Mài kẽ răng là gì? Mài kẽ răng là một trong những chỉ định bác sĩ đưa ra trong quá trình niềng răng để mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng không biết mài kẽ răng có ảnh hưởng gì đến men răng, cấu trúc răng không? Những thông tin chi tiết sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây của nha khoa VIET SMILE. Các bạn cùng theo dõi để biết thêm kiến thức về mài kẽ răng nhé.
Mài kẽ răng là gì?
Mài kẽ răng hay còn gọi là cắt kẽ răng, kỹ thuật này được bác sĩ áp dụng để tạo ra khoảng trống giữa các răng giúp răng thuận lợi dịch chuyển về vị trí thẳng hàng.
Tùy vào tình trạng răng của mỗi khách hàng bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cắt kẽ. Cắt kẽ răng, bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ bổ trợ để mài đi 2 mặt bên của răng trong tỷ lệ cho phép và số lượng răng cần mài từ 4 – 10 răng, tùy vào từng trường hợp.
Mài kẽ răng để niềng có hại không?
Mài kẽ răng để niềng có hại gì không? đây là câu hỏi mà nha khoa VIET SMILE nhận được rất nhiều từ phía khách hàng khi bác sĩ đưa ra chỉ định cần mài kẽ răng. Bác sĩ nha khoa VIET SMILE cho biết, mài kẽ răng là một kỹ thuật không quá phức tạp. Đặc biệt, trước khi đưa ra quyết định mài kẽ răng bác sĩ sẽ phải đánh giá tình trạng răng và tính toán số lượng răng, tỷ lệ răng cần mài nên hoàn toàn không gây tổn hại gì đến răng thật.
Ngược lại, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật cắt kẽ răng không những không có hại mà còn tạo ra khoảng trống vô cùng thuận lợi để kéo các răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp răng trở nên đều đẹp hơn. Ngoài ra, mài kẽ răng còn giúp thu gọn kích thước, mang lại hình dáng răng chuẩn đẹp và có thể khắc phục được tình trạng tam giác đen mang lại tính thẩm mỹ cho hàm răng, nụ cười.
Cắt kẽ răng còn được đánh giá là kỹ thuật tân tiến giúp hạn chế tình trạng phải nhổ răng để tạo khoảng với những trường hợp không quá phức tạp. Tuy nhiên, để đạt được điều đó là khi mài đúng tỉ lệ, đúng kỹ thuật. Ngược lại, nếu bác sĩ có tay nghề không tốt, chuyên môn thấp, cắt kẽ sai kĩ thuật thì quá trình mài kẽ răng có thể gặp phải một số tình trạng sau:
- Gây ra cảm giác ê buốt cho khách hàng trong và sau khi cắt kẽ.
- Thay đổi cấu trúc răng, tình trạng này gặp phải là do mài quá nhiều, làm ảnh hưởng đến hình thể răng, các răng trở nên lệch lạc không ăn khớp với nhau sau khi niềng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
- Mài kẽ răng sai cách còn gây xâm lấn đến tủy răng dẫn đến một số biến chứng như viêm tủy, áp xe răng, mất răng có thể xảy ra.
Vậy nên khi quyết định niềng răng, cải thiện thẩm mỹ hàm răng, nụ cười bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ chuyên môn cao để không ảnh hưởng đến răng.
Mài kẽ răng để niềng có đau không?
Nhắc đến mài kẽ răng nhiều người có tâm lý lo lắng vì sợ đau. Thực tế, mài kẽ răng bác sĩ chỉ mài mịn một phần nhỏ men răng ở 2 bên rìa trong tỷ lệ cho phép, không xâm lấn đến cấu trúc răng, tủy răng nên quá trình mài kẽ sẽ không gây đau đớn, ê buốt gì cho khách hàng.
Không những vậy để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi cắt kẽ, đồng thời giúp quá trình mài kẽ diễn ra thuận lợi.
Vậy nên khi bác sĩ đưa ra chỉ định cắt kẽ thì bạn hãy kết hợp với bác sĩ để răng của mình đi đúng phác đồ điều trị và đạt kết quả tốt nhất sau khi tháo niềng.
Cắt kẽ răng có làm răng bị yếu đi không?
Nhiều khách hàng sợ rằng cắt kẽ răng sẽ làm cho răng bị yếu đi. Nhưng thực chất mài kẽ răng chỉ là mài bớt đi một phần men răng bên ngoài, không ảnh hưởng đến các bộ phận sâu bên trong răng như cấu trúc men răng, ngà răng, tủy răng, chân răng. Do đó mài kẽ răng sẽ không làm cho răng bị yếu đi như những lời đồn.
Tỷ lệ mài kẽ răng là bao nhiêu?
Tỷ lệ mài kẽ răng để niềng răng sẽ phục thuộc vào tình trạng răng của bạn. Dưới đây là tỷ lệ mài kẽ răng trong giới hạn cho phép.
Với răng cửa và răng nanh, tỷ lệ mài tối đa như sau:
- Phần cổ răng: trong khoảng từ 0,6 – 0,8 mm
- Phần thân răng: từ 1 – 1,3 mm
- Phần cạnh rìa cắn: từ 1,2 – 1,6 mm
Với răng hàm tỷ lệ mài tối đa như sau:
- Phần cổ răng: 0,6 – 0,8 mm
- Phần thân răng: từ 1,3 – 1,6 mm
- Phần rìa cạnh cắn: từ 1,4 – 1,8 mm
Những trường hợp cần mài kẽ răng?
