4 loại thun niềng răng phổ biến và tác dụng mang lại

Thun niềng răng là một khí cụ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha tương tự như mắc cài, dây cung. Vậy có những loại thun niềng răng nào? Chúng mang lại tác dụng gì và cần lưu ý điều gì khi sử dụng thun niềng răng? Tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây cùng VIET SMILE nhé!

4 loại thun niềng răng phổ biến và tác dụng mang lại
4 loại thun niềng răng phổ biến và tác dụng mang lại

4 loại thun niềng răng thường dùng

Nhờ có các loại thun niềng răng hỗ trợ quá trình chỉnh nha, giúp các răng sẽ di chuyển đúng vị trí theo phác đồ cũng như căn chỉnh khớp cắn hai hàm lồng múi tốt nhất. Trong quá trình niềng răng, khi bạn đeo thun niềng răng thường xuyên và đúng với chỉ định của bác sĩ sẽ giúp tạo lực kéo ổn định, nhẹ nhàng, dần dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn theo kế hoạch. Vậy có những loại thun niềng răng nào thường được sử dụng trong quá trình chỉnh nha?

4 loại thun niềng răng thường dùng
4 loại thun niềng răng thường dùng

Thun niềng răng cũng được chia thành các loại khác nhau với mục đích sử dụng cũng khác nhau với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là 4 loại chun niềng răng thường gặp nhất cũng như tác dụng từng loại mang lại với các trường hợp.

Chun đơn

Chun đơn
Chun đơn

Thun niềng răng đơn hay chun đơn là chun được làm bằng cao su với vòng đơn giúp cố định từng hạt mắc cài và dây cung lại với nhau. Thông thường chun đơn sẽ sử dụng với phương pháp niềng răng mắc cài thường (tiêu chuẩn) để cố định mắc cài và dây cung, đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, tránh bị bong, tuột mắc cài, dây cung.

Chun đơn có rất nhiều màu sắc đa dạng để bạn có thể thoải mái lựa chọn sử dụng. Chun đơn chỉ có độ giãn nhất định nên khi niềng răng bạn sẽ cần thay chun mới khoảng 2-3 tuần/lần để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, tránh trường hợp chun bị rơi, tuột.

Chun tách kẽ

Chun tách kẽ
Chun tách kẽ

Chun tách kẽ là vòng tròn nhỏ được làm bằng cao su hoặc kim loại sử dụng để chèn vào vị trí kẽ răng. Chun tách kẽ sẽ nong rộng hai răng với tác dụng tạo khoảng cách vừa đủ giữa các răng để đặt khâu hay band niềng răng chỉ với các trường hợp bác sĩ chỉ định cần đeo band. Thường thun tách kẽ, band được sử dụng với các bạn niềng răng bằng mắc cài: kim loại, sứ, pha lê.

Thao tác đặt chun tách kẽ được bác sĩ thực hiện khá nhanh chóng, đặt ở giữa kẽ các răng hàm. Chun tách kẽ thường được đặt trong khoảng 5-7 để kẽ răng có khoảng để bác sĩ đeo band niềng răng. Thời gian đặt chun tách kẽ có thể ngắn hơn tùy và trường hợp cụ thể của bạn.

Chun liên hàm

Chun liên hàm
Chun liên hàm

Thun liên hàm cũng có cấu tạo từ cao su, độ dẻo cao và thường được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới kết hợp với mắc cài, dây cung. Bác sĩ thường sử dụng chun liên hàm là để căn chỉnh khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sao cho chúng đều nhau và cho khớp cắn chuẩn. Chun liên hàm được sử dụng trong cả các trường hợp khớp cắn hởkhớp cắn đối đầu.

