Có rất nhiều các bậc phụ huynh cho rằng trẻ thay hết răng vĩnh viễn mới bắt đầu niềng răng. Hoặc có rất nhiều khách hàng hỏi rằng chị hơn 30 tuổi, hơn 40 tuổi có niềng răng được không? răng có đẹp được nữa không? vậy bao nhiêu tuổi có thể niềng răng và độ tuổi niềng răng tốt nhất là khi nào?
Theo bác sĩ Đàm Thị Hương – Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile: Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học chuyên sâu của chuyên khoa chỉnh nha hiện nay, nhưng quan điểm về độ tuổi sớm nhất và muộn nhất có thể niềng răng đều đã thay đổi. Không cần chờ đến khi thay hết răng sữa và cũng không cần lo lắng về việc độ tuổi quá lớn sẽ không niềng được răng.
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là quá trình kéo dài trung bình từ 15 đến 24 tháng bác sĩ dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm để đảm bảo hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn với chức năng thẩm mỹ và ăn nhai tốt. Bác sĩ có thể sử dụng hệ thống dây cung – mắc cài hoặc máng trong suốt để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn theo phác đồ điều trị chi tiết.
Niềng răng hiện nay được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự thay đổi rõ ràng của các nét trên khuôn mặt sau niềng giúp bạn có tổng thể khuôn mặt hài hòa, cân đối với nụ cười là điểm nhấn tỏa sáng trên khuôn mặt.
Niềng răng sẽ giúp bạn giải quyết hoàn toàn các vấn đề về:
- Răng hô
- Răng móm
- Răng khấp khểnh
- Răng mọc chen chúc, lệch lạc
- Răng có vấn đề về khớp cắn như cắn sâu, căn chéo, cắn ngược…
Niềng răng là một chuyên khoa lớn và chuyên sâu trong nha khoa. Một bác sĩ sau khi tốt nghiệp sau 6 năm học tập tại khoa Răng – Hàm – Mặt Đại học Y sẽ cần học sâu thêm chuyên khoa, các khóa học cao cấp liên tục và cập nhật hàng năm để có thể trở thành 1 bác sĩ chỉnh nha giỏi.
Đó là lý do tại sao Nha khoa Việt Smile hình thành Trung tâm niềng răng chuyên sâu với các bác sĩ chuyên sâu cho lĩnh vực này.
2. Bao nhiêu tuổi có thể niềng răng?
Độ tuổi niềng răng thông thường hiện nay các bé là từ 8 – 10 tuổi. Các bậc phụ huynh nếu thấy bé có các dấu hiệu về răng lệch lạc nên cho bé thăm khám và theo dõi. Thông thường, các dấu hiệu sẽ được biểu hiện rõ nét khi răng vĩnh viễn được thay. Bé mọc đủ 4 răng hàm số 6 và thay nhóm răng cửa đã có thể tiến hành gắn mắc cài chỉnh răng.
Với các trường hợp, bé có dấu hiệu bị móm – hàm trên răng sữa đã mọc thụt vào so với hàm dưới, khi bé 5 – 6 tuổi đã có thể tiến hành giai đoạn 1 can thiệp để kiểm soát sự phát triển của xương. 90% các trường hợp móm hay còn gọi là khớp cắn ngược do yếu tố gen di truyền. Do đó, nếu trong gia đình bạn hay họ hàng gần có người đã bị cắn ngược, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn.
Độ tuổi sớm nhất để niềng là như vậy, với độ tuổi lớn nhất thì sao? câu trả lời là bạn vẫn có thể niềng răng khi đã ngoài 40 thậm chí là 50 tuổi. Do đó, với các trường hợp ngoài 30 tuổi niềng răng vẫn đem lại kết quả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt.
Có 1 vấn đề cần lưu ý đặc biệt với các khách hàng niềng răng khi đã lớn tuổi đó là kiểm soát tình trạng nha chu ban đầu. Nghĩa là tình trạng viêm, tụt nướu, lợi, tiêu xương vùng tam giác kẽ răng. Nhiều khách hàng do thói quen vệ sinh không tốt, răng lệch lạc nhiều dẫn đến việc vệ sinh hàng ngày không sạch nên gây viêm lợi cũng như tốc độ tụt nướu nhanh hơn. Bác sĩ sẽ cần giải quyết tình trạng viêm cũng như kiểm soát tốc độ tụt nướu mới có thể niềng răng.
3. Độ tuổi niềng răng tốt nhất
Giai đoạn vàng để niềng răng thông thường từ 8 – 10 tuổi. Với các bé bị móm là từ 6 – 7 tuổi – giai đoạn 1 tiền chỉnh nha chỉ kéo dài 6 tháng nhưng đem lại hiêu quả rõ ràng cũng như hạn chế tối đa vấn đề phải phẫu thuật ở tuổi trưởng thành.
Cũng có một số trường hợp dấu hiếu lệch lạc, chen chúc nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định chờ đến năm 12 – 13 tuối tiến hành gắn mắc cài để niềng răng toàn diện.
Giai đoạn này là giai đoạn xương hàm của các bé đang phát triển nên việc định hình và chỉnh rất thuật lợi và hiệu quả có thể nhìn thấy bằng mắt rõ ràng và nhanh chóng. Điều này cũng giúp các bậc phụ huynh và trẻ có động lực hơn trong quá trình niềng răng. Thông thường, ở độ tuổi này ngoài khó chịu vì việc phải đeo niềng các bé thường không bị đau như niềng răng của người lớn.
4. Có những loại mắc cài nào để lựa chọn?
Hiện nay trong hệ thống niềng răng có 2 loại mắc cài là mắc cài kim loại và mắc cài pha lê để khách hàng lựa chọn. Trong 2 loại mắc cài này lại được chia ra làm 2 loại mắc cài theo tiêu chuẩn thiết kế là mắc cài buộc chun và mắc cài tự động.
4.1 Tiết kiệm chi phí cùng mắc cài kim loại tiêu chuẩn
Mắc cài kim loại tiêu chuẩn là loại mắc cài phổ biến và xuất hiện đầu tiên trong hệ thống mắc cài hiện đại ngày nay. Dù “lâu đời” nhất nhưng mắc cài kim loại vẫn mang lại kết quả sau niềng giống như những loại mắc cài khác. Với ưu điểm về chi phí tiết kiệm vượt trội, đây vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên.
Mắc cài kim loại tiêu chuẩn hay còn gọi mắc cài buộc chun. Cấu tạo mắc cài gồm 2 thành phần chính là mắc cài và dây cung được cố định với nhau bởi dây chun (trong suốt hoặc có màu tùy vào sở thích riêng của mỗi cá nhân).
Hạt mắc cài được cấu tạo từ hợp kim cao cấp được FDA Hoa Kỳ chứng nhận đảm bảo:
- Không han gỉ, không oxy hóa khi gặp axit
- Thích ứng sinh học với môi trường miệng
- Không ảnh hướng đến vị giác trong quá trình niềng
Hạt mắc cài sẽ được gắn cố định trực tiếp lên răng, dây cung sẽ là yếu tố kết nối các mắc cài thành 1 chuối. Trong quá trình niềng, bác sĩ sẽ thay dây cung theo kích thước khác nhau ở mỗi giai đoạn để tạo lực siết kéo răng về đúng vị trí.
4.2 Rút ngắn thời gian niềng cùng mắc cài kim loại tự động
Niềng răng mắc cài kim loại tự động hay còn gọi mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài kim loại thông minh là hệ thống mắc cài có nhiều cải thiện hiện đại so với mắc cài kim loại buộc chun thông thường. Kim loại tự buộc không cần chun, vệ sinh dễ dàng, nhẹ nhàng và đẩy nhanh tốc độ làm đều răng cũng như thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại truyền thống.
Cũng giống như mắc cài kim loại buộc chun, mắc cài kim loại tự động sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung tạo lực để kéo răng về vị trí đúng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng chun, mắc cài tự động được thiết kế thông minh với thiết khóa đóng mở tự động.
Với cơ chế đóng bừng khóa tự động, lực tác động lên dây cung đều đặn và ổn định hơn do với mắc cài buộc chun (chun sau một thời gian sẽ bị giãn do tính chất của vật liệu). Điều này giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
4.3 Niềng răng mắc cài pha lê
Cùng nằm trong hệ thống mắc cài nên cấu tạo của mắc cài pha lê cũng gồm 2 phần là mắc cài và dây cung. Mắc cài được gắn cố định trên răng và kết nối dây cung để tạo lực siết dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Các hạt mắc cài có màu trong suốt – trùng với màu răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ khi niềng. Nếu đứng cách xa trên 2m sẽ khó ai nhận ra bạn đang niềng răng. Mắc cài được làm từ pha lê cao cấp với các góc bo tròn nên an toàn tuyệt đối và hạn chế tối đa vấn đề xước môi, má.
4.4 Niềng răng hệ thống máng trong suốt invisalign
Ngoài ra, với các khách hàng có điều kiện về tài chính cũng như yêu cầu về tính thẩm mỹ khi niềng, hệ thống niềng răng trong suốt với máng niềng trong suốt invisalign là lựa chọn tiên phong.
Niềng răng invisalign là quá trình đeo một loạt các khay khác nhau để dịch chuyển dần dần các răng về đúng vị trí. Các thay có thể tháo rời giúp bạn thoải mái trong quá trình ăn uống và vệ sinh. Không có bất kể khó chịu hay vướng víu nào trong sinh hoạt hàng ngay như phương pháp niềng răng mắc cài.
Các khay invisalign được sản xuất từ nhựa dẻo đặc biệt được cấp bằng sáng chế có tên SmartTrack độc quyền của Align Technology. Loại nhựa này không chứa BPA, BPS, Latex, Gluten nên ngay khi ăn nhai bạn cũng không cần tháo khay. Vật liệu này được FDA Hoa Kỳ chứng nhận.
Bác sĩ Đàm Thị Hương – Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile chia sẻ về độ tuổi niềng răng