3 cách tránh tình trạng răng xô lệch khi mất răng

Răng xô lệch là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay với nguyên nhân có thể do răng ban đầu mọc xô lệch hoặc do một số nguyên nhân khác. Xô lệch do vị trí răng sai lệch thì có thể niềng răng, còn với trường hợp mất răng lâu ngày làm răng xô lệch thì phải làm sao? Cùng trungtamniengrang theo dõi bài viết này bạn nhé.

3 cách tránh tình trạng răng xô lệch khi mất răng
3 cách tránh tình trạng răng xô lệch khi mất răng

Răng xô lệch là gì?

Răng xô lệch là tình trạng răng nằm sai vị trí, xô lệch vào răng khác, thường gặp phải ở tình huống mất răng lâu ngày dẫn tới răng xô lệch. Răng xô lệch tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và làm giảm khả năng ăn uống, giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Khi răng đã bị xô lệch thì để cải thiện sẽ tốn không ít thời gian và tiền bạc, do đó hãy tìm cách bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh để răng bị xô lệch ngay từ đầu.

Nguyên nhân làm răng xô lệch

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm răng bị xô lệch như:

Do răng khôn mọc lệch

Ở tuổi trưởng thành răng khôn mới bắt đầu mọc, khi ấy là lúc hàm răng đã mọc đầy đủ từ răng số 1 đến răng số 7 rồi nên khoảng trống bên trong còn rất ít. Khi răng khôn mọc lên không đủ chỗ thì khả năng cao sẽ bị mọc lệch, có thể lệch ra má hoặc lệch đâm vào răng số 7. Với trường hợp mọc lệch đâm vào răng số 7 thì sẽ làm cho răng số 7 xô sang các răng khác và khiến xô lệch toàn hàm.

Tỉ lệ răng khôn mọc lệch tương đối cao, trường hợp mọc lệch đâm vào răng số 7 thì không phải ít. Thông thường, các trường hợp răng khôn mọc lệch đều được bác sĩ khuyên nhổ bỏ, để càng lâu càng nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho răng khác, đặc biệt có nhiều trường hợp răng khôn mọc đâm sang răng số 7 khiến răng 7 bị sâu và xô lệch răng.

Răng xô lệch do răng khôn mọc lệch
Răng xô lệch do răng khôn mọc lệch

Nên đi thăm khám sớm, tránh để tình trạng răng khôn mọc lệch lâu ngày, vì càng lâu thì răng khôn càng mọc ra, đâm và đẩy vào răng 7 với lực lớn và chắc hơn sẽ làm ảnh hưởng. Nếu khám và phát hiện sớm, tiến hành nhổ sớm thì sẽ tránh được các nguy hại, có một sức khỏe răng miệng đảm bảo và yên tâm.

Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ có răng mọc lệch từ sớm

Nhìn thấy răng xoay lệch, không đúng vào cung hàm. Trẻ hay kêu đau 1 bên hàm. Hay bị đau nhức vùng khớp thái dương hàm. Gương mặt trẻ không cân đối, xương hàm trên hoặc dưới phát triển quá mạnh, nhìn nghiêng thấy hàm đưa ra trước hoặc phía sau quá nhiều. Trẻ hay bị cắn trẹo vào bên má. Khi cắn 2 hàm thấy răng cửa không chạm nhau (khớp cắn hở trước), răng mọc chen chúc, thiếu chỗ hoặc có những khe hở nhiều giữa các răng …

Răng mọc lệch có ảnh hưởng gì? Vì sao nên chỉnh răng mọc lệch?

Có nên niềng răng không? câu hỏi đó luôn là mối trăn trở của rất nhiều người gặp các vấn đề răng mọc lệch như răng hô (răng vẩu), răng móm, răng thưa, răng mọc lộn xộn … vì đây không chỉ đơn giản là vấn đề về tính thẩm mỹ mà còn liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Và dù cho răng bạn đang ở mức răng hô nhẹ hay răng vẩu nhiều, có hô hàm hay không thì việc răng mọc lệch ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân là không thể tránh khỏi khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cắn, ăn nhai của mỗi người.

Hãy tưởng tượng có hai lưỡi cưa ăn khớp vào nhau như hình vẽ. Đó là cách mà 2 hàm răng trên và dưới sẽ ăn khớp nhau.

Xem thêm video răng xô lệch do răng khôn mọc lệch tại đây:


Răng khôn mọc trồi gây xô lệch hàm có nên nhổ?

Niềng răng xong thì răng bị xô lệch

Trước đây răng không đẹp, xô lệch và phải niềng răng để có một nụ cười đều đẹp hơn. Tuy nhiên, sau khi tháo niềng được một thời gian thì răng bị xô lệch, lúc này bạn cảm thấy hoang mang và lo lắng. Đây là do sau khi niềng, răng chưa ổn định cần được đeo hàm duy trì đều đặn trong 2 năm đầu để giữ được kết quả niềng. Nhưng do quên hoặc chủ quan mà không đeo hàm duy trì đều đặn khiến răng bị chạy lại, xô lệch răng.

Để tránh gặp tình trạng này thì bạn cần đeo hàm duy trì đều đặn, đảm bảo thời gian đeo như bác sĩ căn dặn. Thông thường sẽ đeo thường xuyên, liên tục trong 1 năm đầu, sau đó có thể giảm xuống còn đeo các buổi tối trong tuần và giảm dần tần suất. Còn nếu bạn đã quên không đeo hàm duy trì đều đặn, răng bị chạy lại thì nên gặp bác sĩ để có thể khắc phục sớm nhất có thể.

Do mất răng lâu năm

Mất răng lâu năm khiến các răng bên cạnh xô lệch, nghiêng về vị trí răng mất. Từ đó lâu dài sẽ làm xô lệch răng, răng không đúng vị trí và không đảm bảo khớp cắn nữa. Ngoài ra mất răng lâu năm còn khiến cho xương hàm bị tiêu biến dần, sau này trồng implant sẽ khó khăn hơn.

Răng xô lệch do mất răng lâu năm
Răng xô lệch do mất răng lâu năm

Răng xô lệch do mất răng có đều lại được không?

Răng xô lệch do mất răng lâu năm không thể tự nhiên có thể đều lại, cần phải tiến hành dựng trục lại các răng bị nghiêng nếu mới nghiêng 2 răng bên cạnh răng đã mất. Nếu toàn hàm răng đã xô lệch thì cần niềng lại để làm cho răng về đúng vị trí, giữ khoảng sau đó sẽ trồng implant phục hình.

Răng xô lệch do mất răng có đều lại được không?
Răng xô lệch do mất răng có đều lại được không?

Răng xô lệch có nguy hiểm không?

Răng xô lệch tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: răng xô lệch khiến khớp cắn không còn tốt như trước, ăn nhai khó khăn, dễ bị đau răng. Việc vệ sinh răng miệng cũng không được đảm bảo vì bàn chải khó có thể chạm tới những vị trí khuất lấp, từ đó vi khuẩn phát triển và gây ra viêm lợi, sâu răng.

Ngoài ra, sau khi mất răng lâu ngày làm răng bị xô lệch thì việc phục hình răng sẽ mất nhiều thời gian hơn do phải dựng răng thẳng như ban đầu, tiến hành tái sinh xương nếu xương hàm bị tiêu rồi sau đó mới có thể cấy ghép như bình thường được.

Răng xô lệch có nguy hiểm không?
Răng xô lệch có nguy hiểm không?

3 cách tránh tình trạng răng xô lệch khi mất răng

Để tránh được tình trạng răng xô lệch khi mất răng thì có thể dùng 3 cách: làm răng giả tháo lắp, làm cầu răng sứ, trồng implant phục hình răng đã mất. 3 phương pháp này khác nhau và có ưu, nhược điểm riêng.

Làm răng giả tháo lắp

Phương pháp làm răng giả tháo lắp được ít người sử dụng hơn, thường thì với trường hợp mất răng toàn hàm, không có tiền trồng implant thì mới dùng phương pháp này. Làm răng giả tháo lắp có thể giúp răng giữ đúng vị trí, không bị xô lệch tuy nhiên khả năng ăn uống thì không được tốt và không thật như 2 phương pháp còn lại. Trường hợp mất 1, 2 hoặc nhiều răng mà không muốn phải mài răng làm cầu răng sứ hoặc không có kinh phí đủ để trồng implant thì có thể cân nhắc làm răng giả tháo lắp.

Làm răng giả tháo lắp
Làm răng giả tháo lắp

Làm cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là phương pháp phổ biến hơn răng giả tháo lắp, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là phải mài nhỏ 2 răng bên cạnh để làm trụ đỡ lực. Thời nay nhiều người muốn bảo tồn răng thật và không muốn bị ảnh hưởng đến răng khác nên cũng ít làm cầu răng sứ hơn. Mức chi phí cao hơn răng giả tháo lắp, và một số trường hợp có chi phí thấp hơn phương pháp trồng implant.

Làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ

Trồng implant phục hình răng đã mất

Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất bởi có các ưu điểm như: răng sau phục hình giống y như răng thật, khả năng ăn nhai đảm bảo, chắc chắn, tránh được tình trạng tiêu xương và xô lệch răng. Mức chi phí cũng không cao, chỉ khoảng 10 triệu là có thể trồng implant được rồi.

Trồng implant phục hình răng đã mất
Trồng implant phục hình răng đã mất tránh xô lệch răng

Nếu bạn bị mất răng thì hãy đến nha khoa Việt Smile để thăm khám miễn phí và nhận được lời khuyên tốt nhất, phù hợp nhất với bạn. Không nên để tình trạng mất răng kéo dài vì hậu quả sẽ nặng nề và tốn chi phí, thời gian hơn rất nhiều.

Tham khảo thêm video trồng implant phục hình răng đã mất, tránh xô lệch răng tại đây:


Cấy ghép implant răng 46 cải thiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ

Trong bài viết này, Việt Smile đã thông tin đến bạn về răng xô lệch và 3 cách tránh tình trạng răng xô lệch khi mất răng. Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo tại trạng web này để cập nhật những thông tin hữu ích khác.

Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé bạn!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú