Răng thừa là tình trạng không hề hiếm, thậm chí có khá nhiều người đang gặp phải, từ trẻ em đến người lớn. Nhưng không ai biết phải làm sao và cứ để nguyên vậy với nỗi lo lắng “không biết để vậy có sao không?”, “có cách nào để cải thiện tình trạng này không?”. Cùng theo dõi bài viết để hiểu và biết cách cải thiện nhé bạn.
Thừa răng là gì?
Răng thừa là tình trạng trên cung hàm của bạn mọc thừa ra so với số lượng răng ban đầu. Vì mọc thừa nên vị trí răng mọc cũng không được bình thường, nằm ở bất kì vị trí nào có thể. Ở trẻ em răng có thể mọc thừa ở vị trí giữa 2 răng cửa hoặc mọc lệch ra ngoài hàm, lệch vào trong hàm khiến hàm răng trở nên kém thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng không đảm bảo.
Trẻ em thường sẽ mọc 20 răng sữa, sau đó sẽ thay răng sữa thành răng vĩnh viễn với tổng số lượng răng tối đa là 32 chiếc răng bao gồm cả 4 chiếc răng khôn. Dễ dàng nhận thấy trẻ bị mọc răng thừa khi vị trí răng mọc bất ổn như đã có răng cửa, răng nanh nhưng lại có răng mọc chòi hẳn bên trong hàm mà các vị trí răng khác mọc vẫn đầy đủ và bình thường.
Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa
Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa còn gọi là răng kẹ. Đây là tình trạng xuất hiện răng mọc thừa ở vị trí giữa 2 răng cửa, không có tác dụng ăn nhai gì nhiều mà còn làm thẩm mỹ nụ cười kém đi. Đây là tình trạng dễ bắt gặp trong cuộc sống nhất bởi nó mọc ở vị trí mà người đối diện dễ dàng nhìn thấy, nhận ra.
Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa có sao không? Để vậy có được không? Có cách nào để khắc phục, cải thiện tình trạng này không? Mình thấy răng mọc giữa 2 răng cửa trông lạ quá, chẳng đẹp gì cả, làm sao để nó trở lại bình thường? Có nên nhổ răng mọc thừa đi xong niềng răng không? Những thắc mắc trên thường được đặt ra nhưng có người thì tìm hiểu, có người lại để kệ nó trôi theo thời gian. Câu trả lời ra sao, cùng đọc tiếp các phần dưới đây nhé bạn.
Nguyên nhân tại sao lại có răng thừa mọc giữa 2 răng cửa?
Hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng răng thừa mọc giữa 2 răng cửa. Tuy đã có một số giả thuyết đưa ra nguyên nhân răng thừa mọc giữa 2 răng cửa:
- Mầm răng cửa bị phân đôi tạo ra 2 răng thừa mọc phía trên hay răng mọc thừa ở hàm trên mọc chen chúc tại cùng một vị trí.
- Do di truyền từ bố mẹ, trẻ em bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cũng có một số giả thuyết khác là do tính di truyền ngà răng gây ra tình trạng răng thừa mọc nói chung và răng thừa mọc giữa 2 răng cửa nói riêng.
Tình trạng răng thừa mọc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây sai lệch khớp cắn và khiến khách hàng cảm thấy thiếu tự tin. Do vậy, nếu gặp tình trạng này bạn thăm khám và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Răng thừa ở trẻ em là gì?
Giai đoạn trẻ thay răng là lúc mà dễ gặp tình trạng răng mọc thừa nhất vì khi ấy răng vĩnh viễn bắt đầu mọc nên răng thừa dễ dàng mọc lên theo vị trí, hướng mọc của nó nếu thuận lợi. Trẻ có thể có răng mọc thừa chen vào giữa 2 răng cửa, răng mọc bên trong hàm, ngay sát vị trí răng vĩnh viễn, cố định hoặc răng mọc thừa lệch hẳn ra bên ngoài.
Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa ở trẻ em
Răng thừa mọc ở giữa 2 răng cửa ở trẻ em cũng là tình trạng dễ dàng bắt gặp nhất, bỗng nhiên xuất hiện 1 chiếc răng nhỏ nhỏ, hình dạng bất thường mọc chen giữa. Nếu giữa nguyên như vậy sau này sẽ cứng cáp và cố định ở đó, mà nhổ đi thì không biết răng kia mọc có khít lại không, không biết là nên xử lí hay làm thế nào.
Sự xuất hiện răng mọc thừa ở trẻ em khiến việc mọc răng vĩnh viễn bị xáo trộn, vị trí mọc lệch lạc hoặc răng mọc chậm. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai.
Răng thừa ở người lớn thì sao?
Răng mọc thừa ở người lớn là trường hợp mà răng thừa mọc từ bé, để nguyên vậy cho đến khi trưởng thành hoặc khi lớn rồi lại xuất hiện thêm răng thừa mọc lên. Dù là tình trạng nào đi nữa thì cũng làm nụ cười không được đẹp. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra giải pháp giúp bạn cải thiện tình trạng hiện tại.
Nên hay không nhổ răng thừa
Nhổ răng thừa là việc loại bỏ chiếc răng mọc thừa đó đi bằng cách dùng dụng cụ nha khoa để nhổ hoặc một số trường hợp tự nhổ ở nhà. Chỉ sau một vài phút là đã làm biến mất vĩnh viễn chiếc răng mọc thừa đó rồi, tuy nhiên nhổ răng mọc thừa có đau không? Liệu có nguy hiểm hay hệ lụy gì không?
Nhổ răng thừa có nguy hiểm không?
Nhổ răng thừa tại các phòng khám, nha khoa sẽ không đau vì trong quá trình nhổ sẽ có thuốc tê. Bạn cũng không nên tự nhổ răng mọc thừa tại nhà vì rất nguy hiểm, có thể làm bạn chảy nhiều máu, chảy máu không ngừng nếu không biết cách cầm máu. Thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng, viêm nếu quá trình thực hiện không đảm bảo.
Ngoài ra, nhổ răng mọc thừa xong sẽ để lại một vị trí trống ở đó, bên trong hàm riêng một mình, không bị ảnh hưởng gì thì không sao nhưng những trường hợp răng mọc thừa, chen vào giữa các răng khác thì khi nhổ đi sẽ bị trống, các răng bên cạnh có thể bị nghiêng về chỗ trống đó làm xô lệch toàn hàm. Bạn cần cân nhắc kĩ với từng trường hợp răng mọc thừa của bản thân.
Răng thừa có nên nhổ không?
Răng thừa nếu không ảnh hưởng gì nhiều thì có thể giữ lại; nếu nó làm giảm thẩm mỹ của nụ cười hay việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo, không sạch thì nên đi thăm khám để nhổ răng và có phương án cải thiện phù hợp. Với những trường hợp răng mọc thừa xen vào giữa răng cửa hay các vị trí răng khác thì có thể nhổ răng mọc thừa đó đi và niềng đóng khoảng trống đó lại.
Nha khoa Việt Smile đã và đang thực hiện thay đổi thẩm mỹ nụ cười cho không ít khách hàng đang gặp tình trạng mọc răng kẹ thừa. Đặc biệt với những người có răng kẹ thừa mọc xen giữa hai răng, giữa 2 răng cửa rất hay gặp phải. Trường hợp này thường sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng kẹ và tiến hành niềng răng để kéo răng khít lại như bình thường. Sau khi niềng bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều đẹp, đúng vị trí và khớp cắn.
Bài viết này đã thông tin đầy đủ đến bạn về răng thừa, các thông tin liên quan đến răng mọc thừa và giải đáp thắc mắc chung của mọi người. Hãy theo dõi trang web này để bỏ túi thêm những bài viết hữu ích tiếp theo nhé. Việt Smile sẽ thường xuyên, liên tục cập nhật những thông tin hữu ích tại bài viết này.
Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!