Khí cụ nong hàm là gì? – 7 điều cần biết về khí cụ nong hàm

Khí cụ nong hàm là loại khí cụ được bác sĩ sử dụng khá nhiều trong quá trình chỉnh nha. Vậy khí cụ nong hàm là gì? Khi nào cần sử dụng khí cụ nong hàm và nhiều câu hỏi khác được đặt ra xoay quanh khí cụ nong hàm. Để giải đáp tất cả những thắc mắc đó chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile sẽ bật mí 6 điều cần biết về khí cụ nong hàm giúp bạn gỡ bỏ lo lắng, có kế hoạch niềng răng sớm nhất cho mình nhé.

Khí cụ nong hàm là gì? - 7 điều cần biết về khí cụ nong hàm
Khí cụ nong hàm là gì? – 7 điều cần biết về khí cụ nong hàm

1. Nong hàm là gì?

Nong hàm là một trong những khí cụ chỉnh nha được sử dụng khá nhiều và phổ biến trong quá trình niềng răng. Hiểu một cách đơn giản đây là cách bác sĩ làm rộng cung răng nhằm mục đích tạo khoảng cho răng mọc hoặc kéo răng, dàn đều răng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn.

2. Các trường hợp cần nong hàm

Không phải trường hợp nào cũng cần dùng hàm nong, và cũng không phải độ tuổi nào sử dụng cũng hiệu quả.

Khí cụ nới rộng cung hàm chỉ thực sự cần thiết để tăng hiệu quả niềng răng đối với các trường hợp được nêu sau đây.

Các trường hợp cần nong hàm
Các trường hợp cần nong hàm

Vòng hàm hẹp

Trường hợp vòm hàm hẹp không đủ diện tích cho răng di chuyển, bác sĩ sẽ chỉ định dùng khí cụ nong hàm nếu có thể để tạo khoảng trống. Tùy trường hợp có thể kết hợp nong hàm với nhổ răng, hoặc áp dụng một trong hai.

Cung hàm không đủ chỗ cho răng sắp xếp

Cung hàm thiếu chỗ cho răng sắp xếp, tức là với 28 – 32 chiếc răng nhưng cung hàm không đủ chỗ cho các răng dịch chuyển. Vì vậy, bác sĩ sẽ cần sử dụng đến khí cụ nong hàm để tạo khoảng trống vừa đủ cho răng dịch chuyển đúng vị trí. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng chỉ định khá ít.

Khớp cắn chéo, hàm lệch, mặt lệch

Khớp cắn chéo: Khi 2 hàm cắn lại, răng hàm trên nằm bao ra ngoài hàm dưới được coi là khớp cắn tự nhiên.

Nhưng nếu hàm trên bị hẹp, khi cắn lại một số răng hàm trên sẽ nằm bên trong làm sai khớp cắn, gây thiếu cân đối.

Khi một trong hai bên hàm và mặt bị lệch, không cân đối với bên hàm còn lại. Muốn cân đối lại chỉ cần nong rộng 1 bên hàm là đạt được hiệu quả.

Niềng răng trẻ em

Nong hàm ở trẻ em: Ở tuổi đang phát triển, việc nong hàm giúp kích thích xương hàm phát triển tròn đều, giúp việc niềng răng thuận lợi hơn mà không cần nhổ răng.

Thông qua kết quả chụp phim và thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ phân tích và đưa chẩn đoán chính xác nhất cho từng trường hợp.

3. Phương pháp nong hàm

Có những phương pháp nong hàm nào? Cùng đi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Phương pháp nong hàm
Phương pháp nong hàm

Nong hàm nhanh

Nong hàm nhanh là loại khí cụ có tốc độ mở rộng hàm từ 0,5 – 1 mm/ ngày. Phương pháp này sẽ tập trung chủ yếu vào tốc độ nới rộng diện tích xương. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nong hàm nhanh sẽ tạo ra kẽ hở lớn giữa 2 răng cửa, do tốc độ của xương phát triển nhanh hơn so với tốc độ dịch chuyển của răng.

Theo thời gian chúng sẽ tự động đóng lại nhưng rất dễ xảy ra tình trạng các răng chen chúc vào nhau. Chính vì vậy sau khi sử dụng khí cụ nong hàm thường được kết hợp với niềng răng để dàn đều các răng.

Nong hàm chậm

Nong hàm chậm là loại khí cụ có tốc độ mở rộng từ từ khoảng 1mm/ tuần. Do tốc động chậm nên bác sĩ thường hướng dẫn khách hàng tự vặn vít trên khí cụ nong hàm tại nhà để giảm thiểu thời gian tới phòng khám.

