Có rất nhiều khách hàng cho rằng so với phương pháp bọc răng sứ, dán sứ veneer không tốt bằng. Thậm chí, nhiều khách hàng lo lắng, dán sứ veneer dễ bong, dễ vỡ, ăn nhai không được thoải mái. Với câu hỏi Dán sứ veneer có bền không? Nha khoa Việt Smile sẽ giải thích chi tiết cho các bạn trong bài viết sau đây.
So với bọc răng sứ, dán sứ veneer có bền không?
Khách hàng đa phần phân vân giữa 2 phương án bọc răng sứ và dán sứ veneer khi muốn làm răng thẩm mỹ. Mặc dù cùng là thay đổi hình dáng, màu sắc của răng gốc nhưng 2 phương pháp này lại hoàn toàn có kỹ thuật xử lý men răng gốc của bệnh nhân khác nhau. Cũng chính từ kỹ thuật khác nhau đã dẫn đến nhiều cách hiểu lầm khác nhau từ khách hàng.
Khách hàng phân vân vấn đề dán sứ veneer có bền không chủ yếu do tâm lý suy nghĩ: Bọc sứ mài chụp xung quanh cả thân răng trong khi dán sứ veneer chỉ mài duy nhất mặt ngoài của răng. Răng bọc sứ cũng dày hơn so với miếng dán veneer nhìn có vẻ mong manh. Nhưng sự thật lại ngược lại, dán sứ veneer có độ bền cao hơn răng bọc sứ. Không phải ngẫu nhiên đây là xu hướng thẩm mỹ được nha khoa thế giới theo đuổi.
Dán sứ veneer có bền không? Câu trả lời là có. So với bọc răng sứ, dán sứ veneer còn có độ bền cao hơn bọc sứ. Tại sao lại như vậy?
-
Xét về nhà sản xuất
Các thương hiệu răng toàn sứ lớn thường cũng sẽ phát triển thêm các thương hiệu veneer như: Emax, Sirona, Lisi…. thời gian bảo hành giữa sản phẩm bọc sứ và sản phẩm dán sứ đều như nhau. Tùy từng hãng sẽ có mức 5 – 7 – 10 năm. Chắc chắn 1 điều rằng, không có hãng nào bảo hành bọc răng sứ thấp hơn dán sứ veneer
-
Xét về sinh lý
Ngoài chức năng thẩm mỹ, giao tiếp, răng của chúng ta là bộ phận đầu vào của hệ tiêu hóa. Do đó, trước khi nói đến vấn đề về thẩm mỹ thì cần phải bàn về chức năng ăn nhai. 1 hàm răng tốt là có men răng chắc khỏe, trắng đều đặn, khớp cắn chuẩn, ăn nhai 2 hàm đối khít các răng để nghiền nát thức ăn.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hàm răng của chúng ta mọc lệch lạc, xô lệch, khấp khểnh… dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng, đau khớp thái dương hàm…. Trong quá trình ăn uống, lực tác động vào thân răng (phần răng phía trên lợi chúng ta thấy) truyền thẳng xuống chân răng phía dưới (chân răng nằm trong vùng xương ổ răng ở trong xương hàm cần chụp xquang để thấy).
Khi chúng ta bọc răng sứ, nhất là các trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh… răng mài bé đi, chụp sứ lên nhưng thực tế lực ăn nhai vẫn phải là răng gốc. Hơn nữa, lực ăn nhau tác động theo trục thẳng, khi bạn cố tình ép cung răng theo “phong cách” chân răng ở vị trí cũ nhưng thân răng thay đổi làm thay đổi trục tác động của lực ăn nhai hàng ngày thì hoàn toàn đi ngược lại sinh lý của cơ thể.
Trong khi đó, dán sứ có bền hơn không nhờ vào thực hiện thẩm mỹ trên nguyên tắc khớp cắn chuẩn. Hình thể răng còn nguyên vẹn, lực ăn nhai thuận theo nguyên tắc sinh lý tự nhiên của cơ thể, của hệ tiêu hóa. Đấy là do tại sao khách hàng bọc răng sứ sau vài năm dễ bị đau nhức, mỏi cơ, viêm lợi cao hơn hẳn so với các khách hàng dán sứ veneer.
Dán sứ veneer có bền không phải phụ thuộc vào vật liệu sứ và bác sĩ
-
Vật liệu sứ
Dán sứ veneer không phải phương pháp mới so với bọc răng sứ. Trước đây, người ta chỉ sử dụng các phương pháp phục hình để bảo vệ các răng đã điều trị tủy, mất răng. Tuy nhiên, khi nhu cầu thẩm mỹ lên cao, 2 phương pháp này được lựa chọn là cách để tân trang nụ cười.
Dễ dàng nhận thấy khi chọn bọc sứ có rất nhiều thương hiệu răng để bạn lựa chọn – khoảng 10 thương hiệu sứ phổ biến tại Việt Nam như: katana, Venus, Cercon, Lava Plus, Emax, Nacera, Ziconia Ceramill…. nhưng dán sứ veneer lại chỉ duy nhất 3 thương hiệu: Emax IPS của Đức – Lisi của GC Nhật Bản và Celtra Press của Sirona Đức.
Tại sao vậy? bởi vì bọc răng sứ được tạo nên từ các phôi sứ đa phần với sườn ziconia và đắp bột sứ là hoàn thiện được một sản phẩm đẹp. Nhưng miếng dán sứ veneer cần được tạo nên từ sứ thủy tinh với độ chịu cứng – chịu giòn – độ che phủ màu tốt. Sự phát triển của vật liệu sứ quyết định đến việc dán sứ veneer có bền không và có đáp ứng được các nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.
-
Tay nghề Bác sĩ
Khác hoàn toàn với kỹ thuật bọc sứ – ngay một kỹ thuật viên cũng có thể mài răng bọc sứ thì chỉ có 1 số ít bác sĩ nha khoa thẩm mỹ có thể dán sứ veneer. Kỹ thuật này không chỉ đòi hỏi bác sĩ có kiến thức chuyên môn sâu – nắm rõ các vấn đề bệnh lý, khoảng sinh học mà còn cần 1 đôi bàn tay khéo léo, kết hợp cùng khả năng lập định hướng mài răng veneer cho từng trường hợp.
Với kinh nghiệm thực hiên hơn 2000 đơn vị răng sứ, bác sĩ Nguyễn Hữu Vinh – Giám đốc Nha khoa Việt Smile là một trong những Chuyên gia chất lượng về dán sứ veneer tại Việt Nam. Lâm sàng thực tế cho thấy, hiện nay tỷ lệ miếng dán veneer rơi, vỡ, sứt mẻ chỉ là 1/2000. Với chế độ bảo hành 10 năm, mọi khách hàng đều được dán lại miễn phí 100% theo đúng chính sách.