Mút tay là tình trạng dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ, độ tuổi này trẻ chưa ý thức, nhận biết được nhiều. Vô thức mút tay và dần dần trở thành thói quen xấu. Các bậc phụ huynh nên giúp con chấm dứt tình trạng này để tránh được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Trẻ hay mút tay
Tình trạng trẻ hay mút tay là điều khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng vì mút tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tuy nhiên tình trạng này vẫn kéo dài mà không trị dứt điểm được hoặc còn hời hợt trong việc cấm trẻ mút tay. Từ đó dẫn đến hàng loạt hệ lụy đằng sau, khi xảy ra rồi mới thấy hối hận vì sao không cấm triệt để hành động trẻ mút tay từ đầu.
Độ tuổi mà dễ gặp tình trạng mút tay nhất là từ lúc mới để đến 1-2 tuổi, đa số sẽ ngừng hành động đó, nhưng cũng có không ít trường hợp vẫn tiếp tục thói quen đó đến khi 4 tuổi hoặc thậm chí lớn hơn. Tay bẩn không chỉ làm vi khuẩn chui vào trong miệng, phát triển và tấn công gây bệnh mà còn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và cấu trúc răng sau này của trẻ.
Trẻ mút tay có ý nghĩa gì?
Hành động mút tay tự phát này có thể cho thấy rằng trẻ đang lo lắng, đang tự an ủi mình trước một tình huống nào đó hoặc tìm kiếm sự bình yên, ấm áp. Một số trường hợp bé căng thẳng quá, lo sợ và cần sự trợ giúp của người lớn, tuy nhiên lại chưa biết diễn đạt qua lời nói hoặc không dám nói với ba mẹ.
Khi mút tay, trên não bộ sẽ tiết ra chất để giảm đau nội sinh, từ đó làm dịu cảm xúc, giảm stress. Ngoài ra mút tay còn tạo hứng thú và tâm trạng tốt như lúc ăn uống ngon miệng, được ăn món yêu thích nên trẻ thường xuyên lặp lại thói quen này.
Trẻ mút tay cũng có thể là biểu hiện của việc sắp mọc răng, chuẩn bị nhú lên khỏi lợi. Lúc này lợi sẽ cảm thấy hơi ngứa ngứa khó chịu, mút tay có sự ma sát của ngón tay vào phần lợi nên giảm ngứa và tạo cảm giác thoải mái hơn. Vì thế khi trẻ tự nhiên có thói quen mút tay thì phụ huynh có thể đưa con đi khám sức khỏe răng miệng để nắm bắt được tình hình và có phương hướng cụ thể.
Trẻ mút tay cũng có thể là biểu hiện cho thấy trẻ đang đói, muốn tìm gì đó để ăn cho bớt cơn đói. Khi bụng đói cồn cào nhưng chưa tìm được gì để ăn, chưa được cho ăn, đặc biệt là trẻ chưa biết nói, chưa biết biểu đạt thì mút tay cho thấy trẻ đang thèm ăn. Mút tạm ngón tay cho đỡ cơm thèm vì không thể tự lấy đồ ăn.
Có nên cho trẻ mút tay?
Không nên cho trẻ mút tay, bởi rất nhiều vấn đề do mút tay gây ra. Tay trẻ thường hay cầm nắm đồ vật, ngay cả những đồ bẩn, đất cát dễ bám vào cũng là thứ và trẻ hay cầm nắm. Trẻ không ý thức được việc bảo vệ sức khỏe nên ngay khi vừa cầm nắm thứ khác đã có thể cho tay vào miệng mút, dán tiếp đưa vi khuẩn vào miệng, thậm chí là trứng giun, sán, … Từ đó sẽ làm sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho giun, sán phát triển và sinh sôi trong bụng gây ra những hậu quả khác.
Bên cạnh đó mút tay cũng làm ảnh hưởng đến việc mọc răng của trẻ, bởi xương hàm lúc đó chưa cứng chắc, răng dễ bị dịch chuyển bởi lực nhỏ tác động nhiều lần. Từ đó có thể làm răng lệch lạc, mọc sai vị trí. Việc này còn ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn nữa, dễ bị hô hơn.
Trẻ mút tay bị hô
Có không ít trường hợp trẻ mút tay bị hô, bởi lực tác động do mút tay vô tình làm răng bị đẩy ra ngoài gây hô bởi lực đẩy của lưỡi, hoặc bị móm vào trong do lực mút mạnh. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và nụ cười cũng như khớp cắn của trẻ sau này. Không nên để trẻ mút tay kéo dài, thành thói quen các bậc phụ huynh nhé.
Nếu phát hiện trẻ có tình trạng mút tay thì cần ngăn cản ngay, dứt điểm để không tiếp tục xảy ra tình trạng này. Nếu cứ để tự nhiên, có thể trở thành thói quen mút tay ở trẻ, với tần suất mút tay ngày càng nhiều thì không những ảnh hưởng đến răng miệng mà còn có thể làm mòn da tay, da tay ở ngón hay bị mút bị mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với những vị trí khác.
Mẹo giúp bé hết mút tay
Bé mút tay trong độ tuổi bú sữa mẹ
Với các bé nhỏ trong độ tuổi bú sữa mẹ, việc mút tay có thể biểu thị bé đang đói. Các mẹ hay chú ý cho con bú đúng thời điểm, không được để lâu quá làm trẻ bị đói và mút tay. Nếu thấy bé mút tay thì ba mẹ có thể làm phân tâm trẻ để bé trú tâm vào âm thanh hay hình ảnh thu hút để quên đi thói quen mút tay.
Trẻ mút tay trong những lúc bị ốm, bệnh, đau
Trẻ mút tay trong những lúc bị ốm, bệnh, đau là biểu hiện cho thấy trẻ đang sợ sệt, đau đớn và mút tay để tạo cảm giác thoải mái, thả lỏng hơn. Đây là giai đoạn mà bé rất cần sự an ủi, vỗ về của phụ huynh. Vì vậy, ba mẹ nên thay phiên nhau ở cạnh bên ôm con, vỗ về để bé được yên tâm và thả lỏng tâm trạng, bỏ thói quen mút tay.
Trẻ đã lớn nhưng vẫn có thói quen mút tay
Nếu trẻ đã ở độ tuổi lớn hơn rồi nhưng vẫn còn tồn tại thói quen mút tay thì ba mẹ nên trò chuyện và khuyên nhủ bé, nói ra tác hại của việc mút tay và cho bé thấy hành động này không tốt. Có thể tạo ra các thói quen khác để bé quên đi việc mút tay, làm cho bé tập trung vào một câu chuyện, trò chơi hay hành động học hỏ khác. Nên kiên trì với các bạn nhỏ ở độ tuổi này, giúp trẻ hoàn toàn bỏ được thói quen mút tay.
Bài viết này nha khoa VIET SMILE đã thông tin đầy đủ đến bạn về việc trẻ mút tay, tác hại của việc mút tay và đồng thời cũng giải đáp thắc mắc “Trẻ mút tay có bị hô không?” của mọi người.
Tham khảo thêm video tại đây:
Thói quen mút ngón tay
Hãy tiếp tục theo dõi trạng web này để bổ sung thêm những thông tin hữu ích tiếp theo bạn nhé!
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!