Mách bạn 6 điều khi đặt thun tách kẽ răng

Nhiều người cho rằng niềng răng đau nhất ở giai đoạn đặt thun tách kẽ răng. Điều này có thật sự đúng không? Không ít người đang tìm hiểu về nắn chỉnh răng chưa biết thun tách kẽ là gì, mục đích khi sử dụng, có phải ai cũng cần đặt thun vào kẽ răng. Hiểu được điều đó, Nha khoa Việt Smile đã xây dựng bài viết này mách bạn 6 điều khi đặt thun tách kẽ niềng răng.

Thun tách kẽ niềng răng
6 điều cần biết về thun tách kẽ niềng răng

1. Thun tách kẽ răng là gì?

Thun tách kẽ (tiếng anh gọi là Orthodontic separators) là một loại khí cụ chỉnh nha. Bao gồm những miếng cao su hình tròn dày khoảng 2mm hoặc những thanh kim loại hình chữ L được đặt vào kẽ hở giữa 2 răng.

Mục đích khi đặt thun tách kẽ là để nới rộng khoảng cách giữa các răng, để hỗ trợ gắn band (đặt khâu răng) vào các răng hàm số 5,6 hoặc răng hàm số 7 một cách dễ dàng. Thun tách kẽ răng thường được sử dụng cho trường hợp khách hàng nắn chỉnh răng với mắc cài. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành gắn chun tách kẽ cho khách hàng trong lần hẹn thứ 2, số lượng chun có thể dao động từ 1-12 chiếc.

Có mấy loại thun tách kẽ răng

Hiện nay, thun tách kẽ được phân thành 2 loại cơ bản là thun cao su và thun kim loại. Tuy nhiên thì thun tách kẽ cao su được sử dụng phổ biến hơn tại các cơ sở nha khoa.

Thun tách kẽ cao su

Thun tách kẽ cao su được làm từ chất liệu cao su nguyên chất, tự nhiên 100% đảm bảo không chứa hóa chất độc hại hay gây bất kì tác dụng phụ nào khi đặt giữa các kẽ răng. Vì vậy, bạn có thể an tâm khi sử dụng chun nha.

Thun tách kẽ dạng cao su thường có màu xanh, có lực đàn hồi tốt, kích thước tầm 1mm, hơi cứng. Khi bác sĩ đặt chun này vào kẽ răng lực đàn hồi của chiếc thun “nhỏ mà có võ” này sẽ giúp răng hàm được giãn cách ra, tạo khoảng cách cần thiết. Mục đích cuối cùng là khoảng giữa các răng như giữa răng 5 và răng 6 giãn ra thì thun này sẽ rơi ra ngoài.

Thun tách kẽ cao su
Hình ảnh thun tách kẽ cao su

Thun tách kẽ kim loại

Loại thun tách kẽ bằng kim loại không được dùng thông dụng như thun cao su. Thông thường thun kim loại có hình chữ L và 1 vài lớp lò xo phía trong.

Với các trường hợp cần phải  tách kẽ trong thời gian dài bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ cho bạn dùng thun tách kẽ kim loại (tách kẽ răng từ 6 tuần trở lên). Tương tự như thun tách kẽ cao su khi đạt được khoảng trống cần thiết thun sẽ tự động rơi ra ngoài.

Thun tách kẽ cao su
Hình ảnh thun tách kẽ cao su

 

Thun tách kẽ đặt ở đâu?

Vị trí đặt thun tách lẽ là giữa các răng hàm số 5 và số 6, giữa răng 6 &7, có trường hợp chỉ cần đặt ở 1 vị trí. Bởi kẽ các răng này thường rất sát khít, rất khó để bác sĩ đặt band – khâu niềng răng vào được (band niềng răng có tác dụng giữ chắc dây cung và chịu lực để kéo chỉnh răng lệch lạc).

Đặt thun tách kẽ thời điểm nào?

Thông thường, đặt thun tách kẽ được thực hiện trước khi bác sĩ gắn mắc cài niềng răng. Công đoạn này cũng không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Nhiều bạn lầm tưởng rằng ai bắt đầu chỉnh nha cũng cần đặt thun, thế nhưng thực tế thì không phải ca niềng nào cũng phải thực hiện.

2. Quy trình đặt thun tách kẽ răng

Gắn thun tách kẽ là kỹ thuật không quá phức tạp, thực hiện khá nhanh chóng, chỉ cần 2- 3 phút là bác sĩ đã hoàn thiện.

Cụ thể thun tách kẽ được đặt theo các bước như sau

  • Bước 1: Xâu thun qua 1 đoạn chỉ nha khoa
  • Bước 2: Đặt đoạn chỉ nha khoa vào kẽ răng cần đặt thun
  • Bước 3: Kéo chỉ nha khoa từ từ cho tới khi chun tách kẽ nằm giữa hai răng
  • Bước 4: Rút chỉ nha khoa ra khỏi răng.
  • Bước 5: Tiến hành kiểm tra lại thun sau khi đặt

3. Đeo thun tách kẽ răng bao lâu?

Thông thường người chỉnh nha sẽ cần mang thun tách kẽ ở giữa kẽ răng trong khoảng 1 – 2 tuần (tùy từng trường hợp). Sau thời gian này, kẽ răng được tách rời ra và đạt được khoảng cách cần thiết giúp răng di chuyển.

Tuy nhiên, do cơ địa cũng như vấn đề răng của mỗi người là khác nhau, hình dáng, kích thước không giống nhau nên sẽ có sự xê dịch thời gian đeo. Nếu người niềng mang thun tách kẽ 5 -7 ngày việc tách kẽ răng đã đạt được khoảng trống như mong muốn bác sĩ sẽ tiến hành tháo thun.

Nhưng nếu răng chậm dịch chuyển, bác si sẽ cần kiểm tra, có thể sẽ cần thay thế thun mới cho bạn đến khi tạo được khe hở theo phác đồ mới gỡ thun.

4. Đặt thun tách kẽ có đau không?

Sau khi đặt thun tách kẽ  bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm hoặc hơi đau khi ăn nhai, 1 phần do chưa quen với vật lạ được gắn vào vị trí kẽ răng, phần vì cảm giác đau bởi lúc này răng đang di chuyển. Bạn có thể hình dung cảm giác vướng víu giữa kẽ răng như khi chúng ta bị vướng thức ăn. Và những ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn sau 1 – 3 ngày. Bởi vậy, bạn không cần quá lo ngại đâu nhé.

Cơn đau khi gắn chun tách kẽ được nhiều người nhận xét rằng nó khó chịu hơn nhiều so với cơn đau khi siết răng. Giải thích cho hiện tượng đau nhức khi tách kẽ răng, bác sĩ Nha khoa Việt Smile cho biết: “Do bản chất thun tách kẽ liên tục ép răng phải di chuyển với tốc độ rất nhanh nên gây cảm giác vướng víu trong miệng, nhất là tại vị trí răng đặt chun tách kẽ”.

Niềng răng đau nhất giai đoạn nào

5. Niềng răng không đặt thun tách kẽ có được không?

Niềng răng không đặt chun tách kẽ có được không? Câu trả lời là có.

Không phải ai niềng răng cũng cần gắn thun tạo khe hở giữa các răng, Một số trường hợp, bạn sẽ không cần tới thun tách kẽ như

  • Niềng răng thưa: Khi răng hàm bị thưa sẵn thì răng đã có đủ khoảng trống.Do đó, người niềng răng thưa thường không cần gắn chun tách kẽ. Khâu niềng răng sẽ được gắn trực tiếp.
  • Cắm minivis hỗ trợ: Một chiếc vít kim loại sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm. Chiếc vít này sẽ đóng vai trò như điểm tì để tạo lực kéo cho cả hệ thống mắc cài. khi đó việc đặt thun tách kẽ là không cần thiết.

6. Mẹo giảm đau khi đặt thun vào kẽ răng

Nếu cảm thấy không thoải mái khi đặt chun tách kẽ, bạn có thể áp dụng một vài mẹo giảm đau dưới đây

Chườm lạnh

Bạn có thể dùng mẹo chườm lạnh trong thời gian đặt thun tách kẽ để bớt khó chịu. Bạn sử dụng túi chườm đá vào khu vực bên ngoài má. Cách làm khá đơn giản: dùng nước lạnh cho vào túi chườm và để lên vùng bạn cảm thấy ê nhức. Thực hiện chườm khoảng 10-15 phút, sau đó nghỉ 10 phút rồi chườm tiếp.

Ăn uống đồ mềm

Ưu tiên những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc thịt xay sau khi đặt thun tách kẽ để giảm bớt áp lực cho răng.Tránh những thức ăn dai, cứng, nhiều mảnh vụn

Hãy nhớ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng cần thiết và không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ đồng thời nhai đều 2 bên.

Vệ sinh răng nhẹ nhàng

Bạn có thể súc miệng với nước muối ấm để giảm cảm giác khó chịu trong quá trình mang thun.

Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không chà sát vì rất dễ làm thun rơi. Tại vị trí răng đặt thun tách kẽ bạn không sử dụng chỉ nha khoa tránh bung tuột thun.

Trong trường hợp bạn ăn xong hoặc đánh răng mà phát hiện thun tách kẽ bị đứt, bị rơi thì nên liên hệ và tới gặp bác sĩ  để gắn lại càng sớm càng tốt.

Kết quả niềng răng móm sau 11 tháng

Nếu bạn còn bất kì vướng mắc nào, đừng ngại ngần hãy bình luận hoặc gọi ngay tới số hotline 1900 3331 để đội ngũ bác sĩ Việt Smie hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú