Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không? Đây là câu hỏi không ít bạn đang có ý định niềng răng hoặc sau niềng răng có chỉ định đeo hàm duy trì. Để có câu trả lời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Hàm duy trì là gì? Có mấy loại

Hàm duy trì là những khí cụ quan trọng không thể thiếu sau khi niềng răng. Hàm duy trì có tác dụng cố định răng tại vị trí mới nhằm nâng cao hiệu quả chỉnh nha.

Hàm duy trì hiện nay gồm có: Hàm duy trì máng trong suốt, hàm duy trì kim loại, chỉ thép duy trì (hàm duy trì cố định mặt trong).

Hàm duy trì máng trong suốt

Loại hàm này có hình dáng giống với khay niềng răng trong suốt. Hàm được làm từ chất liệu nhựa dẻo cao cấp, an toàn với con người. Hàm này sau khi tháo niềng bác sĩ sẽ lấy dấu răng để thiết kế máng trong suốt phù hợp với tình trạng răng của mỗi người. Do vậy đảm bảo ôm sát vào răng, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Bên cạnh đó hàm duy trì máng trong suốt có thể tháo lắp được, thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, do tháo lắp được nên nhiều người quên không đeo đúng thời gian, bỏ quên.

Hàm duy trì mặt trong

Hàm duy trì cố định mặt trong là một chỉ thép thẳng hoặc xoắn được gắn cố định mặt trong của răng hàm dưới (răng 1 – răng 3) bằng composite. Hàm sau khi gắn bạn không thể tự tháo tại nhà, nếu cần phải đến nha khoa để bác sĩ hỗ trợ.

Hàm được gắn cố định lên răng do vậy sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, nếu không sẽ làm bung hàm.

Hàm tháo lắp kim loại

Loại hàm này có cấu tạo bằng những dây kim loại không gỉ và được ôm sát vào những chiếc răng cửa. Với hàm tháo lắp kim loại, tính thẩm mỹ không được cao nên thường chỉ đeo vào ban đêm.

Tuy nhiên, nếu chịu khó đeo loại hàm duy trì này, chắc chắn của nó sẽ giúp giữ răng đứng đúng vị trí và cho hiệu quả cực cao.

Lý do phải đeo hàm duy trì sau niềng

Có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi rằng “Tại sao phải đeo hàm duy trì”, “Không đeo hàm duy trì có sao không?”

Câu trả lời là bạn bắt buộc phải đeo hàm duy trì. Bởi khi niềng răng các răng sẽ phải trải qua một quá trình tác động để kéo răng dịch chuyển về vị trí chuẩn khớp cắn. Do vậy sau khi tháo niềng các răng vẫn cần thời gian để thích nghi với vị trí mới. Nhưng trong thời gian đó các răng vẫn phải đảm nhiệm chức năng ăn nhai, nên nếu không dùng những biện pháp hỗ trợ cố định răng thì chúng rất dễ dịch chuyển về vị trí cũ.

Ngoài ra, răng được bao bọc bởi mô nướu, xương hàm và các tổ chức nha chu nên chúng cũng cần một thời gian để tái cấu trúc và ổn định.

Bởi vậy sau khi tháo niềng bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần phải đeo hàm duy trì, để giữ được kết quả răng hiện tại.

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Thực tế, thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Nhưng thông thường sau khi tháo niềng bạn cần đeo hàm duy trì ít nhất 2 năm, trong năm đầu đeo gần như toàn thời gian, trừ những lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng, từ năm thứ 2 bạn có thể đeo vào buổi tối.

Với những trường hợp răng và xương hàm yếu bạn có thể phải đeo hàm duy trì lâu hơn.

Tuy nhiên, những loại hàm duy trì này không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai nên bạn có thể đeo càng lâu càng tốt để răng có thể ổn định hoàn toàn tại vị trí mới.

Trong thời gian đeo hàm duy trì bạn hãy đến nha khoa tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và có những chỉ định phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Hướng dẫn sử dụng hàm duy trì đúng cách

Hàm duy trì tháo lắp như máng trong suốt và hàm tháo lắp kim loại cách bảo quản và vệ sinh răng miệng sẽ khác so với hàm duy trì cố định mặt trong.

Hàm duy trì tháo lắp

  • Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời vì sẽ làm cho hàm duy trì bị biến dạng
  • Bảo quản cẩn thận tránh làm rơi, đè dính sẽ làm cho hàm duy trì bị hỏng, mất
  • Vệ sinh hàm duy trì cẩn thận trước và sau khi sử dụng
  • Với hàm duy trì tháo lắp hãy tháo ra khi ăn
  • Cần nhớ đeo hàm duy trì liên tục, tránh trường hợp tháo ra và quên đeo lại.

Hàm duy trì cố định

  • Cần vệ sinh răng miệng cẩn thận và nhẹ nhàng để vừa làm sạch răng miệng mà không làm bung, tuột hàm duy trì.
  • Không ăn những đồ quá dai, cứng trong thời gian đeo hàm duy trì vì sẽ làm hỏng hàm duy trì.

Trên đây là một số những điều bạn cần biết về đeo hàm duy trì, đồng thời cũng là câu trả lời cho câu hỏi Có phải đeo hàm duy trì cả đời không? Mong rằng với những chia sẻ đó sẽ giúp bạn luôn giữ được hàm răng đẹp và nụ cười tự tin như lúc ban đầu sau niềng.

Đánh giá bài viết
kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú