Mất răng số 4 có niềng được không? Nếu chẳng may bạn gặp một sự cố nào đó và làm mất chiếc răng số 4 của mình. Khi đó bạn không muốn sử dụng các phương án trồng răng giả Bài viết dưới đây của Việt Smile sẽ giải đáp câu hỏi mất răng số 4 có niềng được không?
Răng số 4 là răng nào?
Răng số 4 là răng có vị trí thứ 4 từ răng cửa, chịu trách nhiệm về cả thẩm mỹ và chức năng cắn, xé, và nghiền thức ăn. Đây là một chiếc răng tiền hàm nhỏ có nhiều công dụng. Nó không chỉ tham gia vào quá trình cắn và xé thức ăn mà còn là một trong những chiếc răng hàm nhỏ dành cho việc nghiền nhỏ thức ăn.
Răng số 4 xuất hiện ở cả bốn góc của hai hàm, đặt giữa răng nanh và răng hàm lớn, có hình dạng giống cả hai loại răng này. Răng số 4 nhỏ gọn và hơi nhọn như răng nanh, với bề mặt chuyên để nghiền nhỏ thức ăn giống như răng hàm. Độ sắc bén của răng số 4 giúp dễ dàng trong việc cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn.
Mất răng số 4 có niềng được không?
Nếu bạn đã mất răng số 4 và gặp vấn đề về khớp cắn, việc niềng răng có thể là lựa chọn tốt để cải thiện nụ cười của bạn và tăng cường chức năng ăn nhai. Bác sĩ hoàn toàn có thể sử dụng mắc cài để kéo răng số 5 đóng khoảng mất đó và giúp nụ cười của bạn đẹp hơn. Trên thực tế, nhiều trường hợp cũng được bác sĩ chỉ định nhổ răng số 4 để có một kết quả niềng răng tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu răng số 4 đã mất từ lâu, quá trình niềng răng có thể không thực hiện được do vị trí này đã mất xương hàm và không đủ xương để hỗ trợ việc di chuyển răng. Để xác định xem liệu bạn có thể niềng răng hay không, hãy tìm kiếm sự tư vấn chính xác từ bác sĩ chỉnh nha.
Hậu quả nếu mất răng số 4
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Răng số 4, mặc dù chỉ là một chiếc răng tiền hàm nhỏ, không đóng vai trò chính trong chức năng ăn nhai, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các răng khác như răng số 6 và số 7 trong quá trình nhai và nghiền thức ăn. Vì vậy, mất răng số 4 có thể làm giảm hiệu suất của quá trình ăn nhai.
Khi chức năng ăn nhai bị suy giảm, thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn, gây ra các vấn đề như khó tiêu, táo bón và các vấn đề về hệ tiêu hóa khác. Những tình trạng này không chỉ gây ra sự không thoải mái cho người bệnh mà còn gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của họ.
Tác động tới các răng bên cạnh
Việc mất răng số 4 sẽ làm khớp cắn của bạn không còn được cân bằng. Khi đó các răng bên cạnh sẽ có xu hướng xô lệch và yếu đi. Khe thưa ở vị trí mất răng số 4 cũng tăng khả năng dắt thức ăn thừa, về lâu dài có thể khiến răng 3 và răng số 5 bị sâu răng.
Tiêu xương hàm khu vực mất răng số 4
Mất răng số 4 cũng khiến vùng răng hàm khu vực này bị giảm tác động lực khi ăn nhai. Về lâu dài tình trạng này sẽ khiến vùng xương chân răng đó bị tiêu dần. Tương lai nếu muốn phục hình implant răng số 4 cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Việc mất đi một chiếc răng, tất nhiên sẽ khiến nụ cười của bạn kém duyên đi rất là nhiều. Khiến bạn thiếu tự tin hơn khi giao tiếp trong cuộc sống
Có nên nhổ răng số 4 không?
Vì chỉ mọc lên một lần trên đời nên bạn chỉ nhổ răng số 4 trong những trường hợp bắt buộc. Cụ thể là một số trường hợp sau đây:
- Răng bị sâu, viêm tủy nặng, nhiễm trùng.
- Răng mọc lệch, khấp khểnh, mọc đè, chen chúc lên nhau do khung hàm hẹp. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ khuyến khích bạn niềng răng và để đạt được hiệu quả tối ưu thì cần phải nhổ răng tiền hàm để tạo khoảng trống cho các răng còn lại dịch chuyển về đúng vị trí cung hàm.
- Răng bị tổn thương, gãy vỡ làm hở tủy.
Lưu ý khi nhổ răng số 4
Để vết thương sau khi nhổ răng nhanh chóng hồi phục thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng của bác sĩ.
- Sau khi nhổ răng, không nên đánh răng hay súc miệng quá mạnh vì sẽ làm vết thương bị tổn thương.
- Nếu cảm thấy quá đau, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau an toàn tại nhà như chườm lạnh hay chườm nóng.
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi trong 24h sau nhổ răng. Tránh làm việc nặng hay tham gia hoạt động thể chất vì sẽ làm tác động đến vết thương, khiến quá trình lành thương lâu hơn.
- Nên ăn những món mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp. Tăng cường bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cơ thể như vitamin, canxi, sắt,…để vết thương nhanh lành.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi mất răng số 4 có niềng được không và nếu ra các hệ quả nếu để mất răng số 4 quá lâu. Nếu bạn đang bị mất răng số 4, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám và có phương án cho bản thân mình. Hoặc bạn có thể liên hệ tới Trung tâm niềng răng Việt Smile qua số điện thoại 19003331 để được tư vấn.