3 trường hợp cần nâng khớp cắn khi niềng răng?

Khi niềng răng nhiều trường hợp niềng răng mắc cài sẽ cần nâng khớp cắn để hỗ trợ quá trình điều chỉnh răng về đúng vị trí. Vậy bạn đã biết nâng khớp cắn niềng răng là gì, được thực hiện bằng cách nào, quá trình phải lưu ý những gì? Tại bài viết này, Nha khoa Việt Smile sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cơ bản nhất về nâng khớp cắn.

Nâng khớp cắn niềng răng
3 trường hợp cần nâng khớp cắn

Nâng khớp cắn là gì?

Nâng khớp cắn là một kỹ thuật được bác sĩ thực hiện trong quá trình niềng răng – chỉnh nha. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại khí cụ chuyên dụng như máng nâng khớp hoặc cục nâng khớp để gắn trực tiếp lên vị trí các răng đã được tính toán. Mục đích của nâng khớp cắn niềng răng là ngăn cho 2 hàm tiếp xúc sai lệch với nhau ở trạng thái cũ.

Nâng khớp cắn niềng răng móm
Khách hàng nâng khớp cắn niềng răng móm

Khi nâng khớp cắn các răng được tách ra, không cắn chạm 2 hàm từ đó giảm thiểu tối đa áp lực cho hàm dưới, tạo sự tương quan chuẩn cho hàm trên cùng với hàm dưới. Mặt khác, nâng khớp cắn cùng các khí cụ như mắc cài – dây cung có tác dụng bổ trợ cho nhau giúp quá trình niềng diễn ra thuận lợi, các răng dịch chuyển theo đúng kế hoạch nha sĩ vạch ra, rút ngắn thời gian điều trị.

Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng phải nâng khớp cắn, tùy từng trường hợp cụ thể sau khi thăm khám, lấy đầy đủ dữ liệu và phân tích bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và đưa ra chỉ định nâng khớp (nếu cần thiết). Thời điểm gắn nâng khớp có thể được thực hiện cùng bước gắn mắc cài niềng răng hoặc sau vài tháng gắn niềng, điều này sẽ tùy theo vấn đề răng mỗi người.

3 trường hợp cần nâng khớp cắn niềng răng

Các bác sĩ thường chỉ định nâng khớp cắn cho các trường hợp răng bị khớp cắn ngược hoặc khớp cắn sâu, người có tật nghiến răng.

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu tình trạng mà khi hai hàm cắn lại bình thường, hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên. Bạn sẽ thấy răng hàm dưới bị che phủ một phần hoặc toàn bộ hàm dưới khiến nụ cười kém thẩm mỹ, chức năng ăn nhai giảm sút.

Bên cạnh đó, khi đeo mắc cài sẽ khiến gọng niềng hàm dưới và mặt trong hàm trên dễ bị cọ sát, làm giảm hiệu quả điều trị và gây tổn thương nướu. Vì vậy bác sĩ cần phải tiến hành nâng khớp cắn để khắc phục các vấn đề kể trên, giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và có kết quả như mong muốn.

Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu

Cắn chéo ở 1 vài răng

Những người bị khớp cắn chéo sẽ có nhóm răng trong và ngoài đều xô lệch, không thẳng hàng lối mà mỗi răng về một hướng. Khi cắn hai hàm lại, sẽ thấy đường đi qua trán – mũi – cằm bị gấp khúc ở khe răng cửa, trông nụ cười không được duyên, khuôn mặt hình lưỡi cày.

Thông thường, ở trường hợp răng bị cắn ngược nặng, sai lệch khớp cắn hoặc khách hàng có tình trạng cắn chéo ở 1 vài răng, nhóm răng thì các răng của cung hàm trên sẽ chạm đến cung hàm dưới, gây khó khăn trong việc nhai thức ăn và trông không được duyên khi cười. Do vậy, việc nắn chỉnh răng về đúng vị trí sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giúp quá trình niềng răng thuận lợi và hiệu quả cao, các bác sĩ thường đưa ra chỉ định nâng khớp cắn.

Niềng răng móm
Khách hàng răng móm tại Việt Smile

Người hay nghiến răng

Đối với người có thói quen nghiến răng khi ngủ vừa tạo thành tiếng, vừa khiến răng phải chịu áp lực lớn. Từ đó các răng bị mòn dần, dễ tổn thương, lâu ngày khiến răng lung lay và rụng sớm.

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể tiến hành nâng khớp cắn để hỗ trợ giảm áp lực cho răng, đồng thời thuận tiện cho việc kéo răng và điều chỉnh khớp cắn về vị trí chuẩn.

Nâng khớp cắn niềng răng bằng cách nào?

Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định nâng khớp cắn trên vị trí các răng, bằng vật liệu phù hợp và thời gian khác nhau.

Nâng khớp niềng răng bằng vật liệu nha khoa

Bản chất của kỹ thuật nâng khớp này là đông cứng dung dịch trên bề mặt răng hàm. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng để phủ lên bề mặt nhai của các răng hàm rồi đông cứng lại bằng đen chiếu.

Khi lớp dung dịch này đông cứng lại sẽ tạo thành một lớp màng ngăn cách giữa hai hàm giống như chiếc máng nhựa ngăn chặn răng hàm trên cắn xuống hàm dưới quá sâu. Do đó, cách nâng khớp này thường được áp dụng cho những trường hợp bị khớp cắn chéo giúp khớp cắn dần trở nên cân đối, cho kết quả chỉnh nha tối ưu.

Cục nâng khớp cắn composite.
Nâng khớp cắn niềng răng bằng composite

Nâng khớp cắn bằng máng

Nâng khớp cắn giúp hỗ trợ quá trình niềng răng đạt được kết quả tốt nhất với từng tình trạng cụ thể. Tùy thuộc vào từng trường hợp sai lệch thì bác sĩ sẽ đưa ra các nâng khớp khác nhau. Với trường hợp khớp cắn chéo bác sĩ sẽ thường sử dụng phương pháp nâng khớp cắn bằng máng chuyên dụng.

Máng nâng khớp sẽ chặn làm cho hai hàm không chạm vào nhau từ vị trí răng hàm. Vì vậy, răng cửa hàm trên không thể chạm vào răng cửa hàm dưới, cũng giúp hạn chế bị tuột hoặc bung mắc cài, giảm thiểu tình trạng khớp cắn chéo.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một dung dịch chuyên dụng trong nha khoa phủ lên bề mặt của hai hàm răng để tạo máng nâng khớp cắn. Tiếp đó, bạn sẽ cắn tạo hình khoảng vài giây, đồng thời bác sĩ gạt bỏ phần thừa, chiếu laser làm cứng giúp định hình dung dịch tạo thành một lớp ngăn cách giữa hai hàm răng.

Nâng khớp niềng răng bằng cục nâng khớp cắn

Thường thì các trường hợp khớp cắn sâu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng cục nâng khớp cắn khi niềng. Công cụ này được làm từ nhựa, kim loại hoặc cao su có hình dạng giống như hình vuông, hình chữ nhật.

Bác sĩ sẽ gắn cục nâng khớp này vào mặt sau của răng cửa nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời tránh tình trạng răng cửa hàm dưới đẩy lên quá cao khi ăn nhai hoặc đóng miệng, răng cửa hàm dưới không trồi lên quá cao. Nhờ vậy, lực tác động của mắc cài lên răng sẽ phát huy tối đa, giúp rút ngắn thời gian niềng.

Gắn cục nâng khớp
Gắn cục nâng khớp lên mặt sau của răng cửa

Nâng khớp cắn có tác dụng gì?

Trong quá trình niềng răng bác sĩ chỉ định nâng khớp cắn nhằm mục đích điều chỉnh khớp cắn hai hàm đối xứng với nhau, đồng thời tránh răng hàm trên cắn chạm mắc cài hàm dưới, tránh hư hỏng men răng và mắc cài trong quá trình niềng.

Nâng khớp cắn giúp giảm áp lực của hàm trên dồn xuống hàm dưới, giúp cải thiện khớp cắn, điều chỉnh phát âm cho người niềng răng. Tóm lại, chỉ định nâng khớp cắn khi niềng hỗ trợ quá trình răng dịch chuyển nhanh hơn, sớm đạt được kết quả theo đúng kế hoạch của bác sĩ, mong muốn của khách hàng.

Nâng khớp cắn niềng răng bao lâu, có đau không?

Nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu? Bác sĩ Nha khoa Việt Smile cho biết: tùy thuộc vào từng tình trạng răng với mức độ phức tạp của răng sai lệch nào mà thời gian bác sĩ chỉ định nâng khớp cũng có sự khác nhau. Thời gian nâng khớp niềng răng có thể dao động từ 3 – 12 tháng và được thực hiện song song với quá trình niềng của bạn. Thông thường, các bác sĩ sẽ gắn nâng khớp cắn khi bắt đầu gắn mắc cài niềng răng, cũng có trường hợp sẽ gắn nâng khớp sau một vài tháng đeo niềng.

