Chạy răng sau khi niềng là trường hợp mà khá nhiều người gặp phải. Đọc bài viết này để biết nguyên nhân vì sao lại bị chạy răng và làm thế nào để tránh tình trạng chạy răng sau khi niềng nhé!
Chạy răng có thường gặp không?
Chạy răng là trường hợp thường gặp, răng dịch chuyển ra vị trí khác bởi một số nguyên nhân. Có người vì dùng tăm xỉa răng nhiều, thường xuyên chọc vào các khe răng để xỉa nên tạo ra lực đẩy 2 răng thưa nhau ra. Có người vì cắn các hạt như hướng dương đều đặn, ngày nào cũng cắn hạt nên cũng tạo ra lực làm đẩy 2 răng cách xa nhau, tạo ra khe thưa ở giữa.
Trường hợp thường xuyên gặp hơn là ở những người niềng răng. Trong quá trình niềng răng chạy theo kế hoạch niềng của bác sĩ. Sau quá trình niềng răng sẽ sở hữu một hàm răng đều đẹp, xếp khít nhau nhưng một thời gian sau răng có thể bị chạy sau khi niềng. Nguyên nhân là tại sao? Do thói quen sau khi niềng làm răng chạy hay vì nguyên nhân nào khác? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn.
Chạy răng là gì?
Chạy răng là tình trạng răng di chuyển ra khỏi vị trí cũ, răng bị xoay hướng hoặc tách thưa tạo ra khe hở giữa 2 răng bên cạnh nhau. Bình thường thì sau khi mọc hết răng vĩnh viễn thì gần như răng sẽ giữ nguyên vị trí nhưng vì một lí do nào thì mà tự nhiên răng bị chạy.
Răng dịch chuyển rất chậm, từ từ, đến khi phát hiện ra thì răng đã bị di chuyển 1 khoảng nhỏ rồi. Lúc này nhiều người không biết phải làm sao để khắc phục, dần trở nên lo lắng vì nó không chỉ làm răng miệng kém thẩm mỹ mà còn làm chức năng ăn nhai của răng đó bị giảm đi đáng kể.
Sau khi niềng răng có chạy không?
Sau khi niềng răng, nếu giữ gìn tốt, làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì răng sẽ không bị chạy. Nhưng nếu không nghe lời, không chịu đeo hàm duy trì thì tình trạng răng chạy sau khi niềng sẽ xảy ra, lúc đó kết quả niềng sẽ không được duy trì. Nếu răng bị chạy nhiều thì bạn cần phải niềng lại thì mới có thể sở hữu hàm răng đẹp, sau đó sẽ lặp lại cả một quá trình niềng và đeo hàm duy trì. Vậy nên bạn cần đeo hàm duy trì và làm theo lời dặn của bác sĩ để tiếp tục duy trì kết quả niềng.
Để không bị răng chạy sau khi niềng thì cần đeo hàm duy trì liên tục trong 1 năm đầu, chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng. Sau đó sẽ giảm dần tần suất đeo theo thòi gian, năm thứ 2 chỉ cần đeo vào các buổi tối, sau đó giảm dần theo lời khuyên của bác sĩ.
Tại sao niềng răng xong bị chạy răng?
Ban đầu răng chúng ra ở vị trí không đúng làm hàm răng khấp khểnh, hô, móm, sai khớp cắn. Niềng răng giúp kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí, đúng khớp cắn và hàm răng đều đặn trông rất đẹp. Khi kết thúc quá trình niềng, ổ xương răng và nướu chưa ôm sát chân răng, không còn gắn mắc cài nên không có lực kéo và giữ răng ở vị trí ổn định nữa thì răng có thể sẽ bị di chuyển một chút, đây là hiện tượng chạy răng sau khi niềng.
Vì nguyên nhân này nên bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì để giữ gìn kết quả. Lực của hàm duy trì sẽ giúp cố định hàm răng lại, răng không bị chạy, dần dần sau một khoảng thời gian đủ dài thì răng sẽ được cố định răng đúng vị trí. Bạn cần tuân thủ quy tắc đeo hàm duy trì để không bị chạy răng sau khi niềng.
Có nhiều loại hàm duy trì để đeo sau khi niềng như: hàm hawley, hàm duy trì mặt trong, khay duy trì trong suốt, … Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp và mỗi loại hàm duy trì sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Bạn có thể cân đối lựa chọn và sử dụng.
Cách để niềng răng xong không bị chạy
Cách để niềng răng xong không bị chạy đó là đeo hàm duy trì để giữ nguyên vị trí của răng như lúc tháo niềng. Đến khi bác sĩ nhận thấy xương răng của bạn chắc chắn, có thể cố định vị trí răng không bị chạy răng sau khi niềng nữa thì có thể ngừng đeo hàm duy trì.
Xem thêm: Phải đeo hàm duy trì bao lâu ?
Hàm duy trì tương đối dễ sử dụng, tùy từng loại có cách sử dụng riêng. Khi nhận hàm duy trì bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách đeo và cách tháo cụ thể. Hãy làm đúng như hướng dẫn để đảm bảo kết quả niềng.
Bên cạnh đó việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng như vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ cũng đảm bảo sức khỏe răng miệng và kết quả niềng. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, trên kẽ răng còn vướng mắc thức ăn, đặc biệt là những mảnh vụn cứng mà đeo hàm duy trì vào thì có thể làm thưa kẽ răng. Cần làm sạch răng miệng, hàm duy trì khi tháo ra và trước khi lắp vào để răng và hàm duy trì vừa vặn.
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng sau khi niềng
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng sau khi niềng có thể do thời gian đeo chưa đảm bảo. cần tuân thủ đeo toàn thời gian trong năm đầu, trừ lúc ăn và vệ sinh răng miệng. Lúc mới tháo niềng xương ổ răng và nướu chưa ổn định, không ôm sát vào chân răng nên răng có thể bị chạy lại nếu không đeo hàm duy trì liên tục.
Vẫn bị chạy răng sau khi niềng mặc dù đã đeo hàm duy trì có thể do nguyên nhân đến từ việc đeo và tháo hàm duy trì không đúng cách. Nếu đeo và tháo không đúng cách làm hàm duy trì đặt không đúng vị trí sẽ làm đau nhức, khó chịu và không đảm bảo kết quả niềng, răng vẫn bị chạy. Cần làm đúng các bước theo chỉ dẫn của bác sĩ để hàm duy trì có thể bám sát vào răng, giữ đúng vị trí cho răng.
Nguyên nhân khác có thể kể đến nữa là do hàm duy trì không tương thích, hơi rộng hoặc hơi chật làm lực tác động lên răng không đủ để giữ răng cố định hoặc lực không cân đối làm lệch lạc răng. Nếu lúc nhận hàm duy trì đeo lên miệng thấy không vừa hay khó chịu ở vị trí nào thì cần báo bác sĩ để được chỉnh sửa cho đúng nhất với khuôn răng của mình.
Bài viết này nha khoa Việt Smile đã thông tin đầy đủ đến bạn về nguyên nhân chạy răng sau khi niềng và những điều cần biết xung quanh việc chạy răng sau khi niềng. Tiếp tục theo dõi trang web này và cập thường xuyên để bổ sung thêm thông tin hữu ích khác nữa bạn nhé.
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!