Hàm răng xấu khiến rất nhiều người tự ti, cười phải đưa tay che miệng hoặc không dám cười. Đây là khuyết điểm dễ phát hiện ra nhất, và ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ giao tiếp của mọi người. Cùng trungtamniengrang tìm hiểu chi tiết nhé!
Hàm răng xấu là gì?
Hàm răng xấu là hàm răng không thu hút được ánh nhìn của mọi người, răng lệch lạc, khấp khểnh, không đều đặn, có sai lệch về khớp cắn hoặc màu sắc răng xấu làm nụ cười kém thẩm mỹ. Hàm răng xấu sẽ ảnh hưởng đến cả khuôn mặt, đặc biệt là khi cười, sẽ lộ ra những khuyết điểm răng miệng khiến bạn không được đẹp trong mắt người đối diện.
Rất nhiều người sở hữu hàm răng xấu nên tự ti trong giao tiếp, sống khép kín, ít mối quan hệ bạn bè, cuộc sống tẻ nhạt. Công việc hàng ngày cũng không thuận lợi, ngày càng chán nản và stress. Ai cũng mong muốn tìm được cách có thể cải thiện hàm răng, cải thiện nụ cười, lấy lại tự tin và sự vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi người sẽ có một kiểu nụ cười riêng, hàm răng cũng có hình thể, vị trí mọc, màu sắc khác nhau. Hàm răng xấu được chia ra làm nhiều loại và hiện nay đã có nhiều phương pháp có thể giúp bạn cải thiện lại nụ cười. Hãy theo dõi phần bên dưới để biết răng của mình thuộc loại nào và có phương án khắc phục ra sao bạn nhé.
Phân loại những hàm răng xấu
Hàm răng xấu có thể chia thành 5 loại chính như sau:
Răng hô
Răng hô là tình trạng răng mọc sai vị trí, có xu hướng chìa ra phía trước khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối. Khi cười, những người răng hô thường bị hở thêm phần lợi hàm trên. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì những người có răng hô thường sẽ có hai môi không chạm nhau, hở ra phần răng trông rất kém thẩm mỹ.
Răng hô cũng khá thường gặp trong cuộc sống, dễ dàng thấy ở xung quanh chúng ta. Răng hô, vẩu chìa không những làm nụ cười kém thẩm mỹ, khuôn mặt có xu hướng nhô ra phía trước và khớp cắn không tốt còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và một số hệ lụy khác.
Tham khảo thêm video về niềng răng tại đây:
Răng khấp khểnh
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc lệch lạc, sai vị trí khiến cung răng không tròn đều, chiếc thì nhô ra phía trước, chiếc thì thùi vào phía trong trông không đẹp. Răng khấp khểnh cũng làm khuôn mặt không hài hòa, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày, lực cắn yếu hoặc bị đau khi ăn đồ hơi cứng.
Răng móm
Những người sở hữu răng móm có khuôn mặt hình lưỡi cày, cằm chìa ra ngoài do răng hàm dưới nằm bên ngoài răng hàm trên. Đây là tình trạng sai lệch khớp cắn tương đối lớn. Việc ăn uống của những người răng móm thường khó khăn hơn mọi người, nhai phải nhẹ nhàng, cẩn thận để có thể nghiền nát thức ăn.
Răng thưa
“Răng thưa nói láo” là câu truyền miệng của các ông cha ta từ thời xưa, chính vì vậy những người sở hữu hàm răng thưa bị thiếu tự tin bởi ngoài tính thẩm mỹ thấp ra còn bị gắn liền với câu nói đó. Khi ăn, răng thưa dễ dàng bị thức ăn mắc lại ở các khe thưa giữa 2 răng liền kề, nếu vệ sinh không cẩn thận sẽ không làm sạch được và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh trong khoang miệng.
Răng xỉn màu, ố vàng
Răng xỉn màu, ố vàng là răng có khuyết điểm về màu sắc. Mắc dù hình thể, dáng răng đều nhưng màu sắc răng không được sáng bóng, có nhiều chấm đen, chấm nâu cũng là một dạng răng xấu. Người có răng xỉn màu, ố vàng cũng sẽ có một nụ cười gượng, không tự tin trong giao tiếp, luôn mong muốn có một hàm răng trắng sáng, đẹp hơn.
