Khớp cắn chéo là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến thường do răng mọc lệch, khớp cắn hàm trên, hàm dưới không khớp với nhau. Khớp cắn chéo có thể gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và mất thẩm mỹ khuôn mặt. Vậy thế nào là khớp cắn chéo? Làm sao để nhận biết khớp cắn chéo? Niềng răng cải thiện khớp cắn chéo có hiệu quả không? Cùng VIET SMILE tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Khớp cắn chéo là gì?
Khớp cắn chéo là tình trạng sai lệch, mất cân đối tương quan xương giữa hai hàm. Răng có sự lệch lạc, có nhóm cụp vào, nhóm chìa ra khiến khớp cắn không chuẩn, mất hài hòa giữa các răng trên cung hàm.
Tuy tình trạng cắn chéo khá phổ biến nhưng cũng khá nhận ra và không có sự thể hiện rõ ràng nếu chỉ nhìn ngoài mặt. Vì có một số trường hợp cắn chéo một phần, hay chỉ một vài răng nên không ảnh hưởng nhiều đến khuôn mặt. Do vậy, nên chỉ khi bạn quan sát khớp cắn, hàm răng của mình cụ thể mới dễ phát hiện tình trạng khớp cắn chéo.
Một số nguyên nhân gây ra cắn chéo
Do di truyền: Cấu trúc xương hàm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tốt di truyền, nếu trong gia đình các thế hệ trước bị khớp cắn chéo thì khả năng bạn bị khớp cắn chéo là rất cao và đời di truyền cận nhất là thế hệ bố mẹ. Đây là một trong những trường hợp khó kiểm soát nhất.
Do các thói quen xấu từ nhỏ: Những thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, tật đẩy lưỡi, sử dụng núm vú giả trong thời gian dài hay thở bằng miệng khi ngủ sẽ gây ra tình trạng khớp cắn chéo. Bởi khi đó xương hàm của bé còn mềm dễ chịu tác động từ những thói quen xấu.
Trẻ bị mất răng quá sớm hoặc răng vĩnh viễn mọc quá muộn: Khi răng sữa tồn tại quá lâu trên cung hàm sẽ gây cản trở cho răng vĩnh viễn mọc lên, khí đó răng vĩnh viễn có xu hướng mọc chệch ra bên ngoài hoặc chồng lên răng sữa khiến răng bị mọc lệch lạc. Hay răng vĩnh viễn mọc quá muộn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn chéo.
Do sự phát triển của xương hàm: Xương hàm phát triển quá mức làm mất sự tương quan giữa hai hàm răng, có thể gây nên khớp cắn chéo.
Cách nhận biết khớp cắn chéo
Một số dấu hiệu bạn có thể quan sát, dựa vào để nhận biết tình trạng khớp cắn chéo:
- Hai hàm không có sự cân đối, lồng múi không tốt: răng hàm trên không đối xứng với răng hàm dưới ở vị trí, kẽ răng đó gây nên sự sai lệch khớp cắn
- Nhiều nhóm răng xô lệch: Các nhóm răng có sự không đồng đều, mọc lệch lạc, nhóm chìa ra, nhóm thụt vào, nhóm bị nghiêng cho với vị trí đúng của răng.
- Tình trạng lệch đường giữa: Khi kẻ một đường nối từ mũi xuống khe giữa hai răng cửa hai hàm bị lệch vào thân răng, không thẳng đúng vị trí chính giữa, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn bị khớp cắn chéo
- Các răng không có sự cân đối trên cung hàm: Răng cắn chéo ngay vị trí răng cửa cũng như các răng khác trên cung hàm khiến khớp cắn bị lệch, cắn chéo, răng không đều, hài hòa, ảnh hưởng thẩm mỹ nụ cười.
- Sự tiếp xúc giữa nhóm răng hàm trên và hàm dưới: Khi khớp hai hàm không cắn lại không lồng múi tốt, sự tiếp xúc không nhiều, ít hơn khớp cắn bình thường. Điều này, khiến cho lực ăn nhai, nghiền thức ăn của bạn bị yếu hơn, khiến sức khỏe suy giảm theo.
Tình trạng khớp cắn chéo cần quan sát, kiểm tra định kỳ để bác sĩ phát hiện và giúp bạn đưa ra những giải pháp khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài. Vậy khớp cắn chéo có gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm nào không?
Khớp cắn chéo gây những ảnh hưởng gì?
Khớp cắn chéo tưởng chừng chỉ ảnh hưởng nhỏ đến khớp cắn, thẩm mỹ ngoài mặt của bạn. Tuy nhiên với rất nhiều trường hợp khớp cắn chéo, sai lệch nặng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Đầu tiên, khi sai lệch khớp cắn ăn nhai lâu ngày dễ khiến sai lệch ngày càng nặng hơn có thể gây mất cân đối khiến mặt lệch, cằm lệch khiến bạn không cảm thấy tự tin khi cười. Với tình trạng khớp cắn chéo khi ăn nhai, thức ăn không được cắn, nghiền nhỏ mà đã di chuyển xuống dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây bệnh lý về đường ruột, dạ dày.
Không chỉ vậy, việc vệ sinh răng miệng sau ăn sẽ khó khăn khớp cắn bình thường, dễ gây các bệnh lý răng miệng: viêm lợi, sâu răng,…Đặc biệt, nếu tình trạng khớp cắn chéo không được điều trị, cải thiện sớm thì sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân sẽ gặp nhiều vấn đề: nhức đầu, đau răng, đau mỏi hàm khi ăn nhai, ảnh hưởng khớp thái dương hàm, suy giảm chất lượng giấc ngủ hay thậm chí có thể răng bị lung lay, mất răng do sâu răng, viêm tủy.
Chính vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng khớp cắn chéo thì nên điều trị càng sớm càng tốt. Niềng răng là một phương pháp được nhiều bạn lựa chọn để cải thiện khớp cắn, thẩm mỹ. Vậy độ tuổi nào có thể niềng răng khớp cắn chéo và niềng răng khớp cắn chéo có đem lại hiệu quả hay không? Tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Niềng răng khớp cắn chéo có hiệu quả?
Khớp cắn chéo có thể do răng hoặc do xương và có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay niềng răng với từng trường hợp răng sai lệch cụ thể. Hiện nay, chỉnh nha là giải pháp điều trị khớp cắn chéo được nhiều người lựa chọn cả sai lệch do răng hay do xương.
Niềng răng điều chỉnh khớp cắn chéo
Niềng răng giúp cải thiện khớp cắn cho cả trường hợp sai lệch nhẹ đến nặng, chỉ một vài trường hợp đặc biệt phức tạp bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khác phù hợp, hiệu quả hơn. Niềng răng cũng có nhiều loại để bạn có thể lựa chọn: niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê), niềng răng khay trong suốt.
Niềng răng với hệ thống dây cung, mắc cài hay khay trong suốt kết hợp các khí cụ chỉnh nha cùng sự khéo léo, cẩn thận giúp răng dịch chuyển vào đúng vị trí, cải thiện khớp cắn lồng múi tốt. Niềng răng đảm bảo đem lại nụ cười tự tin, cho bạn một hàm răng đều đẹp như ý.
Nếu bạn lo lắng mắc cài kim loại dễ lộ khi niềng răng thì mắc cài sứ, mắc cài pha lê hay khay trong suốt là lựa chọn dành cho bạn. Vừa giúp bạn đem lại hiệu quả điều chỉnh khớp cắn chéo vừa mang lại thẩm mỹ trong cả quá trình niềng răng, người đối diện khó nhận ra nếu không để ý.
Để xác định chính xác kế hoạch điều trị, tình trạng sai lệch cụ thể cũng như phương pháp niềng răng phù hợp bạn hãy đến các nha khoa uy tín thăm khám, được bác sĩ kiểm tra, tư vấn càng sớm càng tốt nhé.
Độ tuổi niềng răng khớp cắn chéo hiệu quả nhất
Tình trạng khớp cắn chéo có thể xảy ra ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ khi răng chưa thay hết, do một số tác động bên ngoài gây ra. Khi này, nếu tình trạng này được điều trị từ khi trẻ đang trong quá trình phát triển sẽ giúp trẻ cải thiện khớp cắn hiệu quả.
Độ tuổi niềng răng cải thiện khớp cắn chéo lý tưởng là từ 7-12 tuổi khi này răng của trẻ đang trong quá trình phát triển nên việc điều chỉnh, di chuyển dễ dàng hơn. Niềng răng giúp định hướng sự phát triển của các răng hàm và trong tương lai trẻ sở hữu hàm răng khỏe đẹp, đúng khớp cắn mà không cần thực hiện can thiệp nào. Không chỉ vậy, niềng răng sớm cũng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đạt kết quả tối ưu nhất.
Khớp cắn chéo là tình trạng sai lệch gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng chức năng ăn nhai nên việc điều trị càng sớm sẽ giúp hiệu quả chỉnh nha cao, mang lại nụ cười tự tin, sức khỏe răng miệng và toàn thân tốt nhất.
VIET SMILE – Địa chỉ niềng răng khắc phục khớp cắn chéo hiệu quả
Nha khoa VIET SMILE với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha dày dặn kinh nghiệm, đông nhất với phác đồ điều trị cụ thể cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đảm bảo mang lại cho bạn kết quả chỉnh nha tốt nhất.
Tại VIET SMILE, có nhiều loại mắc cài hay khay trong suốt bạn có thể lựa chọn với nhiều ưu đãi, chính sách dành riêng cho bạn.
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài kim loại tự động
- Niềng răng mắc cài pha lê
- Niềng răng mắc cài sứ tự động
- Niềng răng khay trong suốt
Cùng với đó là quy trình niềng răng đảm bảo tiêu chuẩn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất với bạn.
Quy trình niềng răng tại Nha Khoa VIET SMILE
- Bước 1: Thăm khám tư vấn trực tiếp trên cung miệng – Chụp phim – Lấy dấu thạch cao (lấy mẫu hàm)- Chụp ảnh lưu dữ liệu ban đầu
- Bước 2: Bác sĩ sẽ lập kế hoạch chỉnh nha chi tiết dựa theo phân tích phim, mẫu hàm tình trạng sai lệch cụ thể của bạn
- Bước 4: Sau 3-5 ngày từ lần đầu thăm khám, bác sĩ sẽ hẹn bạn trao đổi và giải thích để hiểu rõ về kế hoạch chỉnh nha – dự kiến thời gian hoàn thành quá trình niềng răng cũng như chi phí, gói mắc cài bạn lựa chọn.
- Bước 5: Sau khi bạn đồng ý kế hoạch điều trị và ký hợp đồng đảm bảo quyền lợi cho cả quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng – Điều trị các vấn đề bệnh lý răng miệng (nếu có) – Gắn mắc cài hay Gắn attachment, đeo khay trong suốt.
- Bước 6: Bạn tái khám định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ chỉnh nha để bác sĩ có sự điều chỉnh, kiểm tra sự dịch chuyển của răng bạn phù hợp với kế hoạch điều trị.
- Bước 7: Sau khi răng đều đặn và chuẩn khớp cắn, bạn hài lòng với nụ cười, khớp cắn của mình. Bác sĩ tiến hành tháo mắc cài, vệ sinh răng miệng và lấy dấu để làm khay duy trì cho bạn.
- Bước 8: Sau tháo mắc cài bạn vẫn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để đảm bảo luôn có nụ cười đẹp với hàm răng chắc khỏe.
Trên đây là quy trình niềng răng cũng như chia sẻ của VIET SMILE về khớp cắn chéo hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình, có giải pháp khắc phục sớm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì bạn có thể liên hệ HOTLINE 1900 3331 hay bình luận trực tiếp dưới bài để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Thay đổi sau 13 tháng niềng răng chen chúc tại VIET SMILE