Niềng răng bị mỏi hàm là do đâu?

Niềng răng bị mỏi hàm? Khi niềng răng, bạn sẽ phải mang các khí cụ trong khoang miệng một thời gian dài, điều này cũng cũng ít nhiều mang đến sự bất tiện cho bạn. Sự thay đổi do các khí cụ tạo ra cũng ảnh hưởng tới khớp cắn của bạn. Bài viết dưới đây của trungtamniengrang sẽ giải thích cụ thể các nguyên nhân khiến bạn bị mỏi hàm khi niềng răng.

Niềng rang bị mỏi hàm

Niềng răng là gì?

Niềng răng được định nghĩa là việc sử dụng các khí cụ chuyên dụng để di chuyển, sắp xếp lại răng.

Mục đích của việc niềng răng là điều chỉnh khớp cắn, tạo ra khớp cắn khỏe mạnh – răng hàm trên và răng hàm dưới thẳng khớp đối diện nhau. Khớp cắn đúng, khỏe mạnh giúp hành động cắn, nhai và phát âm dễ dàng hơn.

Thời gian lý tưởng nhất để chỉnh nha là từ 12 tuổi đến 16 tuổi do lúc này cấu trúc xương hàm chưa cố định, và niềng răng trong khoảng thời gian này giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất cũng như rút ngắn thời gian can thiệp đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, khi đã qua độ tuổi này, bạn vẫn có thể hoàn toàn sử dụng niềng răng được, và khuyến khích nên niềng khi bạn dưới 35 tuổi để tránh các tác động bất lợi với sức khỏe. Sau tuổi 35, bạn nên cân nhắc kỹ càng và cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát sao trong thời gian chỉnh nha.

Niềng răng là gì?
Niềng răng là gì?

Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người mà có thể nhổ răng hoặc không. Thời gian niềng răng không cố định, phụ thuộc vào từng ca lâm sàng cụ thể, nhưng thông thường là kéo dài từ 1-3 năm.

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn có thể sẽ phải đeo các hàm duy trì để duy trì hiệu quả niềng răng, đặc biệt là khi chỉnh nha ở người lớn.

Nguyên nhân niềng răng bị mỏi hàm

Mỏi hàm khi niềng răng không hiếm gặp. Có 2 nguyên nhân chính khiến niềng răng bị mỏi hàm:

Mỏi hàm do răng

Mỏi hàm thường thấy trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng đầu tiên khi bắt đầu điều trị niềng răng. Áp lực từ các khí cụ chỉnh nha như dây cung và mắc cài giúp răng dần di chuyển. Tuy nhiên, sự di chuyển của nhiều chiếc răng cùng một lúc có thể tác động đến hàm, gây ra tình trạng mỏi hàm.

Mỗi khi siết răng, lực siết dây cung khiến răng di chuyển cũng có thể khiến răng bạn mỏi nhẹ

Mỏi hàm do khớp cắn

Trong quá trình niềng răng, khớp cắn sẽ được điều chỉnh liên tục để trở về vị trí theo quy chuẩn. Sự kết hợp của các khí cụ chỉnh nha có thể làm cho việc ăn nhai trở nên khó khăn và gây ra cảm giác mỏi hàm. Tuy nhiên, hãy yên tâm, vì tình trạng này sẽ dần chấm dứt khi khớp cắn được cải thiện.

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù mỏi hàm là một hiện tượng phổ biến khi điều chỉnh nha, nhưng không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đau mỏi hàm kéo dài và không giảm bớt, hãy đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị cụ thể.

Nguyên nhân niềng răng bị mỏi hàm

Khắc phục mỏi hàm khi niềng răng

Chườm lạnh với đá

Chườm đá lạnh là một phương pháp phổ biến giúp giảm đau. Cơ chế của việc làm lạnh khu vực tổn thương làm co lại các mạch máu đột ngột, giảm tốc độ tuần hoàn máu và tiêu thụ oxy, cũng như giảm chuyển hóa và sự thấm qua của các tia bạch cầu. Điều này giúp giảm viêm nhiễm và đau ngay lập tức. Đơn giản bằng cách đặt ít đá vào một chiếc khăn sạch và đặt lên vị trí đau, căng thẳng.

Chườm nóng với nước ấm

Sử dụng nước ấm cho vào chai thủy tinh, sau đó bọc bên ngoài một lớp khăn mỏng và đặt lên vùng đau. Việc này giúp mở rộng các mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, cũng như cung cấp dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, giúp giảm đau hiệu quả.

Niềng răng bị mỏi hàm phải làm sao: chườm nóng, chươm lạnh, massage nướu, súc miệng nước muối, thức ăn mềm

Súc miệng bằng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm đau và căng thẳng ở khu vực mỏi. Đơn giản, hãy pha ít muối trong nước ấm và súc miệng khi cảm thấy đau nhức.

Massage nướu nhẹ nhàng

Việc siết răng khi đang niềng có thể gây ra cảm giác căng thẳng khi răng bắt đầu di chuyển. Massage nhẹ nướu có thể giúp giảm điều này. Bạn có thể chọn một trong hai cách sau:

  • Sử dụng đầu tăm máy tăm nước để massage nướu.
  • Đơn giản chỉ cần rửa tay sạch, sau đó dùng ngón tay mát-xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trên nướu để giúp giảm đau.

Ăn thức ăn mềm

Trong những ngày đầu tiên khi mới niềng răng, hạn chế ăn thức ăn cứng để giảm áp lực lên răng yếu. Thức ăn mềm sẽ giúp giảm đau và không gây tổn thương cho răng và nướu của bạn. Tránh ăn thức ăn cứng, giúp giảm áp lực và đau rát khi răng của bạn vẫn yếu.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc các nguyên nhân gây nên hiện tượng niềng răng bị mỏi hàm và các biện pháp để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác tại Trung tâm niềng răng để tìm hiểu thêm về các chủ đề liên quan tới niềng răng. Nếu quan tâm tới các dịch vụ tại nha khoa Việt Smile, hãy liên hệ 1900.3331 để được hỗ trợ nhanh nhất

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú