Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn? Tai biến khi nhổ răng khôn bao gồm: Chứng đau dây thần kinh vùng đầu khu trú hoặc lan tỏa; Viêm quanh thân răng, sang chấn mô mềm xung quanh; Sâu răng số 7 và sâu chính răng khôn dẫn tới phá hủy cấu trúc răng; Tiêu xương nâng đỡ vùng răng số 7; Cản trở sự mọc răng vĩnh viễn…. và rất nhiều những biến chứng khác nữa.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn để tránh các biến chứng có thể xảy đến. Với phụ nữ, nên nhổ những răng khôn lệch, kẹt hoặc ngầm sớm khi đã phát hiện, vì phụ nữ liên quan tới giai đoạn thai nghén. Với nam giới,có thể nhổ những răng khôn lệch, kẹt hoặc ngầm khi đã từng gây biến chứng.
Hãy khám răng miệng định kỳ để bác sĩ chuyên khoa phát hiện sớm những răng lệch, kẹt hoặc ngầm và xem xét, đánh giá những nguy cơ cùng tất cả mọi khả năng có thể xảy ra để đưa ra cho bạn lời khuyên hợp lý nhất. Cùng trungtamniengrang tìm hiểu chi tiết nhé!
Răng khôn là gì?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng ở cung hàm, còn có tên gọi khác là răng số 8. Răng khôn thường mọc khi xương hàm đã phát triển hoàn toàn. Khi răng khôn mọc đúng cách không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch, bị mắc kẹt trong nướu hoặc xương hàm có thể dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng, bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Đó là lý do tại sao bác sĩ nha khoa thường khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn.
Răng khôn được cho là di sản của tiến hóa, thuở sơ khai, con người cần có một cấu trúc hàm gồm những chiếc răng lớn để xé, nghiền thức ăn thô. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, con người đã thay đổi cách ăn uống và sự tiến bộ trong công nghệ chế biến thức ăn, nên vai trò của răng khôn bị giảm thiểu.
Việc không mọc răng khôn không gây ra vấn đề sức khỏe hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với hàm răng. Trên thực tế, rất nhiều người trên khắp thế giới không phát triển răng khôn hoặc chỉ mọc một phần. Tóm lại, việc mọc răng khôn là một quá trình tự nhiên, nhưng không mọc răng khôn cũng không gây hại và không cần can thiệp nếu không có vấn đề sức khỏe liên quan.
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn?
Những răng khôn biến chứng hoặc có nguy cơ gây biến chứng có thể nhổ được ở bất cứ thời điểm nào khi đã mọc. Tuy nhiên, nếu đã xác định phải nhổ răng khôn thì thời điểm thích hợp nhất để nhổ bỏ là khi bệnh nhân còn trẻ.
Nhổ bỏ răng khôn khi còn trẻ sẽ giúp tránh được nhiều biến chứng do răng khôn gây ra (viêm nhiễm quanh răng, sâu vỡ răng số 7 và chính răng khôn,phá hủy cấu trúc xương nâng đỡ răng, sang chấn mô mềm,đau dây thần kinh vùng đầu…) và những vấn đề không mong muốn mà sẽ làm trầm trọng hơn theo thời gian.
Người trẻ sẽ vượt qua quá trình phẫu thuật và stress tốt hơn, ít biến chứng và lành thương nhanh hơn. Hơn nữa, nhổ răng cho người trẻ cũng dễ dàng hơn cho bác sĩ khi mở xương, lung lay răng…do xương người già thường đặc, cứng và giòn hơn. Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 17 – 27 tuổi. Vì khi đó chân răng khôn đã mọc ổn định, việc khám và quyết định nhổ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài ra, răng khôn ở giai đoạn này chưa mọc đầy đủ nên khi nhổ răng sẽ không quá đau
Do đó, thời điểm tốt nhất nhổ để răng khôn chính là khi bạn còn trẻ và thấy răng có dấu hiệu gây khó chịu khi mọc.
Dấu hiệu của mọc răng khôn
– Đau nhức: Đây là dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất, đó là những cơn đau nhức từ bên trong răng, cơn đau sẽ càng dữ dội và kéo dài khi răng đang phát triển. Thời gian mọc răng khôn thường mọc kéo dài, và có thể kéo dài đến vài năm răng khôn mới có thể mọc hoàn chỉnh. Vì vậy, khi gặp phải dấu hiệu răng khôn gây đau nhức, bạn nên chuẩn bị tinh thần vì những cơn đau này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Nướu sưng đỏ: Khi răng khôn bị mọc kẹt, không trồi lên hết được sẽ làm phần lợi phía trên va xung quanh răng bị sưng phồng lên. Đến khi răng đã mọc ổn định nướu răng sẽ trở lại bình thường.
Dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khôn ở người lớn
– Khó há miệng và có thể hành sốt: Trong quá trình răng khôn mọc có thể gây ra các cơn sốt kéo dài, làm nướu sưng đỏ, cử động cơ miệng không còn linh hoạt như trước.
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn trong những trường hợp này là nên uống thuốc để hết viêm, ổn định vùng lợi trước khi tiến hành nhổ
Răng khôn mọc lệch, ngầm
– Khi hiện tượng đau nhức diễn ra thường xuyên và dữ dội có thể là dấu hiệu của răng khôn mọc lệch, ngầm đâm vào xương hàm hoặc đẩy răng bên cạnh. Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch ngầm đều khó nhổ và để lại các biến chứng gây ảnh hưởng không tốt đến xương hàm và các răng kề bên.
– Với một số người, khi mọc răng khôn thì cảm thấy rất đau đớn, “ăn không ngon, ngủ không yên”, nhưng một số người khác thì quá trình mọc răng khôn chỉ đau khi họ vô tình ăn nhai chạm vào vùng nướu của răng khôn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia răng miệng khuyên bạn nên nhổ răng khôn trước khi quá đau, để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Răng khôn gây ảnh hưởng gì?
Có nên nhổ răng không hay không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mọc và ảnh hưởng khi mọc của răng lên hàm và vùng lân cận. Trường hợp răng mọc không đúng cách có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu như:
- Viêm lợi trùm răng khôn: Răng khôn mọc lệch, mọc sai vị trí khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Điều này rất dễ xảy ra viêm nhiễm, sưng đau quanh thân răng, tạo mủ áp xe. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể làm xương xung quanh răng và các răng bên cạnh bị phá hủy. Nghiêm trọng hơn có thể gây viêm xương hàm và nhiễm trùng huyết.
- Sâu răng: Răng khôn mọc lệch tạo thành những khe giắt thức ăn với răng số 7 bên cạnh và rất khó để làm sạch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng khôn và có thể lây lan sang các răng bên cạnh.
- Nang thân răng: Răng khôn mọc ngầm có thể hình thành nang thân răng phát triển âm thành. Nếu không sớm điều trị sẽ dẫn tới tiêu xương hàm.
- Chen chúc răng: Nếu hàm không có đủ chỗ để răng khôn mọc đúng cách thì chúng có thể chen chúc hoặc làm hỏng các răng bên cạnh.
- Khít hàm: Răng khôn mọc lệch thường gây đau nhức, viêm nhiễm, khiến việc ăn nhau và cử động hàm trở nên khó khăn hơn.
Lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn
Cần xác định Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn và chuẩn bị tâm lý, lưu ý trước vào sau khi nhổ răng không.
Chuẩn bị tâm lý: Sợ đau và sợ bị ảnh hưởng tới thần kinh là những lo lắng thường gặp ở nhiều người khi nói tới nhổ răng. Hiện nay, với các kỹ thuật gây tê, kiểm soát tốt trước, trong và sau phẫu thuật, nhổ răng không sang chấn sẽ giúp lấy bỏ răng khôn không đau và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Quan trọng là bệnh nhân cần có một tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bác sĩ thì cuộc nhổ sẽ diễn ra thuận lợi.
Chọn thời điểm nhổ răng: Nhổ răng có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên tốt nhất nên nhổ vào đầu giờ sáng sau khi ăn no hoặc đầu giờ chiều để bác sĩ tiện theo dõi sự chảy máu sau nhổ. Tối hôm trước nhổ răng bệnh nhân nên ngủ sớm và tránh dùng đồ uống có cồn.
Chế độ ăn uống: Trước khi nhổ răng nên uống vài ly sữa đậu nành sẽ góp phần hạn chế chảy máu và mau lành thương nhờ chất đạm Lecithin trong đậu nành.
Sau nhổ răng, nếu có thể nên uống một cốc nước ép dâu tây vì trong đó có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau tác dụng tương tự Aspirin. Tiếp tục uống vài ly sữa đậu nành. Sữa chua cũng giúp tăng tác động của thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ acid obacillus, lưu ý không ăn lạnh quá. Ngoài ra ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung các vitamin sẽ giúp tăng cường sức khỏe và mau chóng hồi phục sau nhổ răng. Trong vài ngày đầu sau nhổ răng nên ăn đồ mềm và dễ tiêu hóa để xương hàm không phải làm việc nhiều. Tránh ăn đồ ngọt, chua, cay, đồ uống có ga, cồn và các chất kích thích khác. Nghỉ ngơi hợp lý với những răng khôn nhổ khó.