Niềng răng bị hôi miệng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng khi niềng răng. Bởi hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp hằng ngày. Để biết nguyên nhân niềng răng bị hôi miệng và cách chữa hôi miệng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của trungtamniengrang nhé.
Niềng răng là gì?
Niềng răng – Chỉnh nha là quá trình sửa chữa và sắp xếp lại răng để có vị trí bình thường và đảm bảo chất lượng sức khỏe răng miệng. Niềng răng đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Hiện nay có 4 loại niềng răng phổ biến đó là niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng mặt trong và niềng răng không mắc cài. Để đảm bảo kết quả niềng răng, hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín.
Nguyên nhân niềng răng bị hôi miệng
Hôi miệng gây ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp hằng ngày. Nhưng không phải ai niềng răng cũng bị hôi miệng, bởi nguyên nhân hôi miệng không xuất phát từ các khí cụ niềng răng mà do nhiều yếu tố chủ quan gây nên như:
Vệ sinh răng miệng kém: Khi niềng răng bạn sẽ cần phải đeo các khí cụ nên việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Các mảng thức ăn và vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào các phần cứng của niềng răng và gây ra mùi kháng thực. Khi bạn vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hình thành khiến miệng có mùi hôi.
Ngoài ra, nguyên nhân gây hôi miệng có thể là do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu gây ra trong quá trình niềng răng.
Để không ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày bạn hãy tìm cách điều trị sớm nhất. Hôi miệng không phải là bệnh lý răng miệng nên bạn hoàn toàn có thể chữa hôi miệng tại nhà.
Cách điều trị hôi miệng khi niềng răng tại nhà
Nếu bạn đang niềng răng tại nhà và gặp vấn đề về hôi miệng, dưới đây là một số cách để giảm triệu chứng hôi miệng trong trường hợp này:
Sử dụng chanh để chữa hôi miệng
Sử dụng chanh để chữa hôi miệng là cách được nhiều người áp dụng phổ biến hiện nay. Tính axit trong chanh sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng và nướu. Để chữa hôi miệng nhanh nhất bạn chỉ cần pha nước cốt chanh với nước hoặc hỗn hợp nước cốt chanh với một chút muối và nước dùng để súc miệng trước khi đi ngủ. Thực hiện cách này liên tục hằng ngày hội chứng hôi miệng sẽ nhanh chóng được biến mất.
Chữa hôi miệng bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có mùi thơm dịu mát, vị chát và chứa hàm lượng oxy hóa dồi dào giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và mùi hơi thở khó chịu. Đầu tiên bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh và rửa sạch với nước muối loãng. Tiếp theo là vò nát lá trà sau đó cho vào nồi đun khoảng 5 phút. Sau đó chắt lấy nước lá trà và dùng để súc miệng 3 – lần/ ngày để đánh bay mùi hôi miệng.
Lá cây bạc hà chữa hôi miệng
Bạc hà có mùi thơm đặc trưng và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra mùi hôi miệng. Để giảm mùi hôi miệng bằng lá bạc hà có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc đặt lá bạc hà dưới lưỡi, từ đó nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn cùng với mùi thơm của lá bạc hà sẽ giúp rửa trôi và che đi mùi hôi khó chịu. Hay bạn có thể dùng nước cốt lá bạc hà pha với nước lọc dùng để súc miệng hằng ngày giúp giảm mùi hôi miệng nhanh chóng.
Chữa hôi miệng bằng mật ong
Mật ong là thực phẩm được nhiều người tin dùng để chữa hôi miệng, bởi trong mật ong có tính kháng khuẩn cao, đẩy lùi sự sinh sôi của vi khuẩn giúp cho miệng luôn được thơm mát. Với cách này bạn chỉ cần pha mật ong kết hợp với nước cốt chanh và khoảng 50 ml nước. Sau đó dùng súc miệng hằng ngày vào mỗi buổi sáng sau khi vệ sinh răng miệng và sau 1 – 2 ngày thực hiện bạn sẽ thấy mùi hôi miệng được giảm đi nhanh chóng.
Chữa hôi miệng bằng nước muối
Nước muối có tính kháng khuẩn cao, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại mang tới hơi thở thơm mát. Cách bạn có thể dễ dàng thực hiện nhanh chóng tại nhà. Đầu tiên bạn chỉ cần pha một chút muối biển với nước lọc hoặc những loại nước muối sinh lý được bán sẵn. Sau đó thực hiện súc miệng hằng ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả cao.
Mẹo giúp khắc phục niềng răng bị hôi miệng
Hôi miệng khi niềng răng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp, nhưng có một số mẹo giúp bạn khắc phục tình trạng này:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Duy trì một lịch trình vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải răng mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Bạn nên sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước để giúp loại bỏ những những tác nhân gây hôi miệng.
Sử dụng nước miệng không chứa cồn
Lựa chọn nước miệng không chứa cồn để giúp làm giảm mùi kháng thực. Các loại nước miệng không chứa cồn thường chứa các thành phần kháng khuẩn giúp ngăn vi khuẩn phát triển trong miệng.
Uống đủ nước
Khô miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, vậy nên nên bổ sung nước đầy đủ và lượng nước tối thiểu là 2 lít/ngày để duy trì độ ẩm trong miệng. Ngoài ra, nước giúp rửa sạch vụn thức ăn và ngăn vi khuẩn phát triển.
Ngoài việc bổ sung nước thì bạn cũng nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để răng miệng luôn khỏe mạnh, có khả năng chống lại những vi khuẩn gây hại. Đồng thời hạn chế được những bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra mà bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây ra mùi hôi miệng.
Tránh thức ăn gây hôi miệng
Hạn chế ăn những đồ ăn nặng mùi vì chúng bám lâu trong khoang miệng khiến miệng của bạn không được thơm. Hoặc nếu có sử dụng, bạn nên vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi ăn.
Sử dụng kẹo ngậm không đường
Kẹo ngậm không đường hoặc kẹo cao su không đường có thể giúp kích thích sự sản xuất nước bọt trong miệng, giúp làm sạch tàn dư thức ăn.
Kiểm tra lịch trình niềng răng
Đảm bảo bạn thường xuyên kiểm tra lại niềng răng và tuân theo lịch hẹn với bác sĩ nha khoa để đảm bảo rằng niềng răng của bạn vẫn trong tình trạng tốt.
Nếu hôi miệng vẫn tồn tại hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thảo luận với bác sĩ nha khoa hoặc để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cách điều trị thích hợp.
Với những kiến thức trên VIET SMILE đã giúp bạn hiểu được niềng răng bị hôi miệng do đâu và những cách chữa hôi miệng. Hy vọng với những kiến thức đó sẽ giúp bạn có một hơi thở thơm mát. Nếu bạn đang quan tâm đến niềng răng hãy liên hệ 1900 3331 để được tư vấn miễn phí.