Hàm duy trì cố định là một loại khí cụ trong chỉnh nha, được bác sĩ chỉ định sử dụng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha (tháo mắc cài) để giúp răng ổn định một cách tốt nhất. Vậy hàm duy trì cố định đeo trong bao lâu và giá bao nhiêu? Hàm duy trì cố định mặt trong có cấu tạo như thế nào? Nha khoa VIET SMILE sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.
Hàm duy trì cố định mặt trong có cấu tạo như thế nào?
Trong quá trình chỉnh nha bác sĩ sử dụng rất nhiều loại khí cụ khác nhau như: dây cung, mắc cài, dây chun,… để tạo lực kéo các răng về vị trí đúng trên cung hàm. Tuy nhiên, sau khi tháo mắc cài răng cần có thời gian để làm quen và ổn định tại vị trí mới nên bác sĩ thường chỉ định khách hàng sử dụng hàm duy trì trong thời gian đó.
Chắc hẳn bạn cũng đã nghe bác sĩ nói đến hàm duy trì cố định mặt trong. Vậy hàm duy trì cố định mặt trong có cấu tạo như thế nào?
Hàm duy trì cố định mặt trong được cấu thành từ một dây thép với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, thường có 2 dạng chính là thẳng và xoắn. Dây thép được làm từ chất liệu không gỉ, không gây kích thước với môi trường miệng.
Dây thép được gắn cố định vào mặt trong của răng cửa bằng vật liệu Composite và thường được gắn vào các răng từ số 1 đến số 3.
Khi sử dụng dây duy trì cố định bạn sẽ không thể tự động tháo rời ra được. Nếu muốn tháo ra bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ.
Tham khảo thêm: Hàm duy trì là gì? Tất cả thông tin về hàm duy trì
Ưu, nhược điểm hàm duy trì mặt trong
Ưu điểm hàm duy trì cố định mặt trong
Hiện nay, dây duy trì cố định mặt trong đang được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng bởi những ưu điểm như:
Đảm bảo tính thẩm mỹ: Dây duy trì mặt trong được gắn ở bên trong răng nên khi cười hoặc nói chuyện mọi người xung quanh rất khó phát hiện do đó bạn có thể tự tin mỗi ngày.
Hiệu quả cao: Do được gắn cố định trên răng giúp tránh tính trạng quên đeo hàm, từ đó cấu trúc răng được đảm bảo ổn định ở mức cao nhất và ít xảy ra tình trạng mất khí cụ. Đây là loại hàm duy trì phù hợp với những khách hàng niềng răng phải nhổ răng hoặc khách hàng có răng và xương hàm yếu.
Chi phí thấp: Dây duy trì cố định mặt trong thường có chi phí thấp hơn so với hàm tháo lắp nên phù hợp với tài chính của mọi khách hàng.
Nhược điểm hàm duy trì mặt trong
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, dây duy trì mặt lưỡi cũng có những hạn chế nhất định như:
Khó vệ sinh răng miệng: Do được gắn cố định lên răng nên việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Khi đó khách hàng cần tốn nhiều thời gian hơn trong việc lấy đi những mảnh vụn thức ăn thừa bám dính trong các kẽ răng. Bên cạnh đó, khi thực hiện cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc răng và khí cụ.
Gây vướng víu: Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của hàm duy trì cố định mặt trong và cũng là lý do vì sao nhiều khách hàng e ngại không lựa chọn loại hàm này. Thời gian đầu mới đeo khí cụ, khách hàng chưa quen sẽ cảm thấy nó vướng víu, khó chịu. Tuy nhiên sau một thời gian bạn sẽ dần quen với việc đeo khí cụ này, khi đó bạn sẽ không còn cảm giác vướng víu nữa.
Dễ bám dính thức ăn: Dây cung duy trì cố định mặt trong có thiết kế đặc thù dễ tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn bị mắc, đặc biệt là loại hàm dạng xoắn. Lâu ngày những thức ăn thừa đó sẽ bị vôi hóa thành cao răng và tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành, gây ra hôi miệng, sâu răng, viêm lợi nếu bạn không vệ sinh kĩ hằng ngày. Ngoài ra khi thức ăn bám quá nhiều sẽ làm cho dây duy trì mặt lưỡi mất đi sứ chắc chắn, sau một thời gian dây duy trì có thể bị bong ra.