Với nong hàm chậm thì tốc độ phát triển của xương và quá trình dịch chuyển của răng là ngang nhau nên khí cụ nong hàm sẽ được được tiến hành trong khoảng 10 tuần.

Nong hàm chậm
Nong hàm chậm

Nong hàm bằng dây cung

Nong hàm bằng dây cung thường được áp dụng với trường hợp răng chen chúc nhẹ. Tuy nhiên, sau khoảng 5 – 6 tháng sử dụng nong hàm bằng dây cung nếu không đem lại hiệu quả cao, bác sĩ sẽ cần chuyển sang dùng khí cụ nong hàm thông thường để tạo khoảng kéo các răng về đúng vị trí như đã tính toán trước đó.

4. Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?

Có nhiều bạn lo lắng không biết khí cụ nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt không?

Theo nghiên cứu, hàm nong có ảnh hưởng đôi chút đến cấu trúc khuôn mặt và chỉ xảy ra ở phần góc mũi. Và hầu hết những những thay đổi này đều theo chiều hướng tốt lên, mang lại cung hàm cân đối, hài hòa hợn với cấy trúc khuôn mặt. Một số thay đổi thích cực của khí cụ nong hàm

Tạo sự cân đối giữa hai hàm: Khí cụ nong hàm sẽ giúp nới rộng cung răng hơn tạo sự tương xứng giữa hàm trên và hàm dưới, giúp cải thiện cung hàm méo lệch trở nên cân đối hơn.

Cải thiện cấu trúc khuôn mặt: Đối với những khách hàng có cung hàm nhỏ và hẹp khiến cho cấu trúc khuôn mặt mất cân đối thì việc nong hàm khi chỉnh nha sẽ giúp vòm hàm cân xứng và cải thiện thẩm mỹ.

5. Các loại hàm nong

Nong hàm có nền nhựa acrylic

Nong hàm có nền nhựa được kết cấu bao gồm nền nhựa acrylic, chốt khóa dãn nở và dây cung kim loại bám vào răng tiền hàm, răng hàm.

Tấm nhựa có tác dụng giảm tải lực đẩy của khí cụ nong hàm nên hạn chế được tỷ lệ răng lung nay, nứt hoặc vỡ.

Khí cụ nong hàm có nền nhựa thường được cung cấp từ một số thương hiệu phổ biến như: Hawley, Haas,…

Nong hàm có nền nhựa acrylic
Nong hàm có nền nhựa acrylic

Nong hàm không có nền nhựa

Nong hàm có nền nhựa được sản xuất từ một số thương hiệu như: Hyrax, Quad helix, Transforce,…

Loại khí cụ này được thiết kế đơn giản so với nong hàm có nền nhựa, chỉ bao gồm khung thép kim loại và chốt khóa ở giữa.

Tuy nhiên nong hàm không có nền nhựa nên lực đẩy sẽ truyền trực tiếp đến răng nên tỷ lên răng bị lung lay, nứt, vỡ sẽ cao hơn. Nhưng chúng có ưu điểm là không gây kích ứng cho vùng niêm mạc miệng.

6. Các câu hỏi thường gặp về nong hàm

Nong hàm có đau không?

Nong hàm có đau không là băn khoăn của không ít bạn đang tìm hiểu về phương pháp niềng răng. Sợ đau – đây vốn dĩ là tâm lý chung của hầu hết mọi người.  Nói về vấn đề này, bác sĩ chỉnh nha tại Việt Smile cho biết: ” Nong hàm cơ bản không đau vì không có can thiệp tác động trực tiếp lên mô mềm (ngoại trừ hàm nong xương có bắt vít). Cảm giác chủ yếu khi đeo hàm nong là cảm giác vướng lưỡi, khó chịu do hàm nong tương đối cồng kềnh”.

Do vậy, bạn có thể an tâm rằng trong và sau khi gắn hàm nong sẽ không có cảm giác đau. Tuy nhiên, thời gian đầu khi gắn khí cụ nong hàm bạn có thể hơi nói ngọng do hạn chế hoạt động của lưỡi, nhưng sau khoảng 2 tuần bạn sẽ quen.

Thực tế, khi lắp 1 khí cụ mới vào cung hàm thì cảm giác vướng là điều khó tránh khỏi, 1 số ít khách hàng thấy tiết nước bọt nhiều hơn và tức nhẹ trong vài ngày đầu tiên sử dụng bởi áp lực do hàm nong tác động lên vòm miệng.

