Chun chuỗi là một khí cụ được sử dụng khá nhiều trong chỉnh nha. Vậy Chun chuỗi là chun gì? Chun chuỗi niềng răng có tác dụng gì? Khi nào cần sử dụng chun chuỗi? Cách chăm sóc răng miệng khi đeo chun niềng răng như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây cùng VIET SMILE để có thêm thông tin bạn nhé!
Chun chuỗi niềng răng là gì?
Chun chuỗi niềng răng hay thun chuỗi là 1 loại khí cụ chỉnh nha được gọi với tên tiếng anh là Power hay Energy, Memory Chain. Chun chuỗi niềng răng là chun được làm từ chất liệu cao su, có độ đàn hồi tốt và an toàn với sức khỏe. Chun chuỗi trong niềng răng bao gồm nhiều vòng cao su hình chữ O kết thành một dải được gắn liên tục chạy từ răng này sang răng khác trên hệ thống mắc cài, dây cung.
Tương tự chun niềng răng đơn, chun chuỗi cũng rất đa dạng về màu sắc có đến 28 màu bạn có thể thoải mái lựa chọn màu sắc chun chuỗi theo ý thích. Tuỳ theo tình trạng răng của bạn và kế hoạch điều trị, bác sĩ có thể sử dụng các loại chun chuỗi niềng răng theo các chuỗi ngắn 3-4 răng hay chun chuỗi liên tục cả hàm.
Chun chuỗi niềng răng có thể được phân chia thành các dạng:
- Chun chuỗi ngắn: Là các sợi thun có thể là 3,4 vòng và gắn kết một vài răng với nhau.
- Chun chuỗi dài: Là các dải thun dài hơn, gắn kết nhiều răng hơn, thậm chí cả hàm.
- Chun chuỗi liên tục: Chỉ sử dụng 1 chun duy nhất, không có khoảng trống giữa các vòng trong chun. Mỗi chun chỉ gắn kết 2 răng liền kề nhau.
Sử dụng chun chuỗi khi nào sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn và được bác sĩ chỉ định phù hợp trong quá trình niềng răng.
Chun niềng răng được sử dụng phổ biến nhất là chun đơn và chun chuỗi niềng răng. Vậy chun chuỗi niềng răng mang lại lợi ích gì cho quá trình chỉnh nha?
Thun chuỗi niềng răng có tác dụng gì?
Chun niềng răng theo dải hay chun chuỗi niềng răng được sử dụng để thu hẹp, đóng khoảng trống giữa các răng hay sau một thời gian nhổ răng giúp quá trình niềng răng nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bởi lực thun chuỗi tác động lên răng lớn hơn việc chỉ niềng răng bằng mắc cài và dây cung nên khi sử dụng chun niềng răng theo chuỗi sẽ giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn. Đặc biệt chun chuỗi niềng răng còn được sử dụng kết hợp cùng các khí cụ khác để đồng thời điều chỉnh các vấn đề khác trong quá trình chỉnh nha.
Chun niềng răng không chỉ an toàn, có thể sử dụng với hầu hết ở mọi độ tuổi, đem lại nhiều lợi ích cho quá trình niềng răng mà còn giúp bạn sở hữu một hàm răng đều, khỏe mạnh hơn. Ngoài việc đóng khoảng răng, chun niềng răng theo chuỗi cũng có thể được bác sĩ sử dụng để giữ khoảng với trường hợp cần trồng răng implant.
Chun chuỗi niềng răng đeo trong trường hợp nào?
Chun niềng răng theo chuỗi giúp đẩy nhanh quá trình chỉnh nha nhưng không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng chun chuỗi.
Chun chuỗi niềng răng được chỉ định cho một số trường hợp khác như:
- Trường hợp răng bị thưa 1 vài răng hoặc cả hàm răng thưa nhiều
- Trường hợp có nhiều răng khấp khểnh, răng bị xoay
- Trường hợp cần nhổ răng để tạo khoảng
Nếu bạn lựa chọn niềng răng mắc cài để khắc phục tình trạng răng thưa hay có khoảng trống nhổ răng tạo ra khi niềng răng chen chúc thì bác sĩ có thể chỉnh định đeo chun chuỗi để giúp bạn kéo đóng khoảng nhanh hơn.
Thông thường chun niềng răng sẽ được bác sĩ đeo sau khi các răng đã được dàn đều với các trường hợp răng mọc lộn xộn, khấp khểnh và còn khoảng trống. Hoặc có trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng chun chuỗi giữ khoảng trồng răng implant, phục hình răng hỏng, mất. Với mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ tạo lực vừa đủ để chun chuỗi có thể phát huy tối đa hiệu quả mà không gây đau, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống của bạn.
Vậy nên, thời điểm và thời gian đeo chun chuỗi với mỗi trường hợp là không giống nhau, phụ thuộc vào kế hoạch điều trị và sức khỏe răng của bạn. Thông thường bạn chỉ cần đeo chun chuỗi trong khoảng 2 – 3 tuần nhưng nếu các khoảng trống quá lớn, hoặc nhiều thì thời gian kéo dài tới 4 – 6 tuần hoặc có thể lâu hơn.
Đeo thun chuỗi khi niềng răng có đau hay không?
Đeo chun chuỗi tương tự như khi bạn đeo các loại khí cụ niềng răng vào thời gian đầu bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nhức răng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần sau vài ngày sử dụng nên bạn có không cần lo lắng khi có chỉ định đeo thun chuỗi.
Nhưng nếu bạn cảm giác đau, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày thì nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để giảm đau và giúp quá trình niềng răng của bạn thuận lợi, thoải mái nhất có thể.
Một số vấn đề có thể xảy ra khi đeo chun chuỗi, cách xử lý
Sau một thời gian đeo chun chuỗi, bạn có thể gặp phải một số hiện tượng như:
Chun chuỗi bị chuyển màu, chun không còn lực kéo hoặc độ đàn hồi giảm dần có thể do quá trình bạn ăn uống bị bám màu hay khi răng dịch chuyển dẫn đến chun bị lỏng và bạn chưa đến nha khoa để thay dây mới. Khi này, bạn nên thăm khám đúng lịch trình, hỏi thêm bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục kịp thời.
Có thể bị sâu răng, viêm nướu do thức ăn mắc kẹt quanh chun chuỗi và các mắc cài khiến bạn khó vệ sinh không được sạch khiến vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ra. Vì vậy, bạn nên chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ hơn tại vùng có chun chuỗi, mắc cài để tránh ảnh hưởng do đeo chun gây ra.
Với một vài trường hợp khi bạn đeo chun chuỗi không cẩn thận gây bung, tuột mắc cài thì hãy đến nha khoa để gắn lại mắc cài bạn nhé.
Cách chăm sóc răng miệng khi đeo chun niềng răng
Cũng giống như khi đeo mắc cài niềng răng, thời gian đeo chun chuỗi có thể kéo dài tùy tình trạng nên việc bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là rất quan trọng, giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh.
Dưới đây là một vài cách giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn khi niềng răng, đeo chun niềng răng:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, đảm bảo các thức ăn thừa bị mắc trên chun hoặc mắc cài đã được loại bỏ hoàn toàn để tránh tạo mảng bám. Khi chải bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, tốt nhất là dành riêng cho người niềng răng để có thể chải nhẹ nhàng, dễ dàng làm sạch các vị trí mà không ảnh hưởng đến nướu.
Dùng chỉ nha khoa
Ngoài chải răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để loại bỏ thức ăn còn đọng lại ở kẽ răng. Ngoài chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch thức ăn tối đa.
Kiểm tra lại tình hình mắc cài, chun niềng răng sau vệ sinh
Sau khi đã làm sạch răng, bạn hãy kiểm tra lại cẩn thận mắc cài, chun niềng răng bạn đang đeo xem có vị trí nào bị lỏng hay gì không để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Chế độ ăn uống hợp lý
Để hạn chế việc bị đứt chun niềng răng, bung mắc cài, dắt thức ăn tại vị trí đeo chun, mắc cài bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Tránh một số thức ăn cứng, dai, thực phẩm nhiều đường để hạn chế mảng bám.
Thăm khám đúng lịch hẹn
Cuối cùng, việc tuân thủ đúng lịch khám định kỳ bác sĩ đã hẹn sẽ giúp bác sĩ kiểm tra, theo dõi sự dịch chuyển hay sự thay đổi của răng bạn để đưa ra phương án điều trị tiếp theo, tránh ảnh hưởng hiệu quả niềng răng của bạn.
Vậy nên, để nhanh chóng sở hữu một hàm răng đều đẹp, sức khỏe răng miệng bạn nên lắng nghe lời khuyên, chỉ định của bác sĩ cũng như đảm bảo răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh bạn nhé.
Trên đây, VIET SMILE có chia sẻ một số thông tin về chun niềng răng. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì có thể liên hệ hotline 1900 3331 hay bình luận trực tiếp dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Chun liên hàm có tác dụng gì? Cần đeo bao lâu khi niềng răng? – Bác sĩ chia sẻ