Hàm facemask chỉnh nha là khí cụ được nha sĩ và phụ huynh tin chọn để hỗ trợ quá trình niềng răng. Vậy bạn đã biết khi nào trẻ cần dùng hàm facemask, cần lưu ý gì khi đeo hàm facemask? Bác sĩ chuyên sâu niềng răng Việt Smile sẽ giải đáp cho bạn về hàm facemask qua bài viết dưới đây.
Facemask chỉnh nha là gì?
Hàm Facemask là khí cụ chỉnh hình chức năng được dùng trong nha khoa để trợ giúp trong quá trình nắn chỉnh răng đạt kết quả tốt hơn.Hàm facemask giúp kiểm soát, điều chỉnh sự phát triển của xương hàm trên giúp xương hàm được điều chỉnh, răng sắp xếp đúng vị trí.
Hàm facemask là khí cụ tận dụng điểm tựa là trán và cằm, cùng với lực mạnh tác động thông qua các chun kéo vào hàm trên sẽ giúp kích thích xương hàm trên phát triển ra trước. Vì nó tựa vào cằm nên cũng góp phần xoay xương hàm dưới xuống dưới ra sau, giúp xương hàm dưới bớt nhô ra trước. Từ đó, hàm facemask hạn chế nguy cơ hàm trên và hàm dưới mất cân xứng do sai lệch khớp cắn.
Cấu tạo của khí cụ chỉnh nha facemask hay hàm facemask bao gồm:
- Phần đỡ trán: Đặt phía trên lông mày 1-2 cm hoặc cách đều giữa lông mày và chân tóc.
- Phần đỡ cằm: Đặt dưới rãnh cằm 7mm
- Thanh đỡ chính: Làm từ thép không gỉ và đặt chính giữa mặt trẻ
- Thanh ngang: Đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2-3cm
- Chun tải lực: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1-1,5cm so với mặt phẳng cắn, lực trung bình từ 350-4500g đồng đều cho cả 2 bên kéo chun
- Khí cụ nong khẩu cái Hydrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, có móc tương ứng răng nanh để kéo chun.
Khi nào cần dùng hàm facemask chỉnh nha?
Trẻ gặp phải tình trạng răng móm – khớp cắn ngược thì nhóm răng hàm trên sẽ nằm bên trong hàm dưới, khi cười không lộ răng cửa. Nếu răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ phủ ngoài hàm dưới. Với răng móm thì ngược lại, hàm trên bị hàm dưới che phủ, lúc này khớp cắn bị sai lệch. Khi các răng trên cung hàm không được tiếp xúc với nhau đúng cách sẽ làm gia tăng tỷ lệ tổn thương men răng, răng dễ bị sâu hơn.
Răng móm ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến khuôn mặt bị gấp khúc, mặt lưỡi cày. Không những vậy mà hàm răng móm còn khiến bạn gặp khó khăn trong việc cắn xé thức ăn, răng bị mòn, mỏi hàm, gây rối loạn khớp thái dương hàm.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Hường – Trưởng khoa Chỉnh nha của Hệ thống Nha khoa Việt Smile cho biết: “Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, răng sai khớp cắn loại 3, là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng cần niềng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt”.
Khí cụ/ hàm facemask chỉnh nha chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Với trẻ gặp tình trạng móm ( khớp cắn ngược) – hàm facemask chỉnh nha được xem là khí cụ hỗ trợ đắc lực khi chỉnh răng móm, giúp kích thích tăng trưởng xương hàm trên trong trường hợp kém phát triển xương hàm trên
Như vậy, hàm facemask đảm nhiệm vai trò kéo hàm trên ra trước để cho hàm trên nằm ngoài, giảm mức độ móm do xương của bé.
Mặc dù mang khí cụ chỉnh nha facemask cảm giác không dễ chịu, nhưng nếu lựa chọn giữa việc phẫu thuật sau này và điều trị sớm trong giai đoạn vàng cho trẻ thì Bác sĩ vẫn luôn khuyên nên điều trị niềng răng móm càng sớm càng tốt.
Nếu xương hàm trên được điều chỉnh trong giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tuổi (trước giai đoạn dậy thì) thì hàm móm – khớp cắn ngược sẽ được khắc phục tối ưu hơn, tránh nguy cơ trẻ phẫu thuật khi trẻ trưởng thành.
Điều trị chỉnh nha sớm cho trẻ với các trường hợp cắn ngược giúp cải thiện nét mặt nghiêng cho trẻ, giảm mức độ trầm trọng khi điều trị toàn diện sau này, tăng kết quả điều trị và thẩm mỹ cao hơn. Ngoài ra, điều trị chỉnh nha với các trường hợp sai khớp cắn hạng III sớm sẽ ngăn ngừa được các chấn thương lớn, khắc phục được nhiều nhược điểm tốt hơn so với tuổi trưởng thành.
Ngoài trường hợp răng móm – khớp cắn ngược, đeo hàm facemask chỉnh nha có thể được chỉ định cho các trẻ kém phát triển xương hàm trên có khe hở môi – vòm miệng.
Tốt nhất bạn nên đưa con em mình tới gặp bác sĩ chuyên sâu niềng răng để được thăm khám cụ thể, dưới hình ảnh tổng quát của phim chụp X-quang cùng các dữ liệu trong miệng, thẩm mỹ ngoài mặt bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết, đưa ra chỉ định đeo khí cụ/ hàm facemask (nếu cần) nhằm hỗ trợ niềng răng.
Vai trò của khí cụ/ hàm facemask chỉnh nha cho trẻ
Lưu ý khi dùng khí cụ chỉnh nha facemask
Việt Smile gửi bạn một số lưu ý khi sử dụng khí cụ chỉnh nha facemask cho trẻ em như sau:
- Thời gian đầu sử dụng khí cụ, trẻ có thể sẽ khó ăn nhai, phụ huynh nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế đồ cứng
- Khi mới đeo có thể nhiều trẻ sẽ hơi khó chịu hoặc mỏi hàm, trẻ nên nhai nhẹ nhàng, dần dần để thích nghi tốt hơn.
- Phụ huynh hãy nhắc nhở, giám sát việc đeo khí cụ/ hàm facemask chỉnh nha, đảm bảo 10-12 tiếng 1 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ 4 tuần – 6 tuần/lần (theo thời gian được chỉ định) để bác sĩ kiểm tra răng miệng, theo dõi khí cụ chỉnh nha facemask và đánh giá sự thay đổi, kiểm soát mô mềm.
- Nếu trẻ bị đau hoặc có các biểu hiện bất thường khác bố mẹ nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương án xử lí kịp thời.
Hiện nay, Hệ thống nha khoa Việt Smile là một trong những đơn vị uy tín chuyên sâu về niềng răng được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ ưu điểm về đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, hợp đồng niềng răng bằng văn bản, chính sách trả góp linh hoạt. Đến với Việt Smile, chắc chắn bạn sẽ có được nụ cười như ý. Nếu có nhu cầu niềng răng, đây là địa chỉ bạn có thể tham kháo.
Trên đây là những thông tin về hàm facemask chỉnh nha, mong rằng bạn đọc đã biết được tác dụng của khí cụ này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 3331 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.