Chun liên hàm được chia thành 3 loại tùy theo trường hợp, mục đích là đóng khoảng hở các răng, kéo răng hay điều chỉnh khớp cắn bác sĩ sẽ lựa chọn chun liên hàm loại phù hợp để tạo lực đúng kế hoạch. Tùy vào trường hợp cụ thể Khi chỉ định niềng răng cho bạn, nha sĩ sẽ sử dụng một dây tạo lực đặt vào giữa các mắc cài, đeo dây cung và chỉ định các thun liên hàm phù hợp. Để đảm bảo độ đàn hồi, hiệu quả điều chỉnh thì sau 12 tiếng bạn cần thay chun một lần. Bác sĩ sẽ đưa chun và hướng dẫn bạn tự thay chun ngay tại nhà.

Chun chuỗi niềng răng

Chun chuỗi niềng răng
Chun chuỗi niềng răng

Chun chuỗi niềng răng được làm từ vật liệu là cao su hoàn toàn thân thiện với con người, đảm bảo an toàn, chất lượng cao, độ bền tốt và tạo ra sự đàn hồi hoàn hảo. Chun chuỗi gồm các vòng cao su hình chữ O kết thành một dải liên tục được gắn từ răng này sang răng khác trên hệ thống mắc cài.

Chun chuỗi có tới 28 màu sắc khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn theo sở thích. Chun chuỗi niềng răng cũng có thể được phân chia thành các dạng: chun chuỗi ngắn, chun chuỗi dài, chun chuỗi liên tục. Dựa theo tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ lựa chọn loại chun ngắn, dài hay liên tục cho phù hợp. Chun chuỗi niềng răng được chỉ định sử dụng hầu hết cho các trường hợp trong giai đoạn kéo đóng khoảng giữa các răng giúp quá trình kéo răng diễn ra nhanh, thuận lợi hơn.

Cách sử dụng dây thun niềng răng

Cách sử dụng dây thun niềng răng
Cách sử dụng dây thun niềng răng

Cách đeo thun niềng răng và cách thay chun niềng răng

Dây thun niềng răng được sử dụng nhiều trong quá trình chỉnh nha, mỗi loại sẽ có cách đeo và thay, tháo khác nhau. Và thường các loại chun sẽ được bác sĩ đeo, thay cho bạn tại nha khoa.

Cụ thể nếu bạn cần đeo chun tách kẽ thì bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chuyên dụng kéo chun và đặt vào kẽ giữa các răng hàm cần đặt band. Chun tách kẽ sẽ được bác sĩ tháo bỏ sau 5-7 ngày khi đã có khoảng đặt band vào răng. Nên bạn không cần lo lắng về việc làm sao để đeo hay thay chun tách kẽ.

Chun đơn hay chun chuỗi niềng răng sau khi bác sĩ đeo tại phòng khám cho bạn thì bác sĩ sẽ hẹn bạn 2-4 tuần tái khám để bác sĩ kiểm tra, thay chun mới. Do chun đơn, chun chuỗi có độ giãn, đàn hồi nhất định nên khi bạn sẽ cần đến nha khoa để thay theo lịch hẹn của bác sĩ, đảm bảo hiệu quả khi đeo thun niềng răng chứ không thể tự thay tại nhà. Tuy vậy, có một vài trường hợp bác sĩ sử dụng chun chuỗi ngắn để kéo răng thì bạn sẽ được hướng dẫn để thay tại nhà.

Tác dụng của chun đơn khi niềng răng là gì? – Bác sĩ niềng răng chia sẻ

Với trường hợp bạn đeo chun liên hàm bạn sẽ cần tự đeo, thay tại nhà sau khoảng 12 tiếng đeo chun. Lần đầu đeo chun liên hàm bác sĩ sẽ tiến hành đeo móc nối hàm trên với hàm dưới tùy theo mục đích kế hoạch, số lượng chun liên hàm được sử dụng là khác nhau. Khi bạn đeo chun liên hàm, bạn cần tự tháo, thay khi ăn uống, đánh răng và các bước, đeo, tháo bác sĩ đã hướng dẫn bạn chi tiết.

Trước khi đeo, hay tháo chun bạn cần rửa tay thật sạch, sau đó đứng trước gương, mở miệng và xác định vị trí mà bác sĩ đã gắn dây trước đó. Tiếp đó, bạn bắt đầu gắn dây thun, nối dây thun từ móc của răng hàm rồi kéo căng nó về phía trước, quấn quanh móc ở vị trí như trước bác sĩ đã đặt. Để thay chun bạn chỉ cần tháo từ vị trí đã móc trước đó. Lưu ý, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý đeo nhiều chun cùng lúc tại cùng vị trí để tránh ảnh hưởng chân răng, quá trình niềng răng.

Vậy nên, tùy vào loại thun niềng răng bác sĩ sử dụng bạn sẽ được hướng dẫn các thay hoặc lịch hẹn tái khám để bác sĩ thay dây mới để quá trình chỉnh nha của bạn diễn ra tốt nhất.

Thời gian đeo dây thun niềng răng

Thời gian đeo dây thun niềng răng
Thời gian đeo dây thun niềng răng

Đeo dây thun niềng răng trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng và phác đồ điều trị của bác sĩ với tình trạng của bạn, cũng như với từng loại thun niềng răng bạn sử dụng. Với một số trường hợp, bạn chỉ cần đeo một thời gian ngắn trước và trong khi chỉnh nha, còn có trường hợp cần đeo thun niềng răng để kéo đóng khoảng, kéo chỉnh khớp cắn thì thời gian sẽ lâu hơn.

Với mỗi tình trạng cụ thể, thời gian đeo thun niềng răng sẽ khác nhau do sự dịch chuyển của răng. Do vậy, thời gian đeo thun niềng răng bác sĩ sẽ kiểm tra và quyết định tháo bỏ khi thấy khớp cắn, tình trạng răng của bạn đã ổn định và không cần dùng đến chun nữa.

Điều nên và không nên làm khi đeo thun niềng răng

Khi đeo thun niềng răng, dù là loại thun nào khi mới đeo bạn sẽ cảm thấy chưa quen và cần thời gian để thích ứng. Thun niềng răng hỗ trợ rất lớn cho quá trình niềng răng nên khi đeo thun niềng răng bạn nên lưu ý một số điều bạn nên và không nên để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

Điều nên và không nên làm khi đeo thun niềng răng
Điều nên và không nên làm khi đeo thun niềng răng

Điều nên làm khi đeo thun niềng răng

  • Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch, nhẹ nhàng với bàn chải mềm trước khi bắt đầu đeo dây thun cũng như trong quá trình đeo thun để tránh vi khuẩn bám lên trên.
  • Trường hợp đeo thun liên hàm bạn nên tháo để ăn nhai thoải mái, tránh dây thun bị giãn.
  • Bạn nên đeo dây thun niềng răng đúng cách và thường xuyên.
  • Bạn nên thay thế dây thun hằng ngày nếu cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ để tránh việc dây thun mất đi độ đàn hồi cần có.
  • Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi tháo hoặc thay dây thun.
  • Nếu bạn bị rơi, tuột dây thun mà không thể tự đeo lại bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để khắc phục.

Điều không nên làm khi đeo thun niềng răng

  • Bạn không nên tự ý tháo dây thun hay dùng 2 dây thun niềng răng cùng lúc vì có thể tạo áp lực quá lớn lên răng, gây hại cho chân răng.
  • Bạn cũng không nên kéo dây thun quá căng, tránh thun bị giãn quá mức, mất độ đàn hồi, giảm hiệu quả kéo chỉnh.
  • Bạn nên hạn chế ăn đồ ăn cứng, dai ảnh hưởng việc đeo thun, quá trình dịch chuyển răng.

Dây thun niềng răng là khí cụ quan trọng nên khi dùng, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để thúc đẩy quá trình chỉnh nha của bạn diễn ra nhanh, đạt hiệu quả tốt nhất nhé. Bài viết trên VIET SMILE đã chia sẻ một vài thông tin về thun niềng răng, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận ngay dưới bài viết hay liên hệ hotline 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Cách đeo chun liên hàm khi niềng răng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú