Răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng là trường hợp khá phổ biến hiện nay. Điều này khiến nhiều người cảm thấy tự ti về nụ cười của mình và mong muốn tìm ra cách để điều trị vấn đề này. Hiểu được điều đó nha khoa VIET SMILE gửi đến bạn đọc một số chia sẻ trong bài viết sau để giúp bạn sớm tìm ra cách để có một nụ cười hoàn hảo.
Răng cửa mọc nhọn do đâu?
Thông thường mỗi người sẽ có tổng 32 chiếc răng gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Tuy nhiên có một số trường hợp trên cung hàm có những chiếc răng mọc thừa và vị trí mọc chủ yếu là ở giữa 2 răng cửa hàm trên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng là do:
Mầm răng nhân đôi dẫn tới tình trạng thừa 1 mầm răng. Khi mọc 2 chiếc tăng đều mọc lên cùng lúc khiến cho cung hàm của bạn bị thừa 1 chiếc.
Do di truyền, đây là nguyên nhân phổ biến nếu người thân trong gia đình có người từng gặp trường hợp tương tự.
Một số trường hợp răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng liên quan tới bệnh lý hoặc các hội chứng hiếm gặp.
Bệnh sứt môi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mọc răng thừa chèn vào 2 răng cửa.
Răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng ảnh hưởng thế nào?
Khi giữa 2 răng cửa có một chiếc răng thừa mọc chen giữa sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến thẩm mỹ và vấn đề sức khỏe khác như:
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng cửa là những chiếc răng quyết định phần lớn đến thẩm mỹ gương mặt. Do vậy khi răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng sẽ khiến cho gương mặt bị mất cân đối. Điều này làm cản trở sự tin tin, ảnh hưởng đến giao tiếp và công việc hằng ngày.
Giảm chức năng ăn nhai
Khi răng mọc nhọn sẽ khiến việc cắt nhỏ thức ăn trở nên khó khăn hơn. Lúc này răng hàm sẽ phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Răng mọc nhọn thường có hình dáng nhỏ nên sẽ để lại một số khoảng trống trên cung hàm. Điều này dẫn tới khi ăn, thức ăn dễ bị mắc vào và nếu không được thực hiện vệ sinh cẩn thận, đây sẽ là vị trí vi khuẩn dễ phát triển, gây bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, …
Cách khắc phục răng cửa mọc nhọn
Để cải thiện thẩm mỹ nụ cười và nâng cao sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát bạn hãy tham khảo một số cách khắc phục răng cửa mọc nhọn dưới đây.
Trám răng
Trám răng cửa mọc nhọn là cách để cải thiện thẩm mỹ hàm răng hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, tuổi thọ của miếng trám không cao nên sau một thời gian có thể bạn phải thực hiện lại.
Nhổ răng kết hợp niềng răng
Trước tiên bác sĩ sẽ nhổ đi chiếc răng thừa mọc nhọn đi. Do là răng thừa nên việc nhổ răng đi nên không ảnh hưởng gì đến cấu trúc hàm răng.
Sau nhổ bác sĩ sẽ kết hợp với niềng răng để kéo các răng kế cận về đóng kín khoảng trống răng sau nhổ. Thời gian niềng răng thì khá dài thường từ 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, sau niềng răng ngoài khắc phục được vấn đề răng cửa mọc nhọn, vừa giúp bạn có một hàm răng đều đẹp, khớp cắn tốt mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của răng thật.
Nhổ răng kết hợp làm răng sứ
Với những chiếc răng thừa nhỏ, sau khi nhổ để lại khoảng trống không quá lớn bạn có thể thực hiện phương pháp làm răng sứ để cải thiện hình dáng của các răng kế cận giúp đóng kín khoảng trống răng sau nhổ.
Phương pháp này thời gian thực hiện nhanh chóng và có thể cải thiện được màu sắc răng giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Với một số trường hợp răng cửa mọc nhọn mà là răng cửa chính, không phải răng thừa bạn cũng có thể mọc răng sứ chiếc răng đó để cải thiện hình dáng răng giúp hàm răng của bạn thẩm mỹ hơn.
Lưu ý khi răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng
Khi phát hiện có răng cửa mọc nhin, thừa giữa 2 răng bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Không tự ý nhổ răng tại nhà mà hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe toàn hàm răng.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận tránh thức ăn mắc kẹt lại tại các răng đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng và ảnh hưởng đến răng kế cận.
Đến nha khoa thăm khám răng miệng định kỳ để được bác sĩ chăm sóc răng miệng. Nếu có đủ điều kiện để điều trị vấn đề răng cửa mọc nhọn thì bạn nên thực hiện để có một nụ cười tự tin hơn và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân.
Trên đây là một số những thông tin chia sẻ chi tiết về răng cửa mọc nhọn giữa 2 răng và cách điều trị những vấn đề răng đó. Hy vọng với những thông tin chia sẻ đó sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều điều hữu ích. Nếu cần tư vấn bạn hãy liên hệ 1900 3331 để được giải đáp nhanh nhất.