp răng – hình ảnh cuối cùng. Hồ sơ này cũng được gửi cho bệnh nhân để họ hiểu được toàn bộ quá trình mình làm. Vậy tại sao bệnh nhân tại Việt Nam lại không được làm hồ sơ bằng hình ảnh như vậy?
Tại Nha khoa Việt Smile, Chúng tôi cung cấp đầy đủ toàn bộ hình ảnh trong quá trình thực hiện dán sứ veneer theo đúng tiêu chuẩn của nha khoa quốc tế. Đặc biệt, với các khách hàng Việt Kiều, hồ sơ chính là căn cứ để sau khi quay trở lại nước ngoài, bác sĩ nha khoa có thể nắm được toàn bộ quá trình làm răng của bệnh nhân từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Hình ảnh dán sứ venneer bao gồm:
- Ảnh ngoài mặt ban đầu
- Ảnh trong miệng chính diện ban đầu
- Ảnh trong miệng sau khi mài
- Ảnh trong miệng sau khi dán sứ veneer
- Ảnh chụp mặt trong của răng hàm trên và dưới
- Ảnh ngoài mặt sau khi dán sứ veneer
Hãy yêu cầu bác sĩ nơi bạn dán sứ veneer cung cấp đầy đủ toàn bộ cơ sở dữ liệu ảnh trên bởi đó là quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Không phải ai cũng thực hiện được Dán sứ veneer
Khác với bọc răng sứ, dán sứ veneer yêu cầu gắt gao ở 2 yếu tố:
- Kỹ thuật tay nghề bác sĩ
- Miếng dán sứ veneer
Nếu bọc sứ không chú trọng vào yếu tố bảo tồn men răng, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể mài men răng đủ để đưa răng sứ vào thì veneer lại hoàn toàn ngược lại. Dán sứ veneer đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật tốt. Bác sĩ cần xử lý để miếng dán veneer chắc chắn, bệnh nhân ăn nhai thoải mái không lo rơi, vỡ nhưng cũng đồng thời không mài vào tủy, không mài nhỏ răng, không tác động đến mặt trong của răng. Bác sĩ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu về sứ và vật liệu dán sứ. Đặc biệt là kinh nghiệm thực tế lâm sàng.
Miếng dán sứ veneer được sản xuất từ dòng sứ thủy tinh cao cấp duy nhất của thương hiệu:
- Emax IPS của Đức
- Lisi của Nhật
- Celtra Press hãng Sirona của Đức
Ngoài 3 thương hiệu quốc tế này, hiện tại Việt Nam không có đơn vị nào khác sản xuất được miếng dán sứ veneer hội tụ đủ các yếu tố:
- Độ cứng lớn hơn răng tự nhiên
- Độ che phủ màu tốt
- Độ trong
Miếng dán sứ Lisi của Nhật có màu trắng hơn so với dán sứ Emax của Đức. Trong khi đó, dòng sứ Celtra Press của hãng Sirona Đức lại nổi tiếng về độ trong.
Chi phí dán sứ veneer
Trong khi bọc răng sứ có tới 8 thương hiệu răng sứ để khách hàng lựa chọn thì dán sứ veneer chỉ có duy nhất 3 dòng cao cấp trên. So với bọc sứ, dán sứ veneer có chi phí cao hơn hẳn bởi những yêu cầu khắt khe từ chuyên môn bác sĩ và vật liệu sản xuất.
Bạn xem bảng giá dán sứ veneer chi tiết tại đây
Dán sứ veneer sai kỹ thuật có thể khiến bạn mất đi cả hàm răng chắc khỏe. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng dán hỏng sẽ tháo răng ra dán lại mà không biết rằng răng đã mài thì không thì lấy lại. Gần như 100% các trường hợp dán sứ veneer lỗi đều dẫn đến viêm lợi, hôi miệng và phải tháo ra phẫu thuật lật vạt để điều trị sau đó bọc răng sứ. Do đó, hãy là những người làm đẹp thông minh, đưa ra lựa chọn sáng suốt vì sức khỏe và vẻ đẹp của chính mình.
Nụ cười sau dán sứ Lisi Press