Trong quá trình nâng khớp niềng răng, bạn sẽ được nha sĩ gắn một khí cụ lạ lên răng đương nhiên sẽ gây ra cảm giác khó chịu trong thời gian đầu. Vì không quen nên bạn có thể sẽ cảm thấy hơi mỏi hàm và gặp khó khăn trong khi ăn nhai. Trong quá trình nâng khớp 2 hàm bị tách nhau ra, chỉ chạm nhau ở phần có cục nâng khớp nên nhiều bạn cắn thức ăn không đứt, đôi khi là cảm giác đau răng tại vị trí kênh khớp.

Sau một thời gian, bạn đã làm quen dần thì việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn, không bị mỏi cơ hàm nữa. Đồng thời, bạn sẽ cảm nhận những thay đổi trong hàm răng của mình khi khớp cắn đã được căn chỉnh từng ngày. Khi 2 hàm khớp đã cân đối, các bác sĩ có thể tháo bỏ cục nâng khớp hoặc khí cụ nâng khớp ra cho bạn.

Nâng khớp cắn tác dụng
Nâng khớp cắn giúp quá trình niềng thuận lợi hơn

Nâng khớp cắn giá bao nhiêu ?

Nâng khớp cắn là kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa để tạo khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới giúp hỗ trợ quá trình điều chỉnh khớp cắn khi niềng răng. Nâng khớp trong chỉnh nha thường các bác sĩ chỉ định để khắc phục tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn hở hoặc khớp cắn chéo.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định nâng khớp hay không và sẽ tiến hành trong quá trình chỉnh nha. Nâng khớp cắn giá bao nhiêu tiền sẽ có sự khác nhau giữa các nha khoa với từng khách hàng.

Tuy nhiên, hầu hết các nha khoa niềng răng uy tín sẽ hỗ trợ chi phí nâng khớp cắn trong quá trình chỉnh nha với các chương trình khuyến mãi cùng chính sách niềng răng trọn gói, bạn không cần tốn thêm chi phí nào cả. Vậy nên, trước khi niềng răng bạn nên tìm hiểu, trao đổi cụ thể với bác sĩ về gói niềng răng của mình nhé.

Khi niềng răng tại VIET SMILE thì bạn không cần tốn chi phí nâng khớp cắn trong quá trình điều trị. Bởi khi ký hợp đồng niềng răng trọn gói, bạn đã được bác sĩ trao đổi cụ thể các khí cụ cần sử dụng, chi phí như thế nào nên sẽ không bị phát sinh bất kỳ chi phí nào, kể cả chi phí nâng khớp cắn nếu có trong quá trình niềng răng.

Nâng khớp cần lưu ý những gì?

Khi nâng khớp niềng răng nha sĩ khuyên bạn cần lưu ý hơn 1 chút về chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng như sau:

Vệ sinh răng khi nâng khớp cắn

Khi vệ sinh răng niềng bạn cần lưu ý chải răng sạch ở cả mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai, các kẽ răng, đồng thời làm sạch máng hoặc cục nâng khớp để loại bỏ hết thức ăn thừa, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh lý răng miệng.

Ăn uống sau khi nâng khớp cắn

Nên tránh ăn những thực phẩm quá cứng, quá dai để tránh các vật liệu nâng khớp cắn lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu không may, khí cụ nâng khớp cắn bị bung ra khỏi bề mặt răng, bạn đừng quá lo lắng, hãy nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ gắn lại nhé.

Không chỉ vậy, bạn cũng nên hạn chế ăn quá nhiều các đồ ăn nhiều đường, tinh bột hoặc đồ uống có gas để bảo vệ răng niềng tốt hơn. Bạn đừng quên kiểm tra các cục hay các bệ nâng khớp hàng ngày sau khi ăn để đảm bảo chúng không bị xê dịch nhé.

Tái khám đúng lịch hẹn

Việc tái khám đúng lịch hẹn khi nắn chỉnh răng là điều vô cùng quan trọng. Những buổi thăm khám răng định kì giúp bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển răng, điều chỉnh các cục nâng khớp cắn cùng lực siết để đảm bảo niềng răng diễn ra theo đúng lộ trình. Nếu nâng khớp bằng composite cục nâng khớp sẽ bị mòn đi trong quá trình bạn ăn nhai, khi đó bác sĩ sẽ khám và nâng thêm khớp cho bạn để răng 2 hàm không cắn chạm mắc cài.

Nâng khớp niềng răng chỉnh răng cắn ngược

Với những chia sẻ trên bạn đọc chắc hẳn đã có những thông tin cơ bản nhất về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy gọi ngay tới tổng đài 1900 3331 để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú