Làm sao để tránh bị tụt lợi khi niềng răng?

Tụt lợi khi niềng răng là tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình niềng răng. Mặc dù vấn đề này không quá nghiêm trọng nhưng nên được điều trị sớm để tránh bị ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Làm sao để tránh bị tụt lợi khi niềng răng?
Làm sao để tránh bị tụt lợi khi niềng răng?

Niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi khi niềng răng là tình trạng trong quá trình niềng răng, nướu bị co ngắn, thu gọn lên, làm chân răng lộ ra nhiều hơn. Tụt lợi tạo cảm giác răng dài, lộ nhiều chân răng, làm bạn cảm thấy không yên tâm với sức khỏe răng lợi hiện tại. Thẩm mỹ của hàm răng cũng giảm đi, đôi khi không dám cười vì bị tụt lợi nhiều, trở nên tự ti hơn.

Tụt lợi lâu ngày làm hở ra kẽ răng, thức ăn dễ mắc lại, khó vệ sinh răng miệng và dễ gây ra viêm lợi, sâu răng, hỏng răng. Ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như lung lay răng, mất răng nếu tình trạng tụt lợi trở nặng. Do đó, nên chú ý đến sức khỏe răng miệng và điều trị tình trạng tụt lợi càng sớm càng tốt để tránh được các mối lo ngại tiềm ẩn sau này.

Niềng răng bị tụt lợi
Niềng răng bị tụt lợi

Dấu hiệu cho thấy bị tụt lợi khi niềng răng

Một số dấu hiệu cho thấy bị tụt lợi khi niềng răng đó là:

  • Răng bị tụt lợi làm chân răng lộ ra nhiều, cảm giác chiếc răng đó có hình thể dài hơn răng ban đầu.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng, sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa, …
  • Phần nướu bị đổi màu, chuyển sang màu đỏ thẫm và sưng nhẹ, có cảm giác đau nhức.
  • Khi sờ vào cảm giác răng bị lung lay, có thể cảm nhận rõ chuyển động nhẹ của răng khi tay ấn nhẹ vào, có thể bị mất răng nếu không chữa trị sớm.
  • Xuất hiện mùi hôi trong miệng mặc dù đã vệ sinh răng miệng, răng bị đau nhức.

Những dấu hiệu trên cho thấy bạn đang bị tụt lợi khi niềng răng. Cần được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Dấu hiệu cho thấy bị tụt lợi khi niềng răng
Dấu hiệu cho thấy bị tụt lợi khi niềng răng

Xem thêm video về tụt lợi tại đây:


Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tụt lợi

Nguyên nhân bị tụt lợi khi niềng răng

Đánh răng không đúng cách

Đánh răng chưa đúng cách, đánh quá mạnh làm nướu bị tổn thương dẫn đến tụt lợi hoặc dùng bàn chải lông cứng khiến xước lợi, răng bị tổn thương, chà sát quá mạnh vào răng lợi.

Mảng bám, cao răng nhiều

Trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn và cần được làm sạch một cách kĩ càng, cẩn thận. Nếu vệ sinh răng miệng không đủ sạch sẽ làm mảng bám, cao răng tích tụ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển gây ra viêm nướu, tụt lợi.

Bệnh lí về răng miệng

Trước khi niềng răng có phát hiện bị viêm lợi, nướu, viêm nha chu nhưng chưa được điều trị kĩ đã tiến hành niềng răng. Chưa điều trị triệt để đã bị tác động mới và liên tục sẽ làm bệnh trở nặng hơn, tăng nguy cơ bị tụt lợi.

Lực siết của dây cung và mắc cài chưa phù hợp

Lực siết của dây cung và mắc cài lên răng rất quan trọng, nếu lực phù hợp sẽ làm răng dịch chuyển tốt. Ngược lại, nếu dùng lực quá mạnh khiến răng dịch chuyển nhanh, răng lung lay không chắc chắn; đồng thời cũng tác dụng một lực lớn lên nướu có thể làm co nướu, tụt lợi khi niềng răng.

Nguyên nhân bị tụt lợi khi niềng răng
Nguyên nhân bị tụt lợi khi niềng răng

Làm sao để tránh bị tụt lợi khi niềng răng?

Tụt lợi gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng

Tụt lợi không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: răng bị nhạy cảm hơn do tụt lợi làm chân răng, ngà răng lộ ra nhiều. Khi ăn thức ăn cay nóng, chua hoặc đồ lạnh thì chân răng có thể bị ê nhức, khó chịu.

Không những thế, tụt lợi còn có thể gây ra một số bệnh về răng miệng do lúc này kẽ răng bị thưa, xuất hiện tam giác đen. Đây là những vị trí dễ tồn đọng lại thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức răng, viêm lợi, sâu răng vì bị vi khuẩn tấn công. Nếu tụt lơi kéo dài có thể làm mất răng do các mô xung quanh yếu dần, không giữ chặt được răng làm răng lung lay, nặng hơn sẽ mất răng.

Tránh bị tụt lợi khi niềng răng

Để tránh bị tụt lợi khi niềng răng thì bạn cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng cách. Chải răng nhẹ nhàng, làm sạch các kẽ răng, nên dùng tăm nước trong quá trình niềng để vệ sinh răng dễ dàng và đảm bảo hơn. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải xoay tròn để vệ sinh tốt hơn.

Có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe, đủ dinh dưỡng. Trong quá trình niềng nên ăn đồ mềm, tránh ăn đồ quá cứng vì có thể làm bung mắc cài, tổn thương lợi và tụt lợi. Không sử dụng các chất kích thích để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Thăm khám định kì và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Làm sao để tránh bị tụt lợi khi niềng răng?
Làm sao để tránh bị tụt lợi khi niềng răng?

Cách khắc phục nếu phát hiện bị tụt lợi khi niềng răng

Nếu phát hiện bị tụt lợi thì cần đến cơ sở nha khoa uy tín và điều trị càng sớm càng tốt. Trường hợp tụt lợi nhẹ thì bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng để làm sạch môi trường trong khoang miệng, tránh để vi khuẩn phát triển. Sau đó các mô nướu sẽ phục hồi và khỏe mạnh trở lại.

Với trường hợp tụt lợi nặng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng nhiều thì biện pháp vệ sinh răng miệng không có tác dụng nhiều. Lúc này sẽ phải can thiệp phẫu thuật ghép mô nướu, phục hồi lại phần lợi bị co lại, đảm bảo độ che phủ răng.

Khi tụt lợi mức độ nhẹ chúng ra đã có thể phát hiện ra rồi vì biểu hiện tương đối rõ ràng. Do đó, cần điều trị triệt để ngay từ khi phát hiện, tránh để tình trạng diễn biến nặng gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt khi bị tụt lợi nặng cần phải phẫu thuật rất phức tạp. Hãy thăm khám sức khỏe răng miệng thương xuyên để răng miệng luôn được khỏe mạnh trong quá trình niềng răng nhé.

Cách khắc phục nếu phát hiện bị tụt lợi khi niềng răng
Cách khắc phục nếu phát hiện bị tụt lợi khi niềng răng

Bài viết này nha khoa Việt Smile đã thông tin đầy đủ đến bạn về tụt lợi khi niềng răng và những thông tin xung quanh vấn đề này. Hãy tiếp tục theo dõi trang web của nha khoa để cập nhật thêm những thông tin hữu ích tiếp theo.

Tham khảo video về tụt lợi tại đây:


Răng bị tiêu xương, tụt lợi có niềng được không?

Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!

Đánh giá bài viết
kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú