Niềng răng mặt trong tương đối giống niềng răng mắc cài bình thường, chỉ khác nhau ở vị trí đặt mắc cài là ở mặt ngoài hoặc mặt trong. Đây là phương pháp không quá phổ biến với nhiều người dùng, do đó nhiều người băn khoăn thắc mắc. Theo dõi bài viết này để có câu trả lời cho bản thân mình nhé.

Đọc thêm: Niềng răng 1 hàm mất bao lâu?
Niềng răng mặt trong là gì?
Niềng răng mặt trong là phương pháp sử dụng mắc cài và dây cung trong niềng răng để dịch chuyển răng nhưng mắc cài được gắn vào phía trong của hàm răng, không bị lộ. Niềng răng mặt trong có tính thẩm mỹ cao, bên ngoài mọi người nhìn không phát hiện ra là bạn đang niềng răng.
Những trường hợp răng khó, phức tạp cũng có thể sử dụng phương pháp này để điều chỉnh như: răng hô, móm, chen chúc, khấp khểnh mức độ từ nhẹ đến nặng. Niềng răng mắc cài giúp thay đổi nụ cười, sau khi tháo niềng bạn sẽ có một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe và tràn đầy tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
Niềng răng mặt trong (hay còn gọi là niềng răng mặt lưỡi) mang lại hiệu quả cao như mắc cài thông thường nhưng vượt trội hơn về mặt thẩm mỹ. Bên cạnh đó cũng có phần hơi vướng hơn một chút ở phần lưỡi, vì mặt trong sẽ va chạm với lưỡi nên cần cẩn thận, nhẹ nhàng trong việc ăn uống và nói chuyện.

Trường hợp nào cần niềng răng?
Niềng răng là một trong những phương pháp hiệu chỉnh nha khoa. Một số, trường hợp dưới đây cần niềng răng để tăng tính thẩm mỹ sau này cho hàm răng
- Khi răng mọc chen chúc, số lượng răng nhiều hơn mức trung bình gây thiếu thẩm mỹ, việc niềng răng sẽ giúp răng mọc đúng hàng, đều và đẹp hơn.
- Răng thưa: Khoảng cách giữa các răng xa nhau.
- Sai khớp cắn: Khớp cắn ngược (không thấy răng hàm trên). Khớp cắn ngập (không thấy răng hàm dưới). Khớp cắn chéo. Việc sai khớp cắn này gây ảnh hưởng đến chức năng nhai, dẫn đến khó khăn trong việc ăn uống. Sai khớp cắn còn khiến răng bị mài mòn nhanh hơn, dễ bị sâu hơn và dễ mắc các bệnh nha chu.
- Răng hô, vẩu, móm.
Tất cả những trường hợp trên đều nên tiến hành niềng răng để hàm răng được sắp xếp hài hòa hơn. Đồng thời, niềng răng cũng giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, thuận tiện cho sinh hoạt cá nhân.
Đánh giá ưu nhược điểm khi niềng răng mặt lưỡi
Dựa theo đánh giá khách quan, niềng răng bên trong có cả ưu điểm lẫn nhược điểm.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng mặt trong
Niềng răng hàm trong được đánh giá cao nhờ vào những ưu điểm nổi bật như:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ nhờ mắc cài được gắn vào mặt trong của răng nên giúp khách hàng thấy thoải mái, tự tin hơn khi giao tiếp.
- Áp dụng cho nhiều trường hợp răng sai lệch như hô, vẩu, móm, răng khấp khểnh, lệch lạc.
- Không gây tổn thương mặt ngoài răng khi tháo mắc cài.
- Giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha còn khoảng 16-18 tháng.
Hạn chế của phương pháp niềng răng mặt trong
Bên cạnh những ưu điểm, niềng răng mặt lưỡi vẫn có những điểm hạn chế nhất định có thể kể đến như sau:
- Gây khó chịu: Bộ khí cụ gắn vào mặt trong răng gây cảm giác cộm khó chịu.
- Gây khó khăn khi nói chuyện, có thể gây nói ngọng: Dây cung và mắc cài có thể chạm vào lưỡi nên ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
- Vệ sinh răng miệng khó khăn: Niềng răng mặt lưỡi gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng, tiềm tàng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Ăn uống bất tiện: So với phương pháp chỉnh nha khác, niềng răng hàm trong khiến bạn ăn uống khó khăn hơn vì lưỡi bị kích ứng khi tiếp xúc với mắc cài thường xuyên.
Mắc cài mặt trong có ưu điểm gì?
Ưu điểm nổi bật của phương pháp niềng răng mặt trong là tính thẩm mỹ và đảm bảo hiệu quả.
Thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ của phương pháp niềng răng mặt lưỡi rất cao so với niềng răng mắc cài khác bởi toàn bộ mắc cài và dây cung nằm phía trong, khi cười không bị lộ. Do đó nếu bạn không nói thì chắc chắn ít người có thể phát hiện ra bạn đang niềng.
Đảm bảo hiệu quả
Lực kéo của mắc cài mặt lưỡi giống như mắc cài truyền thống, đảm bảo lực dịch chuyển răng tốt, thời gian niềng tối ưu. Hiệu quả của phương pháp này tương đương với các loại mắc cài khác.
Hai ưu điểm trên rất nổi bật, phù hợp với những người cần có độ thẩm mỹ cao trong cả quá trình niềng để không bị ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Hiệu quả cao, các ca răng lệch lạc, sai khớp cắn nặng cũng có thể sử dụng để thay đổi nụ cười.

Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu?
Với thế mạnh là đảm bảo về cả thẩm mỹ cũng như lực tác động lên răng nên chi phí niềng răng mắc cài mặt trong cũng tương đối cao, có thể nói là cao xấp xỉ bằng phương pháp niềng răng trong suốt. Mức chi phí cho phương pháp niềng mặt trong này nằm trong khoảng từ 80 đến 120 triệu đồng cho một ca, tùy theo mức độ phức tạp của răng mà chi phí sẽ khác nhau.
Chi phí cao hơn khá nhiều so với niềng mắc cài mặt ngoài không phải chỉ bởi mỗi 2 ưu điểm trên mà còn do sự phức tạp trong quá trình niềng. Mắc cài gắn bên ngoài bề mặt răng thì có thể điều chỉnh dễ dàng hơn, không gặp nhiều hạn chế nhưng gắn mặt trong thì cần thao tác, căn chỉnh kĩ thuật cao hơn. Cần bác sĩ có tay nghề và chuyên môn tốt, kiểm soát lực hài hòa để răng dịch chuyển đúng về vị trí mong muốn.
Với mức chi phí không hề thấp như vậy nên những ai cần giao tiếp nhiều, thường xuyên và yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ, tài chính gia đình tốt nên lựa chọn.

Niềng răng mặt trong 1 hàm có được không?
Có thể niềng răng mặt trong 1 hàm được, cách này giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Nhưng do niềng răng còn ảnh hưởng đến khớp cắn nên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Cần thăm khám kĩ càng để được bác sĩ đưa ra phương án tối ưu nhất.
Một số trường hợp có thể niềng răng mặt trong 1 hàm được như: răng thưa nhẹ, hở kẽ nhẹ một vài răng ở hàm trên hoặc hàm dưới; răng hô, móm nhẹ ở 1 hàm, hàm còn lại vẫn cân đối, đều đặn; răng khấp khểnh nhẹ ở hàm trên hoặc hàm dưới.
Thông thường nên niềng cả hai hàm cùng lúc để đảm bảo khớp cắn tốt và tránh bị ảnh hưởng đến khả năng phát âm và khớp thái dương. Niềng cả hai hàm, dàn đều răng và cân đối được khớp cắn cùng khoảng thời gian nên cũng không tốn quá nhiều thời gian hơn so với niềng 1.

Hạn chế niềng răng mắc cài mặt trong
1. Vệ sinh răng khó
Khi niềng răng bằng mắc cài kim loại mặt trong những mắc cài được gắn ở bề mặt trong có thể gây khó khăn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để làm sạch những thức ăn thừa, bám xung quanh mắc cài, giắt giữa các kẽ răng, mắc cài và dây cung…
2. Chi phí niềng khá cao
Giá niềng răng mắc cài kim loại mặt trong dao động từ 85 – 125 triệu tùy thuộc vào từng mức độ lệch lạc của răng. Sở dĩ phương pháp chỉnh nha này có giá cao vượt bậc so với các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại khác là vì khi gắn mắc cài ở trong, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và chuyên môn, phải có kế hoạch điều trị phù hợp cho từng trường hợp, kiểm soát được lực kéo thích hợp để chỉnh răng về đúng vị trí được tính toán từ trước.
3. Khó chịu, vướng víu
Khi mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, lúc ăn nhai hoặc giao tiếp trong thời gian đầu chưa quen, phần lưỡi có thể vô tình va chạm vào mắc cài làm bạn thấy vướng víu, khó chịu hoặc rát lưỡi. Tương tự như các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại ở trên, bạn có thể dùng sáp nha khoa bôi vào những chỗ hay va chạm để hạn chế tổn thương hoặc đau nhức.
Niềng răng mặt trong có hiệu quả không?
Niềng răng mặt trong có hiệu quả cao, lực giúp răng dịch chuyển tốt, đảm bảo thời gian niềng. Vật liệu làm mắc cài mặt trong cũng được làm từ vật liệu cao cấp, bền bỉ bởi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, không bị oxi hóa, khả năng chịu lực tốt. Độ thẩm mỹ cao tương đương với máng niềng trong suốt nên bạn có thể tự tin giao tiếp trong cả quá trình niềng.
Bên cạnh hiệu quả trên thì còn tồn tại một số lưu ý nhỏ đó là: mắc cài mặt trong nên thường xuyên va chạm với lưỡi, có thể gây ra cảm giác hơi vướng víu thời gian đầu. Cùng với đó là việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn mắc cài mặt ngoài, nên bạn cần làm chậm rãi, kĩ càng từng góc nhỏ để tránh thức ăn bị mắc lại gây ra bệnh về răng miệng và làm chậm quá trình dịch chuyển răng.

Bạn cần cân nhắc giữa nhu cầu, mong muốn của mình với ưu điểm, hạn chế của mắc cài mặt trong và khả năng tài chính để có lựa chọn phù hợp.
Bài viết này nha khoa Việt Smile đã thông tin đến bạn đầy đủ về niềng răng mắc cài mặt trong và những thắc mắc xung quanh phương pháp này. Hãy tiếp tục theo dõi trang web này để cập nhật thêm những thông tin hữu ích tiếp theo bạn nhé!
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được nha khoa Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!