Hình ảnh hàm răng xấu
Hình ảnh hàm răng xấu rất dễ bắt gặp bởi xung quanh có nhiều người bị sai lệch khớp cắn, răng ố vàng. Tuy nhiên, với nhu cầu thẩm mỹ nụ cười cao như ngày nay, các phương pháp khắc phục đã có thể giúp bạn sở hữu nụ cười như ý. Theo dõi đến cuối bài để biết được phương pháp khắc phục cho từng tình trạng răng riêng biệt nhé bạn.
Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu?
Răng sữa trong một số trường hợp có thể dự báo kết quả của răng vĩnh viễn, nếu răng sữa mọc đều, sát khít nhau thì khi thay răng vĩnh viễn có khả năng sẽ không đẹp do thiếu khoảng trống để mọc (răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa). Tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn vì răng vĩnh viễn mọc đẹp hay xấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Phụ huynh hãy theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé thường xuyên để kịp thời phát hiện, điều chỉnh tránh để răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.
3 cách cải thiện hàm răng xấu!
Răng xấu do mọc sai vị trí
Đối với hàm răng xấu do mọc sai vị trí, phương pháp niềng răng là phù hợp nhất. Niềng răng giúp dịch chuyển các răng về đúng vị trí của nó, đều đặn, khít nhau, không còn lệch lạc. Niềng răng còn cải thiện cả khớp cắn, bạn sẽ có một khớp cắn tốt hơn, đảm bảo ăn ngon miệng hơn trước đó. Nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng vì quá trình này không ngắn, cần có sự quyết tâm, kiên trì trong cả quá trình niềng.
Tham khảo thêm video niềng răng, bọc sứ tại đây:
Răng xấu do hình thể không cân đối
Với những người có hàm răng xấu do hình thể không cân đối thì phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ là phù hợp nhất. Không những khắc phục được tình trạng răng thưa, răng to nhỏ không đều nhau mà còn khắc phục được tình trạng răng nhiễm màu do kháng sinh, nhiễm fluor, thiểu sản men răng. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.
Răng xấu do màu sắc
Tình trạng răng bị xỉn màu, ố vàng làm cho hàm răng xấu, nụ cười không tự tin. Với những trường hợp xỉn màu, ố vàng nhẹ có thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng để sở hữu nụ cười trắng sáng. Tẩy trắng răng tương đối nhanh, không mất nhiều thời gian, chi phí thấp và có thể giúp bạn thay đổi nụ cười. Tuy nhiên, phương pháp tẩy trắng này không phù hợp với trường hợp nhiễm màu nặng.
Khi nào nên khám bác sĩ?
Khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần trong năm hoặc thường xuyên hơn nếu có vấn đề về răng nướu để được chăm sóc và tư vấn sức khỏe răng miệng. Nha sĩ sẽ cạo vôi răng, thăm khám phát hiện sâu răng và điều trị phù hợp. Ngoài ra, khám nha khoa định kỳ còn giúp phát hiện ra những vấn đề nguy cơ và đưa ra giải pháp ngăn chặn kịp thời như:
- Phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư khoang miệng: 90% trường hợp ung thư khoang miệng có thể điều trị được khi phát hiện sớm. Nếu không được chẩn đoán sớm, ung thư sẽ di căn và do đó khó điều trị hơn.
- Mòn răng bề mặt nhai do nghiến răng trong khi ngủ là một rối loạn do lo âu hay căng thẳng. Nếu không phát hiện và điều trị sẽ có nguy cơ gây sâu răng.
- Bệnh về nướu gồm viêm nướu hay nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất răng ở người lớn tuổi.
- Tương tác với thuốc: Người lớn tuổi, đặc biệt là người có nhiều bệnh lý, dễ bị khô miệng do giảm tiết nước bọt, là nguy cơ của sâu răng và bệnh về nướu. Có khoảng 800 loại thuốc gây ra tình trạng trên, vì thế cần báo cho nha sĩ biết loại thuốc đang dùng để thay đổi sang loại thuốc khác hoặc sử dụng nước súc miệng phù hợp.
Bài viết này nha khoa VIET SMILE đã thông tin đến bạn đầy đủ về “3 cách cải thiện hàm răng xấu” và những thông tin liên quan đến hàm răng xấu. Hãy tiếp tục theo dõi trang web này để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác về sức khỏe răng miệng.
Tham khảo video về niềng răng tại đây:
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được VIET SMILE tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!