Trong hành trình niềng răng tùy theo từng giai đoạn chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với cảm giác đau nhưng chúng đều nằm trông ngưỡng chịu được, vì vậy những ai đang có ý định chỉnh nha không cần quá lo lắng.

Nong hàm trong bao lâu?

Khí cụ nong hàm được giữ trong miệng khoảng 2-3 tháng ( với trẻ em), với người trưởng thành thời gian thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn tuỳ trường hợp.

Để đảm bảo tính hiệu quả, tránh xương hàm di chuyển về vị trí cũ sau khi tháo hàm nong khách hàng sẽ cần đeo khí cụ trong miệng từ 6 – 8 tuần nữa

Nong hàm trong bao lâu?
Nong hàm trong bao lâu?

Mức độ nong cho phép là bao nhiêu?

Nong hàm được áp dụng với mục đích làm nới rộng diện tích vòm miệng, giúp điều chỉnh lại khớp cắn, tạo sự cân đối, hài hoà cho khuôn mặt. Vì thế để đảm bảo hiệu quả tối ưu, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X-quang, đo đạc và tính toán kỹ càng mới xác định được mức độ nong hàm cho từng trường hợp.

Thông thường, giới hạn nới rộng trên ở vùng răng cối nhỏ có thể lên đến 9mm, đối với vùng răng cối là 6mm tính theo chiều ngang.

Nong hàm giá bao nhiêu?

Chỉnh nha là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để thay đổi hàm răng và nụ cười của mình. Nhưng có một số trường hợp do hàm hẹp hay hàm lệch, mặt lệch bác sĩ sẽ cần phải sử dụng khí cụ nong hàm để nới rộng cung hàm tạo khoảng giúp đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Vậy nên nhiều câu hỏi đã đặt ra là nong hàm giá bao nhiêu?

Tại nha khoa VIET SMILE giá nong hàm dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 /hàm tùy vào loại hàm.

7. Lưu ý sau khi đeo nong hàm

Điều chỉnh khí cụ

Luôn tuân theo hướng dẫn của nha sĩ khi thực hiện vặn vít tăng áp lực khí cụ nong hàm.

Nếu trường hợp của bạn dùng hàm nong mà không cần bác sĩ tạo lực, có thể tự tiến hành tại nhà thì bạn nên nhờ người thân bởi họ có tầm nhìn tốt hơn. Mỗi lần mở rộng vít ốc bạn nên há miệng rộng, thực hiện nhẹ nhàng tránh mạnh tay gây trầy xước, đau rát. Dụng cụ để kích hoạt khí cụ nong hàm mở rộng ra có hình dáng giống chiếc chìa khoá, bạn cần giữ cẩn thận và đừng quên vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau mỗi lần nới vít nong.

Bên cạnh đó, mỗi khi ăn xong bạn nên chỉnh khí cụ để tránh vận động hàm. Ngoài ra, hãy đảm bảo thực hiện thăm khám định kỳ đúng hẹn, nếu không thể tới kịp lịch nới rộng hàm nong bạn hãy thông báo cho nha sĩ sớm.

Lưu ý sau khi đeo nong hàm
Lưu ý sau khi đeo nong hàm

Ăn uống khi dùng hàm nong

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu tăng sức đề kháng cho cơ thể, đảm bảo răng lợi khỏe mạnh.
  • Bạn hãy cắt nhổ đồ ăn thành nhiều miếng nhỏ, hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai, giòn
  • Với trẻ nhỏ, ba mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn những món ăn yêu thích như kem, bánh xốp mềm, sữa chua…để tránh biếng ăn

Cách vệ sinh khi đeo hàm nong?

trong quá trình niềng răng nói chung và khi gắn khí cụ nới rộng cung hàm việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là điều vô cùng quan trọng. Bởi đeo hàm nong dễ bị mắc thức ăn và hàm nong và khó vệ sinh bằng bàn chải đơn thuần.

Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng kết hợp giữa bàn chải và máy tăm nước sẽ cho hiệu quả vệ sinh hàm nong rất tốt, máy tăm nước giúp loại bỏ những mảng thức ăn mắc kẹt trong các ngóc ngách của hàm nong và bàn chải giúp chải bề mặt răng sạch sẽ.

Khi niềng răng bạn hãy lựa chọn trung tâm uy tín và nhớ phải tuân theo chỉ định của nha sĩ để có kết quả nắn chỉnh hoàn hảo nhất nhé.

Liên hệ ngay với Nha khoa Việt Smile theo Hotline 1900 3331 để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc niềng răng cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng nhé.

Chia sẻ của bác sĩ về nong hàm trong chỉnh nha

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú