Răng mọc không đều ở trẻ thì phải làm sao? Vào thời gian đầu khi trẻ mọc răng, thay răng sữa có thể các phụ huynh theo dõi nhưng chưa sát sao về vị trí của các răng rụng, răng mọc. Khi này sẽ có một vài trường hợp răng của trẻ mọc lộn xộn, răng mọc không đều, không đúng vị trí gây sai lệch khớp cắn và không được can thiệp sẽ gây nhiều ảnh hưởng về sau cho trẻ. Vậy răng mọc không đều ở trẻ có những trường hợp nào, nguyên nhân do đâu? Theo dõi nội dung dưới đây của trungtamniengrang nhé!
Thế nào là răng mọc không đều, lệch lạc?
Khi trẻ sở hữu một hàm răng đều đặn, răng mọc đúng vị trí, khớp cắn đúng không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho trẻ mà việc chăm sóc răng miệng dễ dàng, sức khỏe cũng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, không phải bạn nhỏ nào cũng sở hữu hàm răng đều đẹp, mọc đúng vị trí. Vậy thế nào là răng mọc không đều, lệch lạc?
Răng mọc không đều là khi các răng mọc lệch lạc, chen chúc, không đúng vị trí vốn có trên cung hàm. Không may trẻ gặp tình trạng răng mọc không đều, mọc lộn xộn sẽ khiến cho nụ cười của trẻ chưa đẹp và gia tăng nguy cơ gặp các bệnh lý răng miệng cao: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…do khó khăn khi vệ sinh răng. Vì vậy, đây là tình trạng nên được điều trị làm đều răng lại để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe răng miệng.
Vì vậy, việc theo dõi răng mọc ở trẻ là việc rất quan trọng để phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện sự sai lệch và tìm phương pháp giúp trẻ khắc phục sớm sự bất thường răng của trẻ.
Trường hợp trẻ mọc răng không đều
Trẻ mọc răng không đều hay răng mọc không đều ở trẻ có thể dễ dàng phát hiện nếu bạn biết rõ tiến trình trẻ mọc răng, thay răng. Vậy thời gian trẻ mọc răng sữa, thay răng vĩnh viễn là khi nào? Ba mẹ hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để chăm sóc, quan tâm, hiểu rõ hơn về quá trình răng của trẻ phát triển ngay nhé!
Thời gian trẻ mọc răng sữa, thay răng vĩnh viễn
Răng hàm dưới
- Răng cửa giữa của trẻ sẽ mọc từ khoảng 6 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 6 – 7 tuổi.
- Răng cửa bên của trẻ sẽ mọc từ khoảng 7 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm sữa 1 của trẻ sẽ mọc từ khoảng 12 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh của trẻ sẽ mọc từ khoảng 16 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ 2 của trẻ sẽ mọc từ khoảng 24 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 11 tuổi.
Răng hàm trên
-
- Răng sữa cửa giữa của trẻ sẽ mọc từ khoảng 7 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 7 tuổi.
- Răng sữa cửa bên của trẻ sẽ mọc từ khoảng 9 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 8 tuổi.
- Răng hàm sữa 1 của trẻ sẽ mọc từ khoảng 14 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 11 – 12 tuổi.
- Răng nanh của trẻ sẽ mọc từ khoảng 18 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 11 – 12 tuổi.
- Răng hàm sữa 2 của trẻ sẽ mọc từ khoảng 24 tháng tuổi và sẽ thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 12 tuổi.
Thông thường sau khi các răng sữa rụng các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí đó. Với áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới mọc lên thì chân răng sữa sẽ tiêu dần, lung lay và rụng đi để chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Các răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước theo thứ tự.
Tuy nhiên, độ tuổi thay răng ở trẻ em có thể vẫn có sự khác nhau và diễn ra ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm của từng răng, thói quen sinh hoạt của trẻ, điều kiện răng mọc có bị chèn ép bởi các răng khác hay không,…Vậy nên, trong giai đoạn trẻ thay răng, ba mẹ nên quan sát, quan tâm trẻ nhiều hơn để đảm bảo răng của trẻ phát triển đúng hướng, không gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ.
Các trường hợp trẻ răng mọc không đều
Khi trẻ gặp trường hợp răng mọc không đều sẽ thường có biểu hiện dễ nhận thấy như: các răng mọc chen chúc, khấp khểnh, cắn chéo, cắn ngược (răng hàm trên nằm phía trong hàm dưới – răng móm) hay răng mọc đưa nhô ra ngoài cung hàm (hô).
Bạn có thể hiểu răng mọc không đều theo nhiều cách nhưng sẽ có một số trường hợp phổ biến thường xảy ra:
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc với nhiều răng: đây là trường hợp khá phổ biến, dễ quan sát ở cả 2 hàm.
- Răng mọc lệch: khi này bạn sẽ quan sát thấy có một vài răng mọc lệch ra khỏi vị trí đúng trên cung hàm.
- Răng mọc không đều về kích thước hay không đúng với tỷ lệ răng thông thường theo từng vị trí cụ thể (răng quá to, răng quá nhỏ,…) gây thiếu thẩm mỹ.
Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng răng mọc không đều ở trẻ?
Nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc không đều
Răng mọc không đều ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tham khảo ngay nhé!
Thói quen không tốt ảnh hưởng quá trình răng, xương hàm phát triển:
Các bé thường có thói quen mút tay, cầm đồ vật để ngậm hay bú bình kéo dài, thở bằng miệng. Chính những thói quen này tuy không xấu nhưng về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương hàm của trẻ sau này, có thể gây sai lệch khớp cắn và khiến răng mọc không đều.
Do răng sữa bị mất sớm hoặc nhổ quá sớm:
Răng sữa có thể mọc lệch và rụng đi nên sẽ gần như không gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc nhưng lại có vai trò cố định chỗ để răng vĩnh viễn mọc. Vậy nên với một số bạn nhỏ sẽ bị sâu răng sữa và khiến răng sữa bị mất, nhổ sớm hơn so với độ tuổi bình thường có thể khiến các răng khác bị xô lệch, nghiêng, đổ và khiến các răng vĩnh viễn mọc lên sai vị trí, bị chen chúc.
Do di truyền:
Một số trẻ sẽ được di truyền nhiều từ ba mẹ nên nếu không may ông bà hay ba mẹ của bạn gặp tình trạng răng mọc sai lệch, không đúng khớp cắn thì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng của các bé.
Do kích thước cung hàm bị nhỏ, hẹp:
Cung hàm nhỏ, hẹp hay bị ngắn là một trong những nguyên nhân khiến các răng vĩnh viễn của trẻ mọc không đều, lộn xộn hay chen chúc do thiếu khoảng trống. Có một số lý do có thể khiến trẻ bị cung hàm nhỏ, hẹp vì thường ăn đồ ăn mềm, cắt nhỏ khiến hai cung hàm thiếu sự vận động, hạn chế sự phát triển của cung hàm.
Răng mọc không đều ảnh hưởng như thế nào?
Răng mọc không đều có thể tạo ra những tác động xấu đối với chức năng nhai, ngoại hình và sức khỏe của răng miệng:
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Hàm răng không đều quá dày hoặc quá thưa có thể làm giảm sự cân đối, sự duyên dáng của khuôn mặt. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể không khép miệng bình thường, gây mất tự tin và ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Suy giảm chức năng nhai
Răng mọc lệch gây rối loạn trong quá trình nhai, làm cho răng không thể phối hợp một cách trơn tru. Điều này gây khó khăn và không tiện lợi khi nhai và cắn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Sự lệch lạc của răng tạo điều kiện cho việc mảng bám và thức ăn dễ dàng giữ lại ở các kẽ răng và khó làm sạch. Điều này tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng và các vấn đề khác.
Răng mọc không đều nói lên điều gì?
Rất khó để trả lời chi tiết cho câu hỏi răng mọc không đều ở trẻ nói lên điều gì. Bởi vì, với mỗi bạn nhỏ sẽ có sự sai lệch khác nhau, ảnh hưởng khác nhau và do nhiều yếu tố tác động vào nên hướng điều trị có thể khác nhau.
Tuy nhiên, khi trẻ có dấu hiệu răng mọc lệch, không đúng trên cung hàm, răng mọc không đều sẽ cho thấy trẻ đang bị sai lệch khớp cắn có thể gây ảnh hưởng đến ăn nhai, sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của trẻ. Đồng thời, gây những tác động không tốt đến quá trình răng, xương hàm của trẻ phát triển.
Vì vậy, để có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm cũng như có thể hạn chế tình trạng răng mọc không đều ở trẻ thì các bậc phụ huynh nên:
- Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ, bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình hình răng sữa, răng vĩnh viễn mọc có đúng vị trí, thẳng hay không để có thể can thiệp nếu cần.
- Ba mẹ cũng nên sửa các thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ: hạn chế cho trẻ mút tay, ngậm đồ vật, đẩy lưỡi, nằm nghiêng về một bên,…
- Theo dõi quá trình răng của trẻ phát triển và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách từ khi còn nhỏ.
Nếu các răng sữa của trẻ đã hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn và bị sai lệch, răng mọc không đều thì ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm nhất có thể. Vì tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng cùng mức độ lệch lạc của răng, độ tuổi của trẻ mà bác sĩ đưa ra giải pháp khắc phục, can thiệp sớm giúp trẻ sở hữu hàm răng khỏe đẹp, đúng khớp cắn. Bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 3331 để VIET SMILE tư vấn, hỗ trợ bạn ngay nhé!
Kết quả niềng răng móm trẻ em sau 1 năm – KH Nguyễn Trí Dũng HN5904