Tốn thời gian đến nha khoa: Dây thép duy trì được gắn cố định lên răng bằng Composite nhưng vật liệu này có độ bền không cao nên sau một thời gian sử dụng hàm không còn vững chắc. Để răng được ổn định bạn cần đến nha khoa để bác sĩ hỗ trợ gắn chúng lại.
Xem thêm: Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu?
Hàm duy trì cố định giá bao nhiêu?
Dây duy trì cố định có giá bao nhiêu là câu thắc mắc mà nhiều khách hàng đang đi tìm câu trả lời. Thực tế giá dây duy trì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là địa chỉ nha khoa bạn điều trị. Nhưng thông thường giá tại các nha khoa thường dao động từ 500 – 900 nghìn đồng/ hàm duy trì.
Tại nha khoa nha khoa VIET SMILE dây duy trì mặt lưỡi đang ở mức giá 500.000 vnđ/hàm. Đây là một mức giá vừa phải phù hợp với mọi khách hàng khi có nhu cầu sử dụng loại hàm này để giúp răng ổn định sau khi chỉnh nha.
Với những khách hàng khi niềng răng tại nha khoa VIET SMILE bạn sẽ được nha khoa tặng hàm duy trì cố định hoàn toàn miễn phí.
Hàm duy trì cố định đeo bao lâu?
Thời gian đeo dây duy trì cố định sẽ không có thời gian cụ thể vì chúng sẽ phục thuộc vào tình trạng răng hiện tại của bạn. Nhưng thông thường dây duy trì cố định được bác sĩ chỉ định đeo trong khoảng thời gian như sau:
Nếu tình trạng xương hàm và răng của bạn khỏe mạnh, sớm thích nghi được với vị trí mới thì bạn chỉ cần đeo trong khoảng thời gian 6 tháng.
Còn với tình trạng xương hàm và răng của bạn không được khỏe mạnh, thời gian hồi phục lâu thì thời gian đeo niềng sẽ kéo dài hơn, có thể lên đến 12 tháng.
Trong trường hợp răng yếu thì bạn có thể đeo lâu hơn hoặc có những trường hợp phải đeo hàm vô thời hạn để giúp răng được ổn định.
Xem thêm: Hàm duy trì Hawley đeo bao lâu
Những lưu ý khi sử dụng dây duy trì cố định
Để quá trình đeo hàm duy trì cố định đạt được hiệu quả cao bạn nên tuân thủ theo những điều dưới đây
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trong thời gian đeo bạn nên vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch những mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn tránh tình trạng viêm lợi, sâu răng. Trong quá trình thực hiện lưu ý nên dùng lực nhẹ nhàng, cẩn thận, đối với bàn chải đánh răng thì nên sử dụng loại có đầu lông mềm mịn để không làm ảnh hưởng đến men răng và dây duy trì.
Thay đổi chế độ ăn uống
Để đảm bảo quá trình đeo dây duy trì cố định mang lại hiệu quả cao bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống như:
Không nên ăn những đồ quá dai, quá cứng để hạn chế tác động mạnh đến răng và dây duy trì.
Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường. Bởi chúng có độ bám dính cao, khó vệ sinh hoặc nếu không vệ sinh răng miệng kịp thời chúng sẽ lắng đọng lại và vôi hóa thành cao răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại hình thành, phát triển gây bệnh cho răng, nướu và các bộ phận khác trong khoang miệng. Không những vậy còn làm cho miệng không được thơm làm cho bạn tự ti trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, không nên sử dụng quá nhiều đồ uống có nhiều đường, có ga hay hút thuốc lá, bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.
Tái khám định kỳ tại nha khoa
Tuy đã kết thúc quá trình niềng răng và đeo dây duy trì mặt lưỡi để giúp răng ổn định thì bạn vẫn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra răng định kỳ. Nếu răng của bạn ổn định tốt bác sĩ có thể cân nhắc bạn không cần đeo trong thời tới, nếu răng của bạn vẫn còn yếu thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định đeo trong thời gian dài hơn để mang đến kết quả tốt nhất.
Trong thời gian đeo dây duy trì mặt lưỡi nếu gặp bất kỳ sự cố nào thì bạn cần liên hệ với bác sĩ của mình hoặc đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ hỗ trợ, tránh ảnh hưởng đến quá trình ổn định răng.
Trên đây là những thông tin về hàm duy trì cố định và những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng dây duy trì mặt lưỡi trong thời gian sau chỉnh nha. Nếu cần tư vấn và giải đáp thêm các thông tin khác bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhé!
Hàm duy trì trong chỉnh nha