Niềng răng có đi nghĩa vụ không? Niềng răng được nhiều bạn trẻ lựa chọn, trong đó có cả những những bạn nam đang trong độ tuổi có thể phải đi nghĩa vụ quân sự. Do vậy khi niềng răng nhiều bạn thắc mắc Niềng răng có đi nghĩa vụ không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết những thông tin chi tiết.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nụ cười bằng việc sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài, thun nha khoa hay máng trong suốt để dịch chuyển, sắp xếp các răng về đúng vị trí nhằm khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm mang lại một hàm răng chuẩn đẹp, khớp cắn tốt.
Từ đó giúp việc ăn nhai được đảm bảo, nụ cười hoàn hảo giúp bạn tự tin hơn trong công việc cũng như giao tiếp hằng ngày.
Tuy nhiên, thời gian niềng răng sẽ phải trải qua một thời gian dài từ 18 – 24 tháng, do vậy bạn hãy tuân thủ đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn để có một kết quả niềng răng tốt nhất.
Niềng răng có đi nghĩa vụ không?
Đi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ mà nam thanh niên Việt Nam khi đến tuổi đều phải thực hiện. Do vậy khi một số bạn có ý định niềng răng mà chuẩn bị hoặc đang niềng răng mà có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự có thắc mắc chung rằng Niềng răng có đi nghĩa vụ không?
Theo quy định trong thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP của pháp luật Việt Nam, người đang niềng răng không nằm trong danh sách được tạm hoãn hay miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Niềng răng chỉ là quyết định cá nhân với mong muốn giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, thời gian đi nghĩa vụ kéo dài 2 năm và cần trải qua thời gian huấn luyện nặng nên đòi hỏi người lính cần có nền tảng sức khỏe tốt. Do vậy theo phụ lục 1 được ban hành kèm với thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, những người đang mắc các bệnh lý răng hàm mặt sau đây có thể được xem xét trước khi đi nghĩa vụ quân sự:
- Có 6 răng sâu độ 3
- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên
- Mất 5 – 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên
- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50%
- Viêm quanh răng từ 6 – 11 răng trở lên, răng lung lay độ 2 – 3 – 4
- Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên
- 5 – 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng
- Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng
- Viêm loét mạn tính đã điều trị nhiều lần không khỏi
- Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định
- Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định
- Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: Viêm cấp, Viêm mạn, xơ hóa, chưa ổn định, Sỏi ống Wharton
- Viêm khớp thái dương hàm: Viêm mạn tính
- Xương hàm gãy: Khớp cắn di lệch nhiều, ảnh hưởng tới sức nhai
- Khe hở môi, khe hở vòm miệng Chưa phẫu thuật
- Khe hở môi toàn bộ 2 bên Chưa phẫu thuật
- Khe hở môi kèm theo khe hở vòm
- Khe hở vòm toàn bộ
- U lành đã phẫu thuật ổn định có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch…)
Theo những mục trên thì niềng răng không nằm trong mục được hoãn hay miễn đi nghĩa vụ quân sự. Do vậy nếu khi đang niềng răng mà đủ điều kiện sức khỏe bạn hoàn toàn có thể nhập ngũ bình thường.
Tuy nhiên, khi niềng răng đi nghĩa vụ sẽ gặp đôi chút những khó khăn, bạn nên báo với chỉ huy về tình trạng răng của mình và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chỉnh nha để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Trường hợp được hoãn hoặc miễn đi nghĩa vụ quân sự
Ngoài niềng răng có đi nghĩa vụ quân sự không, bạn có thể tìm hiểu thêm về những trường hợp được hoãn hoặc miễn đi nghĩa vụ quân sự:
Trường hợp được hoãn đi nghĩa vụ quân sự
- Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không được Hội đồng kiểm tra thông qua.
- Là lao động chính trong gia đình, đang chăm sóc người thân bị mất khả năng lao động hoặc người thân chưa đủ tuổi lao động. Hoặc người có gia đình bị thiệt hại tài sản lớn do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn đã được
- Ủy ban nhân dân trực thuộc xác nhận.
- Là con của bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc màu da cam, bị suy giảm khả năng lao động từ 61 đến 80%.
- Người có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang tham gia phục vụ tại ngũ, nhiệm vụ của Công an nhân dân.
- Những người di cư, tái định cư trong 3 năm đầu tiên tại cộng đồng khó khăn theo dự án của Nhà nước, đã được phê duyệt bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên.
- Những người thuộc cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong đang thực hiện công việc trên địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Những người đang theo học hệ cao đẳng hoặc đại học chính quy.
Trường hợp được miễn đi nghĩa vụ quân sự
- Nếu người niềng răng thuộc các đối tượng sau thì được miễn hoàn toàn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định:
- Là con người liệt sĩ hoặc thương binh hạng Nhất được Nhà nước công nhận.
- Là anh hoặc em ruột của liệt sĩ.
- Là con của thương binh hạng Hai được Nhà nước công nhận.
- Là con của bệnh binh bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Là con của người nhiễm chất độc màu da cam bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Những người thuộc cán bộ quản lý, viên chức, công chức, thanh niên xung phong đang công tác tại vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Như vậy, bài viết trên đây nha khoa VIET SMILE đã giúp bạn giải đáp xong câu hỏi Niềng răng có đi nghĩa vụ không? Hy vọng với những thông tin đó sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi niềng răng nếu có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự. Bạn cần tư vấn về niềng răng hãy liên hệ 1900 3331 để được hỗ trợ nhé.