Không phải trường hợp răng cũng cần phải cắt kẽ răng khi niềng răng mà bác sĩ cần phải đánh giá dựa trên tình trạng răng của mỗi khách hàng. Sau đây một số tình trạng răng có thể bác sĩ sẽ cần phải cắt kẽ khi niềng:
Răng mọc lệch lạc, chen chúc nhẹ
Thông thường với một hàm răng chen chúc bác sĩ sẽ cần phải tiến hành nhổ răng để tạo ra không gian thuận lợi cho các răng dịch chuyển về thẳng hàng với nhau trên cung hàm. Nhưng nhờ có phương pháp cắt kẽ răng, bác sĩ sẽ không đưa ra chỉ định nhổ răng ngay mà cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng, cung hàm của bạn.
Với những trường hợp đủ điều kiện bác sĩ sẽ thực hiện cắt kẽ răng kết hợp với nong hàm. Khi đó bạn sẽ không cần phải nhổ bất kì một chiếc răng nào mà vẫn sở hữu hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn nụ cười tự tin sau niềng răng.
Răng cửa có hình tam giác đen
Răng cửa xuất hiện tam giác đen là do một số nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không đúng cách, men răng bị mài mòn,… Để cải thiện tình trạng này mà không ảnh hưởng đến cấu trúc răng bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật cắt kẽ răng. Từ đó, trả lại cho bạn hình dáng răng chuẩn, không bị lệch lạc, giảm tình trạng sâu răng, mất thẩm mỹ. Đồng thời tạo ra khoảng trống giúp răng dịch chuyển tốt.
Răng hô nhẹ
Hô là tình trạng răng hàm trên đưa ra trước nhiều hơn so với răng hàm dưới, nhìn từ góc nghiêng sẽ thấy gương mặt không hài hòa. Với tình trạng răng hô nhẹ, mài kẽ răng sẽ giúp tạo khoảng không thích hợp để kéo răng lùi về phía trong mà không ảnh hưởng đến hình thể, cấu trúc răng.
Kích thước răng bất hài hòa
Cắt kẽ răng không chỉ được bác sĩ áp dụng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển mà còn giúp thu gọn kích thước răng, mang lại tỷ lệ hài hòa giữa các răng, cung cười đẹp.
Quy trình mài kẽ răng
Mài kẽ răng được bác sĩ dự định ngay trong phác đồ điều trị sau khi thăm khám. Nếu bạn đồng ý với kế hoạch bác sĩ đưa ra, khi tới thời điểm cắt kẽ răng bạn sẽ được bác sĩ báo trước. Quy trình cắt kẽ răng tại nha khoa VIET SMILE diễn ra theo các bước sau đây:
Bước 1:Vệ sinh răng miệng và vị trí răng cắt kẽ
Đây là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng, bởi khi răng được vệ sinh sạch sẽ thì quá trình xác định tỷ lệ mài chính xác. Nếu răng bị mắc các bệnh lý răng miệng bác sĩ sẽ cần phải điều trị trước sau đó mới thực hiện mài kẽ răng.
Bước 2: Xác định và đánh dấu phần men răng cần cắt kẽ
Kết quả cắt kẽ răng có thành công hay không phụ thuốc hoàn toàn vào bước này, Bởi khi xác định đúng tỷ lệ sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc răng, nhất là tủy răng.
Bước 3: Gây tê
Cắt kẽ răng thường không gây ê buốt hay khó chịu gì cho khách hàng. Tuy nhiên, để khách hàng cảm thấy thoải mái và tự tin khi cắt kẽ bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ vị trí răng cần cắt kẽ.
Bước 4: Mài kẽ răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ cắt kẽ để mài phần cổ, thân, cạnh rìa cắn của răng theo tỉ lệ nhất định đã tính toán trước đó.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng và niềng răng
Sau cắt kẽ bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách để giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi. Sau đó, tùy vào tình trạng răng bác sĩ sẽ gắn các khí cụ chỉnh nha lên răng để điều chỉnh lại vị trí các răng trên cung hàm.
Những lưu ý sau cắt kẽ răng
Mài kẽ răng tuy không ảnh hưởng đến tủy răng và giúp hạn chế tình trạng phải nhổ răng khi niềng. Nhưng khi mài răng cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Không mài kẽ răng ở trẻ em vì buồng tủy răng của bé tương đối lớn có thể gây ê buốt
- Không áp dụng với những người bị mòn men răng, thiểu sản men răng, men răng yếu, bởi sau khi mài răng sẽ trở nên nhạy cảm
- Vệ sinh răng thường xuyên 2 lần ngày bằng bàn chải lông mềm, sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn mắc trong các kẽ răng.
- Sau khi mài không nên ăn ngay những đồ quá nóng quá lạnh, quá dai hoặc cứng bởi sẽ tác động đến phần răng mới mài.
Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản giúp giải thích cho những thắc mắc về mài kẽ răng. Nếu bạn cần tư vấn thêm chi tiết về mài kẽ răng, niềng răng thì hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa VIET SMILE theo số Hotline 1900 3331 nhé.
Chia sẻ của bác sĩ về cắt kẽ răng