Hàm duy trì sau niềng răng là gì? Phải đeo hàm duy trì bao lâu?

Để có 1 hàm răng đều đẹp như ý, tránh tái phát các khuyết điểm về hô móm, răng khấp khểnh, răng thưa sau quá trình nắn chỉnh bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì. Vậy phải đeo hàm duy trì bao lâu? liệu có phải đeo cả đời. Hãy cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu.

Deo ham duy tri
Dùng hàm duy trì bao lâu

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một loại khí cụ chỉnh nha được bác sĩ chỉ định đeo sau khi bạn kết thúc quá trình niềng răng. Lợi ích của hàm duy trì là đảm bảo răng ổn định tại vị trí mới, tránh tình trạng răng dịch chuyển về vị trí ban đầu, giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao nhất.

Quá trình niềng răng thường diễn ra trong khoảng 18-36 tháng tùy vào tình trạng sai lệch nặng hay nhẹ cũng như dựa theo sự dịch chuyển của răng. Kết quả sau tháo mắc cài sẽ đảm bảo khớp cắn tốt, sự hài hòa với khuôn mặt. Sau khi tháo mắc cài bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp ổn định răng để giúp răng thích nghi hoàn toàn với vị trí mới bằng hàm duy trì.

Niềng răng giúp khắc phục các tình trạng sai lệch khớp cắn từ nhẹ đến nặng:

  • Lệch khớp cắn
  • Răng hô
  • Răng móm
  • Chen chúc/khấp khểnh
  • Răng thưa

Đảm bảo mang lại cho bạn một hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin. Bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài hay khay trong suốt. Vậy nên sau khi tháo mắc cài bạn cần phải đeo hàm duy trì để giữ được nụ cười và hàm răng mới đó

Vì sao cần dùng hàm duy trì?

Do răng phải trải qua một khoảng thời gian trung bình từ 18 – 24 tháng chịu lực siết mạnh nên răng và xương hàm đều khá nhạy cảm, yếu hơn bình thường, và chưa điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Bởi khi niềng răng bác sĩ sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài cùng các khí cụ tác động lực kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Kết thúc quá trình chỉnh nha, răng vẫn tiếp tục chức năng nhai nghiền thức ăn như bình thường và mô nướu, mô nha chu cũng cần thêm một thời gian nữa để tổ chức lại cấu trúc. Vậy nên, đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ sau tháo mắc cài là điều cần thiết để đảm bảo răng của bạn ổn định ở vị trí mới trong thời gian mô nướu và nha chu điều chỉnh cấu trúc.

Các loại hàm duy trì phổ biến

Hàm duy trì có mấy loại?
Hàm duy trì có mấy loại?

Hàm duy trì được chia làm thành 3 loại là: Hàm duy trì cố định, hàm duy trì trong suốt, hàm duy trì hawley

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định thực chất là loại khí cụ duy trì được chế tạo từ dây thép với hình dạng thẳng hoặc xoắn. Sau tháo mắc cài, bác sĩ sẽ gắn dây cung duy trì cố định vào mặt trong của nhóm răng cửa hàm dưới bằng chất liệu Composite. Chính vì được gắn cố định trên răng nên mang lại tính ổn định, hiệu quả cao. Nhưng bạn cần vệ sinh kỹ tại vị trí gắn dây cung để tránh cao răng, mảng bám, gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.

Hàm duy trì trong suốt

Khay duy trì trong suốt là loại hàm được thiết kế từ chất liệu nhựa cao cấp có màu trong suốt được thiết kế riêng đúng với răng hiện tại của bạn dựa trên mẫu hàm bác sĩ lấy sau tháo mắc cài giúp duy trì và ổn định răng ở vị trí mới.

Với khay duy trì trong suốt bạn có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng và khay duy trì trong suốt có tính thẩm mỹ cao giúp bạn thoải mái, tự tin khi đeo hàm duy trì. Hàm duy trì trong suốt bạn có thể đeo cả hàm trên và hàm dưới nhưng thường bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì trong suốt cho hàm trên.

Hàm duy trì Hawley

Thế nào là hàm hawley?
Thế nào là hàm hawley?

Hàm duy trì Hawley được làm từ kim loại, dây cung này ôm sát các răng cửa nằm giữa 2 răng nanh và được gắn vào khuôn acrylic nằm ở trên vòm miệng hoặc dưới lưỡi của bạn sau niềng răng. Hàm tháo lắp Hawley là hàm tháo lắp nên bạn cũng có thể dễ dàng trong việc vệ sinh răng miệng. Không chỉ vậy, thông thường hàm duy trì Hawley bạn chỉ cần đeo vào buổi tối nên không ảnh hưởng thẩm mỹ, quá trình sinh hoạt của bạn.

Tại Nha khoa VIET SMILE, bạn sẽ được MIỄN PHÍ dây cung, khay duy trì, hàm Hawley. Với trường hợp bạn niềng răng ở nơi khác mà muốn làm hàm duy trì hoặc bị mất cần làm lại thì chi phí sẽ tùy thuộc vào loại hàm duy trì bạn lựa chọn. Vậy cần đeo hàm duy trì bao lâu sau tháo niềng?

Phải đeo hàm duy trì bao lâu sau khi tháo niềng?

Đeo hàm duy trì giúp bạn ổn định răng và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Thông thường trong thời gian 1 năm tháo mắc cài bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo dây hay khay/hàm duy trì thường xuyên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người, điều này có đúng không?

Đeo hàm duy trì bao lâu để tránh tái phát sau chỉnh nha, đeo có khó chịu không? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính bác sĩ của Nha khoa Việt Smile về chủ đề này ngay dưới đây nhé!

Chia sẻ của bác sĩ về thời gian dùng hàm duy trì

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng phải làm sao?

Tháo mắc cài niềng răng xong bạn sẽ cần thêm một giai đoạn đeo hàm duy trì với thời gian theo bác sĩ chỉ định để răng ổn định vị trí. Nhưng nếu bạn đeo hàm duy trì răng vẫn bị chạy thì phải làm sao?

Với trường hợp bạn thấy răng bị chạy sau tháo mắc cài dù đã đeo hàm duy trì thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra khớp cắn, răng dịch chuyển ra sao và có giải pháp phù hợp. Cụ thể:

  • Bác sĩ sau khi kiểm tra hàm duy trì của bạn kích thước chưa đúng, đeo bị rộng, không ôm sát, không tạo lực duy trì ổn định cho răng. Khi này bác sĩ sẽ chỉ định làm lại hàm duy trì cho bạn để bạn thoải mái khi đeo, đảm bảo kết quả sau niềng răng. Vậy nên, khi cảm thấy hàm duy trì có điểm nào chưa thoải mái ngay khi đeo thử sau tháo bạn nên báo bác sĩ điều chỉnh ngay để không ảnh hưởng kết quả niềng răng bạn nhé!
  • Nếu sau khi thăm khám, bác sĩ trao đổi bạn hiểu được răng chạy do thời gian bạn đeo hàm duy trì chưa đủ thời gian tối thiểu trong 1 ngày là 20-22 giờ, ít nhất từ 9-12 tháng thì bạn cần điều chỉnh để đảm bảo đủ thời gian đeo hàm. Vì khi bạn đeo hàm duy trì đúng, đủ thời gian bác sĩ chỉ định thì quá trình ổn định sẽ nhanh, không lo răng bị chạy, tối ưu hiệu quả hàm duy trì mang lại cho bạn.

Hàm duy trì giá bao nhiêu?

Chi phí hàm duy trì còn tùy thuộc vào loại hàm duy trì bạn đeo, theo phương pháp bạn niềng răng. Một số loại hàm duy trì được sử dụng sau tháo mắc cài: khay trong suốt (khay trong suốt với niềng mắc cài và khay trong suốt với niềng răng trong suốt), dây cung mặt lưỡi cố định, hàm hawley.

Dây cung kim loại duy trì thường được gắn vào mặt trong của hàm dưới bằng composite. Dây cung duy trì có chi phí 500.000đ/hàm, với ưu điểm là được gắn cố định trên răng và được tặng kèm theo gói niềng nên khi niềng răng tại VIET SMILE, bạn sẽ không tốn chi phí đeo dây cung duy trì.

Hàm duy trì giá bao nhiêu?
Hàm duy trì giá bao nhiêu?

Tiếp theo là chi phí hàm duy trì hawley, với loại hàm này bạn có thể tự tháo lắp tại nhà, bạn có thể tự đeo vào buổi tối trước khi đi ngủ để đảm bảo kết quả niềng răng. Giá của hàm hawley là 1.500.000đ/hàm tại VIET SMILE, nhưng bạn sẽ được tặng kèm trong gói niềng răng tại VIET SMILE nên sẽ không mất chi phí.

Đối với hàm duy trì khay trong suốt sau tháo mắc cài tại VIET SMILE, bạn sẽ được tặng kèm theo gói niềng răng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn làm mất, hỏng thì chi phí làm lại sẽ là 500.000đ/hàm. Vậy nên, khi đeo hàm duy trì bạn nên giữ cẩn thận, đeo đủ thời gian chỉ định để tránh ảnh hưởng kết quả chỉnh nha, tốn thêm chi phí làm lại hàm duy trì.

Riêng với hàm duy trì khi bạn niềng răng trong suốt thì chi phí khay duy trì vivera sẽ cao hơn do cần gửi về hãng để thiết kế, sử dụng chất liệu cao và tại VIET SMILE chi phí: 10.000.000 (3 bộ/1 hàm) và 12.000.000 (3 bộ/2 hàm).

Việc đeo hàm duy trì sau niềng răng mắc cài hay khay trong suốt để vô cùng cần thiết và quan trọng nên bạn hãy đảm bảo tối thiểu 2 năm sau tháo niềng với đủ thời gian theo bác sĩ chỉ định để kết quả niềng răng của bạn được tốt nhất nhé!

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về hàm duy trì. Hãy liên hệ ngay Nha khoa Việt Smile khi bạn cần hỗ trợ thông tin, giải đáp về vấn đề liên quan đến răng miệng nói chung và nắn chỉnh răng nói riêng nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú