Trong bài viết này Trung tâm niềng răng Việt Smile gửi tới các bạn cách giữ răng sau khi niềng, răng bị chạy phải làm sao? Chạy răng là trường hợp thường gặp, răng dịch chuyển ra vị trí khác bởi một số nguyên nhân. Có người vì dùng tăm xỉa răng nhiều, thường xuyên chọc vào các khe răng để xỉa nên tạo ra lực đẩy 2 răng thưa nhau ra. Có người vì cắn các hạt như hướng dương đều đặn, ngày nào cũng cắn hạt nên cũng tạo ra lực làm đẩy 2 răng cách xa nhau, tạo ra khe thưa ở giữa.
Nguyên nhân răng bị chạy sau khi niềng răng
Thông thường, đeo niềng răng thường diễn ra trong khoảng 1 – 2 năm, trường hợp phức tạp hơn thì có thể mất 3 năm. Trước khi kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của răng đã dịch chuyển như thế nào, đã ổn định chưa. Điều này nhằm hạn chế tình trạng răng chạy lại sau khi tháo niềng hay làm giảm hiệu quả chỉnh nha.
Nguyên nhân khác là việc niềng răng chưa đúng kĩ thuật , phối hợp chưa tốt dụng cụ. Trong quá trình niềng răng khí cụ chỉnh nha có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một lực kéo nhẹ nhàng, từ đó làm di chuyển răng và hàm vào vị trí mong muốn. Chúng giúp điều chỉnh và cân đối các yếu tố liên quan đến cấu trúc răng, hàm và quả nụ cười của bạn.
Mỗi loại khí cụ chỉnh nha có chức năng và ứng dụng riêng của nó. Như Band niềng răng, mắc cài, dây cung, hook, thun đơn, thun tách kẽ, thun liên hàm, thun chuỗi,…là một số ví dụ tiêu biểu về khí cụ chỉnh nha.
Cách giữ răng sau khi niềng răng
Cách giữ răng sau khi niềng là cơ bản ngay sau khi niềng răng, nếu giữ gìn tốt, làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì răng sẽ không bị chạy. Nhưng nếu không nghe lời, không chịu đeo hàm duy trì thì tình trạng răng chạy sau khi niềng sẽ xảy ra, lúc đó kết quả niềng sẽ không được duy trì.
Nếu răng bị chạy nhiều thì bạn cần phải niềng lại thì mới có thể sở hữu hàm răng đẹp, sau đó sẽ lặp lại cả một quá trình niềng và đeo hàm duy trì. Vậy nên bạn cần đeo hàm duy trì và làm theo lời dặn của bác sĩ để tiếp tục duy trì kết quả niềng.
Để không bị răng chạy sau khi niềng thì cần đeo hàm duy trì liên tục trong 1 năm đầu, chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng miệng. Sau đó sẽ giảm dần tần suất đeo theo thòi gian, năm thứ 2 chỉ cần đeo vào các buổi tối, sau đó giảm dần theo lời khuyên của bác sĩ.
Đeo hàm duy trì sau niềng răng
Một trong những Cách giữ răng sau khi niềng xong không bị chạy đó là đeo hàm duy trì để giữ nguyên vị trí của răng như lúc tháo niềng. Đến khi bác sĩ nhận thấy xương răng của bạn chắc chắn, có thể cố định vị trí răng không bị chạy răng sau khi niềng nữa thì có thể ngừng đeo hàm duy trì.
Hàm duy trì tương đối dễ sử dụng, tùy từng loại có cách sử dụng riêng. Khi nhận hàm duy trì bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách đeo và cách tháo cụ thể. Hãy làm đúng như hướng dẫn để đảm bảo kết quả niềng.
Bên cạnh đó việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng như vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ cũng đảm bảo sức khỏe răng miệng và kết quả niềng. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, trên kẽ răng còn vướng mắc thức ăn, đặc biệt là những mảnh vụn cứng mà đeo hàm duy trì vào thì có thể làm thưa kẽ răng. Cần làm sạch răng miệng, hàm duy trì khi tháo ra và trước khi lắp vào để răng và hàm duy trì vừa vặn.
Một số lưu ý trong việc niềng răng đạt tối ưu
Ngoài những chia sẻ về Cách giữ răng sau khi niềng và việc chú ý đến thời gian đeo hàm duy trì thì bạn cũng phải để tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng khi niềng răng để đạt kết quả tối nhất:
- Khi đeo niềng thì dụng cụ chỉnh nha sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, thức ăn dễ mắc vào mắc cài và rất khó vệ sinh. Khi đó, bạn cần đánh răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày, dùng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải kẽ,… để hạn chế các bệnh răng miệng.
- Khi vệ sinh răng miệng cần nhẹ nhàng và đúng cách, tránh mạnh tay gây bung tuột mắc cài và ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển răng.
- Tránh ăn các thực phẩm dai, cứng, dẻo vì chúng sẽ làm rơi, gãy hoặc bám dính vào mắc cài khi niềng răng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường vì đây chính là những tác nhân làm tăng nguy cơ gây sâu răng, viêm lợi khi chỉnh nha.
Hi vọng bài viết “Cách giữ răng sau khi niềng” sẽ giúp các bạn một số phương pháp căn bản để duy trì được thể trạng tốt của hàm răng sau khi niềng.
Tư liệu tham khảo:
- Retainer (orthodontics) – Thư viện bách khoa điện tử Wikipedia
- What to Know Before You Get a Retainer – Trang thông tin y khoa Hoa Kỳ Healthline