Niềng răng hô mất bao nhiêu tiền?

Niềng răng hô mất bao nhiêu tiền là câu hỏi mà các bạn đồng niềng đặt ra nhiều rất khi tìm hiểu đến niềng răng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết về chi phí niềng răng hô bạn nhé.

“Vén màn” lý do nên niềng răng hô?

Răng hô (hay còn gọi là răng vẩu) là một tình trạng lệch khớp cắn mà phần hàm trên hoặc răng cửa trên nhô ra phía trước quá mức so với hàm dưới. Vậy răng hô ảnh hưởng như nào mà được khuyên niềng, cùng xem những lý do dưới đây nhé:

Ảnh hưởng về thẩm mỹ

Răng hô khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối, nhất là khi nhìn từ góc nghiêng. Điều này có thể làm cho nụ cười trông không tự nhiên, nhiều người cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp hoặc cười, dẫn đến thiếu tự tin trong các mối quan hệ xã hội và công việc.

Ảnh hưởng về ăn nhai

Do sự lệch khớp cắn, hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau, dẫn đến việc nhai thức ăn không đều và kém hiệu quả, gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Ảnh hưởng đến phát ân

Hàm răng giúp giữ hơi giúp âm phát ra được tròn vành, rõ chữ, nhưng khi răng bị hô âm thanh phát ra không đều khiến giọng nói bị giọng. Điều này gây rất nhiều khó khăn khi giao tiếp nhất là những bạn học tiếng anh.

Dễ bị chấn thương

Răng cửa trên nhô ra ngoài làm tăng nguy cơ bị va chạm, gãy hoặc sứt mẻ răng khi không may bị ngã hoặc tai nạn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Răng hô thường khiến việc làm sạch răng khó khăn hơn, do các vị trí răng không thẳng hàng. Điều này dễ dẫn đến mảng bám, sâu răng, viêm nướu, và các bệnh lý khác về răng miệng.

Khớp cắn không đều gây áp lực không đồng đều lên hàm, có thể dẫn đến mòn răng, tiêu xương hàm và các vấn đề về khớp thái dương hàm.

Chính bởi những ảnh hưởng lớn mà răng hô gây ra nên thường được khuyên niềng răng để đưa về khớp cắn tốt.

Niềng răng hô mất bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị một ca niềng răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Phương pháp chỉnh nha, mức độ khó của răng, phòng khám nha khoa mà bạn lựa chọn. Dưới đây là một số mức giá tham khảo phổ biến tại các nha khoa:

Niềng răng mắc cài kim loại

  • Mắc cài thường: Từ 25 – 40 triệu đồng.
  • Mắc cài tự buộc (tự đóng): Từ 40 – 50 triệu đồng.
  • Niềng răng mắc cài pha lê: Từ 40 – 55 triệu đồng.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Từ 45 – 60 triệu đồng.
  • Niềng răng không Invisalign: Từ 80 – 150 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng khay niềng cần thiết.

Ngoài chi phí chính cho niềng răng, có thể phát sinh một số chi phí khác như:

  • Chi phí điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có)
  • Chi phí minivis, hàm nong, nhổ răng khôn,…

Niềng răng hô nên chọn loại niềng răng nào?

Việc lựa chọn loại niềng răng phù hợp cho răng hô phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, yêu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của bạn. Dưới đây là phân tích từng loại niềng răng để bạn có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp phù hợp:

Niềng răng mắc cài kim loại thường

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao: Đây là phương pháp truyền thống và được chứng minh là hiệu quả trong mọi tình trạng răng từ đơn giản đến nghiêm trọng.
  • Chi phí thấp: Mắc cài kim loại có giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng.

Nhược điểm:

  • Thẩm mỹ không cao: Mắc cài kim loại dễ lộ rõ khi cười, không thẩm mỹ so với các loại niềng khác.
  • Gây khó chịu: Có thể gây khó chịu cho môi và nướu do kim loại cọ xát.

Phù hợp với ai?

Những người có răng hô ở mức độ vừa đến nặng, muốn hiệu quả điều trị cao và không quá quan trọng về thẩm mỹ trong thời gian niềng.

Mắc cài kim loại tự động

Mắc cài kim loại tự động Là một loại niềng răng cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống. Với cơ chế tự động giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần dùng dây thun, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Giảm ma sát và đau nhức: Cơ chế tự động của mắc cài giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, giảm thiểu lực ma sát nên quá trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng và giảm bớt đau nhức.
  • Tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị: Kết quả là quá trình niềng răng có thể rút ngắn từ 4-6 tháng so với các phương pháp mắc cài truyền thống.
  • Hiệu quả cao: Hiệu quả cả với các trường hợp khó.
  • Giảm thời gian mỗi lần tái khám: Mắc cài tự buộc không sử dụng dây thun nên không mất thời gian mắc từng dây thun.

Hạn chế:

  • Chi phí cao hơn mắc cài kim loại thường.

Phù hợp với ai?

Những người muốn hiệu quả điều trị cao và không quá quan trọng về thẩm mỹ trong thời gian niềng.

Niềng răng mắc cài sứ/pha lê

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao hơn: Mắc cài sứ/pha lê có màu gần giống với màu răng tự nhiên, giúp giảm sự chú ý khi đeo niềng.
  • Hiệu quả điều trị tốt: Tương tự như mắc cài kim loại, mắc cài sứ vẫn mang lại kết quả cao trong việc điều trị răng hô.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn: So với mắc cài kim loại, mắc cài sứ/pha lê có giá cao hơn.

Phù hợp với ai?

Những người mong muốn một phương pháp điều trị hiệu quả nhưng cũng quan tâm đến tính thẩm mỹ, sẵn sàng đầu tư tài chính.

Niềng răng Invisalign

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ tối ưu: Khay niềng trong suốt, rất khó phát hiện bạn đang niềng răng.
  • Thoải mái và tiện lợi: Bạn có thể tháo khay niềng khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
  • Biết trước kết quả sau niềng: Nhờ phần mềm clincheck 3D bạn có thể biết được sau niềng răng của mình sẽ thế nào.

Nhược điểm:

  • Chi phí rất cao: Invisalign có giá cao nhất trong các phương pháp niềng răng.

Phù hợp với ai?

Những người quan trọng thẩm mỹ trong quá trình điều trị và có khả năng tài chính tốt.

Vậy là Nha khoa VIET SMILE vừa giải đáp xong một số thắc mắc xoay quanh việc niềng răng hô mất bao nhiêu tiền. Hy vọng đó là những thông tin hữu ích cho bạn đọc, nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ 0796 111 888 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết
kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú