Trẻ bị móm phải làm sao? là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ có tình trạng bị móm. Bởi răng móm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Để biết cách điều trị răng móm cho trẻ các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây của trungtamniengrang nhé.
Răng móm là gì?
Răng móm (khớp cắn ngược) là tình trạng khớp cắn hàm trên và hàm dưới không ăn khớp với nhau ở trạng thái nghỉ. Với trường hợp này răng hàm dưới đưa ra trước răng hàm trên, khi cắn lại răng hàm dưới bao phủ lấy răng hàm trên. Khi nhìn từ góc nghiêng bạn sẽ thấy môi hàm dưới và cằm bị đưa ra trước nhiều, khuôn mặt thì bị gãy trông giống hình lưỡi liềm.
Nếu trẻ bị móm được bố mẹ phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, giúp bé tự tin hơn về khuôn mặt của mình.
Có 3 trường hợp móm:
- Móm do răng: Xương hàm phát triển bình thường, răng trên quặp vào trong hoặc xương hàm dưới chìa ra ngoài, cũng có thể kết hợp cả 2 trường hợp trên.
- Móm do xương hàm: Răng mọc đúng vị trí nhưng hàm trên ngắn quá, thụt vào bên trong hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức.
- Móm do cả răng và xương hàm: cấu trúc răng và cấu trúc xương hàm đều gặp vấn đề.
Miệng móm (khớp cắn ngược) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Tại sao trẻ em lại bị móm?
Trẻ em bị khớp cắn ngược vì một số nguyên nhân khác nhau, bao gồm di truyền và các thói quen hoặc tình trạng trong thời kỳ phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Di truyền
Theo thống kê, đến hơn 70% trẻ bị khớp cắn ngược là do di truyền từ các thành viên trong gia đình đã có lịch sử khớp cắn ngược hoặc các vấn đề liên quan đến hàm răng. Tuy tỷ lệ trẻ bị móm do di truyền cao nhưng chỉ cần phát hiện sớm và điều trị sớm thì không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ của bé sau này.
Thói quen xấu
Sử dụng núm vú quá lâu, mút tay, thở miệng, tật đẩy lưỡi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm răng và khớp cắn của trẻ. Các thói quen này có thể dẫn đến khớp cắn ngược hoặc các vấn đề về dáng của hàm răng.
Sự phát triển không đồng đều của hàm răng
Trong quá trình phát triển, hàm răng của trẻ có thể không phát triển một cách đồng đều, dẫn đến các vấn đề về khớp cắn.
Tác hại khi trẻ bị răng móm?
Trẻ em bị khớp cắn ngược có thể gặp một số tác hại và vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và chức năng hàm răng. Dưới đây là một số tác hại chính của tình trạng này:
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Trẻ bị khớp cắn ngược khuôn mặt sẽ trở nên bất hài hòa, điều đó khiến trẻ không tự tin về nụ cười của họ và cảm thấy áp lực tinh thần do tình trạng răng miệng không cân đối.
Khó khăn khi nhai thức ăn
Khớp cắn ngược gây khó khăn cho trẻ khi ăn nhai thức ăn, khiến việc tiêu thụ thức ăn trở nên khó khăn.
Khó khăn trong việc nói chuyện
Khi khớp cắn 2 hàm không đều nhau sẽ khiến âm thanh phát ra không đều gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ dẫn đến khó khăn khi giao tiếp, đặc biệt là khi học tiếng anh.
Tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe khác
Khớp cắn ngược có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc các vật thể dễ dàng kết tụ trên răng và trong miệng, gây ra nguy cơ bị viêm nướu, sâu răng, và vấn đề về sức khỏe răng miệng khác.
Mài mòn răng
Khi các răng hàm hàm không đều nhau qua quá trình ăn nhai lâu ngày các răng sẽ bị mài mòn khiến chúng trở nên yếu đuối và dễ bị hỏng.
Để ngăn ngừa và điều trị khớp cắn ngược ở trẻ, từ khi trẻ thay răng, cha mẹ nên để ý theo dõi tình trạng răng cho các con để sớm phát hiện và tránh bỏ qua giai đoạn vàng để điều chỉnh răng móm.
Trẻ bị móm phải làm sao? Cách điều trị tốt nhất?
Như đã biết răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe răng miệng. Vậy nên việc điều trị cho bé càng sớm càng tốt là điều nên làm. Khi đến với nha khoa bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng răng của trẻ để đưa ra phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị răng móm ở trẻ em.
Sử dụng khí cụ Facemask
Sử dụng khí cụ Facemask là phương pháp điều trị răng móm cho trẻ hiệu quả. Facemask là một khí cụ chỉnh nha đặc biệt, được thiết kế để áp dụng lực kéo lên trán và cằm, nhằm kéo xương hàm trên ra phía trước.
Kỹ thuật này khả thi nhờ vào tính uốn nắn của phức hợp sọ mặt và khả năng thay đổi rõ rệt trên cả ba mặt phẳng.
Việc sử dụng khí cụ Facemask hỗ trợ kéo hàm trên ra phía trước khoảng 1-3mm, di chuyển răng hàm trên về phía trước. Đồng thời, xương hàm dưới xoay xuống và hướng ra sau, tạo độ cao tầng mặt dưới, giúp hàm trên xuống dưới và ra trước. Điều này giúp tăng thể tích xương gò má.
Niềng răng
Niềng răng là cách phổ biến nhất để điều trị móm ở trẻ em. Phương pháp này cũng có hiệu quả cao trong rất nhiều trường hợp. Với niềng răng bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung để tác dụng lực trực tiếp để đưa răng về vị trí chuẩn.
Trong quá trình niềng răng, các bé có thể sẽ cần sử dụng thêm một số khí cụ như thun liên hàm để căn chỉnh khớp cắn sao cho đúng nhất. Thời gian niềng răng của trẻ diễn ra khoảng 18 – 24 tháng.
Tuy nhiên nếu bố mẹ phát hiện sớm thì thời gian niềng răng có thể rút ngắn hơn. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, bác sĩ có thể can thiệp chỉnh nha ngay từ khi bé 7 tuổi. Theo Bác sĩ chuyên sâu niềng răng tại Nha khoa Việt Smile giai đoạn từ 7 – 12 tuổi là khoảng thời gian lý tưởng để chỉnh nha.
Đây là thời điểm các bé đang thay răng và các răng vĩnh viễn dần mọc hoàn chỉnh, đồng thời xương hàm còn đang trong thời kì phát triển nên niềng răng cho trẻ bị móm trong giai đoạn này sẽ dễ dàng chỉnh sửa các sai lệch trên răng, hàm móm và tạo điều kiện cho các răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi và hài hòa nhất. Bởi vậy, niềng răng móm đúng thời điểm cho trẻ sẽ giúp điều chỉnh hiệu quả những sai lệch của răng để trẻ lớn lên với hàm răng đều đẹp và chắc khỏe.
Trên đây là bài viết giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc Trẻ bị móm phải làm sao? Cách điều trị tốt nhất? Nếu cần tư vấn các bậc phụ huynh hãy liên hệ 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.