Niềng răng bị nhiệt miệng xử lý bằng cách nào?

Niềng răng bị nhiệt miệng là trường hợp khá phổ biến ở những người niềng răng. Tuy nhiên, để xử lý nhiệt nhiệt khi niềng răng thế nào nhiều người vẫn chưa biết cách. Bài viết dưới đây nha khoa VIET SMILE sẽ giúp bạn giải đáp nhé.

Niềng răng bị nhiệt miệng xử lý bằng cách nào?
Niềng răng bị nhiệt miệng xử lý bằng cách nào?

Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương trong miệng hoặc trên môi, với những người niềng răng hiện tượng này thường xảy ra do sự cọ xát với nướu, môi, má đặc biệt trong thời đầu mới đeo mắc cài. Nhiệt miệng nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng trở nên khó chịu hơn, đặc biệt là khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và nói chuyện.

Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhiệt miệng
Nhiệt miệng là gì? Dấu hiệu nhiệt miệng

Các triệu chứng của nhiệt miệng có thể bao gồm:

  • Vết loét hoặc viêm ở niêm mạc miệng.
  • Đau, rát, xót khi ăn, nói hoặc nuốt thức ăn.
  • Sưng lên, đỏ hoặc trắng ở các vùng trong miệng, bao gồm lưỡi, nướu và ống họng.
  • Mùi hôi miệng.

Khi thấy miệng xuất hiện những triệu chứng này bạn nên quan tâm để tìm ra cách điều trị sớm, tránh nhiệt miệng lây lan.

Cách chữa nhiệt miệng khi niềng răng

Có rất nhiều phương pháp chữa nhiệt miệng khi niềng răng, nhưng một số biện pháp dưới đây được đánh giá là mang lại hiệu quả cho người bị nhiệt miệng.

Cách chữa nhiệt miệng khi niềng răng
Cách chữa nhiệt miệng khi niềng răng

Dùng sáp chỉnh nha

Sáp chỉnh nha là một sản phẩm có lẽ đã quen thuộc với những người niềng răng. Sáp chỉnh nha có vai trò giảm lực ma sát giữa các khí cụ lên các vết loét giúp giảm đau, rát khi bị nhiệt miệng. Ngoài ra sáp chỉnh nha còn giúp bảo vệ các mô mềm trong miệng khi đeo thiết bị niềng răng. Cách sử dụng sáp nha khoa, bạn lấy một ít sáp bôi lên dây cung, mắc cài để hạn chế việc cọ xát lên các mô mềm trong khoang miệng.

Sáp nha khoa hiện có bán ở các hiệu thuốc hoặc các sàn thương mại trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng mua chúng để giúp giảm đau, rát khi bị nhiệt miệng trong quá trình niềng răng

Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc

Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc

Ngoài ra, khi niềng răng bị nhiệt miệng bạn có thể sử dụng những loại thuốc đặc trị nhiệt miệng. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của nốt nhiệt giúp chúng nhanh chóng khô và lành lại.

Một số loại thuốc trị nhiệt miệng bạn có thể tham khảo như: Emofluor, Gengigel, Mouthpaste, Zytee RB Gel, Oracortia,… Những loại thuốc này được bán nhiều ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để không làm cho vết loét nặng hơn.

Điều chỉnh dây cung và lực siết

Nếu dây cung hoặc mắc cài bị lỏng hoặc bị lệch, có thể gây ra tổn thương trong miệng, dẫn đến việc hình thành nhiệt miệng hoặc loét miệng. Vì vậy, khi bạn cảm thấy khung niềng không chắc chắn hay ngay lập tức thăm khám nha sĩ để điều chỉnh dây cung. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ viêm loét trong khoang miệng.

Khử trùng vết nhiệt miệng

Hằng ngày bạn sẽ ăn uống, vụn thức ăn, đồ uống thừa sẽ dính trên bề mặt vết thương. Vậy nên bạn hãy sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng, giúp loại bỏ những tác nhân khiến cho vết thương ngày càng phát triển hơn.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng

Người niềng răng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chải răng cũng như lựa chọn cho mình các loại bàn chải phù hợp như bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ,…

Đồng thời, thực hiện vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để làm sạch khoang miệng, tránh tình trạng vi khuẩn phát triển làm viêm nhiễm vùng nhiệt miệng và làm niềng răng bị chảy máu chân răng. Ngoài ra, việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn mắc kẹt giữa răng cũng là quan trọng.

Cách để phòng ngừa niềng răng bị nhiệt miệng

Cách để phòng ngừa niềng răng bị nhiệt miệng
Cách để phòng ngừa niềng răng bị nhiệt miệng

Để phòng ngừa nhiệt miệng trong quá trình niềng răng bạn nên chú ý những điều quan trọng dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên: Ngoài trị nhiệt miệng vệ sinh răng miệng còn là cách giúp loại bỏ vi khuẩn – những tác nhân gây bệnh cho răng miệng.

Tránh thức ăn và đồ uống kích thích: Hạn chế sử dụng thức ăn và đồ uống gây kích thích niêm mạc miệng, chẳng hạn như thực phẩm cay nóng, thức ăn mặn, và bia, rượu hay thuốc lá.

Giữ cho niêm mạc miệng ẩm ướt: Uống đủ nước để giữ cho niêm mạc miệng luôn ẩm ướt. Sự khô miệng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nhiệt miệng.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn cân đối và bổ sung đủ vitamin và khoáng chất giúp củng cố hệ thống miễn dịch và duy trì sức kháng.

Thăm nha khoa đúng lịch hẹn của bác sĩ: Hàng tháng bạn sẽ cần quay lại nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lực siết răng và giúp vệ sinh răng miệng tránh vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng thì hãy chú ý cách chăm sóc răng miệng, bôi thuốc đúng chỉ định của bác sĩ thì nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được thuyên giảm. Nếu cần tư vấn về cách để tránh nhiệt miệng khi niềng răng bạn hãy liên hệ 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết
kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú