Niềng răng bị lung lay có ảnh hưởng gì không? Niềng răng là giải pháp khắc phục sai lệch khớp cắn hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích. Khi niềng răng có thể một số bạn cảm thấy răng bị lung lay. Vậy niềng răng bị lung lay do đâu, có gây ra ảnh hưởng gì không? Cùng VIET SMILE tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây để hiểu rõ, an tâm hơn khi niềng răng bạn nhé!
Trường hợp nào nên niềng răng?
Đầu tiên, niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hay khay niềng trong suốt cùng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Niềng răng có thể điều chỉnh hầu hết các trường hợp sai lệch khớp cắn từ đơn giản đến phức tạp. Dưới đây là một số tình trạng bạn nên niềng răng để sở hữu hàm răng như ý, nụ cười tự tin.
Răng bị hô/chìa
Răng hô/chìa hay răng vẩu ra phía trước là tình trạng do răng hay xương hoặc cả do cả 2 yếu tố khiến khuôn mặt, nụ cười kém thẩm mỹ. Trường hợp này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng chức năng ăn nhai. Răng hô có thể chia thành các mức độ nặng, nhẹ khác nhau tùy tình trạng, nguyên nhân khiến răng bị hô.
Răng móm – khớp cắn ngược
Răng móm hay khớp cắn ngược, là một dạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng. Với hàm răng thông thường răng hàm trên sẽ che phủ 1/3 răng hàm dưới, nhưng răng móm là trường hợp răng hàm trên nằm trong so với răng hàm dưới. Tình trạng này khiến khuôn mặt bị gãy hay thường gọi là mặt lưỡi cày.
Răng móm cũng có thể do răng, do xương hoặc kết hợp cả 2 yếu tố. Răng móm gây sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, suy giảm chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.
Răng chen chúc/khấp khểnh
Răng mọc chen chúc, lộn xộn không đúng vị trí là tình trạng có thể gặp ở rất nhiều bạn. Những chiếc răng có thể mọc cao hơn, mọc lệch ra ngoài cung hàm, mọc lệch vào vị trí của răng khác. Tương tự các trường hợp trên, răng chen chúc cũng gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, thẩm mỹ khuôn mặt.
Răng thưa
Răng thưa là tình trạng giữa các răng có khoảng trống, mọc không sát khít trên cung hàm. Khuyết điểm này tuy không gây sai lệch khớp cắn quá nhiều nhưng vẫn gây ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ khi cười cũng như tâm lý của các bạn bị thưa răng.
Răng sai khớp cắn, mất răng
Một số trường hợp sai lệch khớp cắn ít phổ biến nhưng vẫn gây ra ảnh hưởng về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ: khớp cắn đối đầu, khớp cắn sâu, khớp cắn hở. Hay có một vài trường hợp bị sai lệch khớp cắn do mất răng thì bác sĩ có thể tư vấn bạn niềng răng nếu tình trạng của bạn có thể khắc phục.
Niềng răng là một quá trình dịch chuyển răng về đúng vị trí, cải thiện khớp cắn, thẩm mỹ khuôn mặt nên có thể bạn sẽ cảm thấy răng bị lung lay. Vậy niềng răng bị lung lay do đâu và liệu có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng bị lung lay thì có sao không?
Có nhiều bạn chia sẻ rằng cảm thấy răng của mình khi niềng răng bị lung lay thì điều này là rất bình thường. Bởi vì niềng răng là việc răng dịch chuyển về đúng vị trí theo kế hoạch điều trị bác sĩ đưa ra. Và việc dịch chuyển răng trong quá trình niềng răng chính là sự giãn ép của dây chằng đi cùng với tình trạng tiêu xương và bồi đắp xương mới.
Do vậy, việc bạn cảm thấy răng bạn bị lung lay nhẹ chính là dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang dịch chuyển theo kế hoạch. Còn với trường hợp bạn cảm thấy răng bị lung lay nhiều và cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị cho bạn để kiểm tra, khảo sát lại tình trạng răng dịch chuyển, chân răng hiện tại ra sao nhé.
Bài viết này, VIET SMILE đã chia sẻ về các trường hợp nên niềng răng cũng như giải đáp thắc mắc về vấn đề niềng răng bị lung lay có sao không. Hy vọng qua đây giúp phần nào hiểu hơn về phương pháp niềng răng và bạn có thể an tâm hơn khi niềng răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn gì bạn có thể bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 3331 để được hỗ trợ miễn phí ngay nhé!