Viêm nha chu có niềng răng được không? là vấn đề mà khá nhiều người quan tâm hiện nay. Hiểu được điều đó Nha khoa VIET SMILE lên bài viết sau giúp bạn tìm ra được câu trả lời nhanh nhất.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng phổ biến nhưng nó cũng khá nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bị viêm nha chu:
- Nướu răng bị sưng và có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi
- Nướu răng rất dễ bị chảy máu
- Nướu răng không bám sát vào chân răng
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Răng, nướu nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ cay, nóng hoặc lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu có thể kể đến như:
Mảng bám vi khuẩn: Nguyên nhân hàng đầu gây viêm nha chu là sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn trên răng và nướu. Nếu không được loại bỏ mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, gây kích ứng và viêm nhiễm nướu.
Vệ sinh răng miệng kém: Việc không duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ dẫn đến sự tích tụ mảng bám và cao răng, từ đó gây viêm nhiễm nướu và tiến triển thành viêm nha chu.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử viêm nha chu, nguy cơ bạn bị viêm nha chu cũng tăng lên.
- Hút thuốc lá: Các chất trong thuốc lá làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ gặp phải tình trạng viêm nha chu.
- Bệnh lý nền: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, và các bệnh tự miễn có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm nha chu.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, và thuốc chống động kinh có thể làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng và tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu.
- Hormone thay đổi: Sự thay đổi hormone ở phụ nữ trong các giai đoạn như mang thai, kinh nguyệt, hoặc mãn kinh có thể làm nướu nhạy cảm hơn và dễ bị viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, có thể làm giảm sức đề kháng của nướu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Đọc thêm: Cắt lợi có nguy hiểm không? Cắt lợi nhanh chóng, hiệu quả ở đâu?
Viêm nha chu có niềng răng được không?
Viêm nha chu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức răng do vậy nhiều người lo lắng về việc niềng răng bị viêm nha chu.
Trước tiên để biết viêm nha chu có niềng răng được không? Cùng tìm hiểu đôi nét về niềng răng là gì nhé. Niềng răng là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt để tác dụng lực lên răng để đưa chúng về đúng vị trí mong muốn.
Sau niềng ngoài giúp tái tạo lại khớp cắn còn giúp khuôn miệng, nụ cười và thẩm mỹ khuôn mặt được cải thiện. Với viêm nha chu có niềng răng được không, trước tiên bác sĩ sẽ cần thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh lý rồi mới đưa ra phương án phù hợp.
Trường hợp viêm nha chu có thể niềng răng được:
- Viêm nha chu ở mức độ nhẹ, xương ổ răng chưa bị phá hủy và răng chưa bị lung lay
- Tình trạng viêm nha chu nhưng đã được kiểm soát
Trường hợp viêm nha chu không nên niềng răng:
Một số trường hợp dưới đây được khuyên không nên niềng răng khi bị viêm nha chu bởi nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Viêm nha chu nặng, xương hàm bị tổn thương nặng
- Bị viêm nha chu chưa được kiểm soát và điều trị dứt điểm
- Bị viêm nha chu gây mất nhiều răng và đã từng làm implant để khôi phục lại răng mất do biến chứng của viêm nha chu
- Trên hàm đã bọc nhiều răng sứ
- Bị viêm nha chu kèm theo các bệnh lý khác như rối loạn đông máu, ung thư, tiểu đường,…
Những lưu ý khi niềng răng bị viêm nha chu
Khi bị viêm nha chu mà niềng răng bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
Điều trị triệt để viêm nha chu
Khi niềng răng bác sĩ sẽ gắn các khí cụ lên răng và tác dụng lực thông qua đó để kéo răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Do vậy nêu viêm nha chu không được điều trị triệt để, vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển sẽ khiến cho răng bị lung lay, kết hợp với việc kéo răng sẽ làm mất răng vĩnh viễn.
Bởi vậy trước khi niềng răng cần điều trị viêm nha chu trước theo hướng dẫn của bác sĩ, rồi mới tiến hành niềng răng để tránh những rủi ro không đáng có.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi niềng răng bạn sẽ cần phải đeo rất nhiều khí cụ nên việc vệ sinh răng miệng sẽ cần được chú trọng hơn. Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, thức ăn thừa trên răng. Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh viêm nha chu tái phát, đồng thời giúp giảm sâu răng, viêm lợi, hôi miệng.
Cách vệ sinh răng miệng khi nẹp răng:
- Đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh có chứa fluor.
- Sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để giúp hỗ trợ việc vệ sinh răng miệng nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả cao.
Đọc thêm: Niềng răng khấp khểnh giá bao nhiêu?
Tái khám đúng lịch hẹn
Niềng răng trải qua một thời gian dài và hàng tháng bạn cần quay lại nha khoa để thăm khám. Ngoài kiểm tra tình trạng răng bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật để chỉnh răng. Do vậy để răng đi đúng như phác đồ bác sĩ đưa ra bạn hãy quay lại nha khoa thăm khám đúng lịch hẹn.
Trên đây là những chia sẻ của nha khoa VIET SMILE về vấn đề Viêm nha chu có niềng răng được không? Nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ 1900 3331 để được đội ngũ nha khoa VIET SMILE giải đáp.