Siết răng là một trong những kĩ thuật quan trọng của phương pháp niềng răng. Siết răng cũng là cái tên được bác sĩ nhắc đến ngay từ khi bắt đầu quá trình niềng răng. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết siết răng được định nghĩ như thế nào, tại sao phải siết răng hay có một số thắc mắc không biết siết răng khi niềng răng có đau không? Cùng nha khoa VIET SMILE đi lý giải tất cả những điều đó nhé.
Siết răng là gì?
Siết răng là việc điều chỉnh dây cung sao cho chúng siết chặt vào răng theo hướng dịch chuyển của răng như đã tính toán. Thông qua việc siết răng đó sẽ giúp các răng dịch chuyển về vị trí thẳng hàng trên cung hàm như trên phác đồ điều trị. Đó cũng là lý do vì bác sĩ thường hẹn bạn lịch tới siết răng khi niềng răng.
Mục đích siết răng khi niềng là gì?
Siết răng khi niềng răng có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nhưng mục đích của chúng là gì? Mục đích của việc siết răng là kéo các răng khấp khểnh, lệch lạc không đúng vị trí về hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn.
Siết răng còn là cách để dây cung tác dụng lực lên mắc cài giúp kéo các răng dịch chuyển về đúng vị trí nhanh hơn. Tuy nhiên, dây cung còn cần có thời gian để kéo răng dịch chuyển nên quá trình niềng răng sẽ thường diễn ra trong thời gian từ 18 – 24 tháng.
Mỗi giai đoạn bác sĩ sẽ cân nhắc để thay dây cung mới với kích thước lớn hơn để lực tác động lên răng một cách ổn định giúp đưa về thẳng hàng trên cung hàm.
Tất cả những lý giải đó cho thấy siết răng rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Vậy nên bạn hãy đến nha khoa siết răng theo đúng lịch bác sĩ để đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất, mang lại thẩm mỹ cho nụ cười và hạn chế được những vấn đề răng miệng mà do sai lệch khớp cắn gây ra.
Bao nhiêu lâu thì siết răng một lần?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, sứ, pha lê và máng trong suốt. Vậy nên thời gian siết răng của mỗi người sẽ là khác nhau.
Đối với khách hàng lựa chọn niềng răng mắc cài thì thường khoảng 4 – 6 tuần bạn cần quay lại nha khoa để siết răng một lần. Đây là bước quan trọng quyết định đến kết quả chỉnh nha của bạn. Bởi trong khi đến siết răng bác sĩ có thể kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và sớm phát hiện ra những vấn đề ngoài dự tính như sâu răng hay những vấn đề răng miệng khác để từ đó bác sĩ đưa ra cách khắc phục nhanh chóng.
Vậy nên, tất cả những khách hàng niềng răng mắc cài kim loại, sứ, pha lê đều phải đến nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Khi bạn chọn niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt, trước khi niềng bạn sẽ được bác sĩ đánh giá quá trình dịch chuyển răng qua từng giai đoạn trên phần mềm 3D. Dựa vào kết quả đó bác sĩ sẽ thiết kế thứ tự các khay thay đổi để giúp kéo răng dịch chuyển về kết quả cuối cùng như trên phần mềm mô phỏng. Khay niềng bạn có thể tự thay tại nhà nên thời gian đến nha khoa thăm khám sẽ ít hơn so với niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, bạn cùng cần đến nha khoa theo đúng lịch mà bác sĩ đưa ra.
Quy trình siết răng khi niềng
Sau khoảng 3 – 6 tuần bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra khả năng dịch chuyển của răng và thực hiện siết răng. Trước khi siết răng bác sĩ sẽ cần kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn sau đó mới thực hiện siết răng.
Quá trình siết răng sẽ diễn ra như sau
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tháo dây nối đàn hồi giữ giá đỡ cho vòm dây cung
- Bước 2: Tháo vòm dây cung ra khỏi giá đỡ
- Bước 3: Bác sĩ chỉnh nha sẽ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng và đánh giá xem có cần thay một vòm dây cung mới hay không. Sau đó sẽ tiến hành siết răng để dịch chuyển chúng về đúng vị trí mong muốn. Ở bước này bạn sẽ có cảm giác hơi ê một chút do có lực tác động lên răng.
- Bước 4: Sau khi siết răng bác sĩ sẽ đặt dây cung vào vị trí giá đỡ, sau đó thêm các mối đàn hồi mới để giữ giá đỡ và vòm dây cung để kết thúc quá trình siết răng.
Siết răng khi niềng có đau không?
Siết răng là quá trình bác sĩ tác dụng lực lên răng để kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí đúng. Vậy nên sau khi siết răng khó tránh khỏi tình trạng ê, khó chịu. Tuy nhiên, những cảm giác này thường chỉ diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày và sẽ giảm dần vào những ngày tiếp theo.
Đây là những biểu hiện thường gặp nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu khả năng chịu đựng kém thì bạn có thể uống thuốc giảm đau và tìm một số phương pháp giảm đau tại nhà. Nếu tình trạng đau kéo dài trong nhiều ngày thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ hoặc quay lại nha khoa để được bác sĩ kiểm tra.
Cách giảm đau khi siết răng
Cách giảm đau sau khi siết răng là vấn đề mà hầu hết các bạn niềng răng đều quan tâm. Khi bị đau bạn có thể áp dụng một trong số những phương pháp sau:
Chườm đá lạnh
Đây là cách làm vô cùng đơn giản nhưng giúp dịu đi những cơn đau nhức, khó chịu nhanh chóng. Khi áp dụng cách này bạn chỉ cần dùng một túi chườm lạnh hoặc dùng khăn sạch để bọc đá viên. Tiếp theo là đặt túi, khăn chườm vào vùng má xung quanh khu vực bị ê buốt, hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu đi các cơn đau giúp bạn cảm thấy thoải mái. Cách này bạn có thể thực hiện nhiều lần/ ngày hoặc khi cảm thấy đau.
Chườm nóng
Ngoài biện pháp chườm lạnh thì bạn có thể chườm nóng để xoa dịu đi những cơn đau do quá trình siết răng gây nên.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản
- Bước 1: Bạn lấy một chiếc túi chườm để đựng nước ấm hoặc khăn sạch nhúng vào nước ấm
- Bước 2: Dùng vật dụng đã được chuẩn bị chườm vào vùng răng bị đau nhức và thực hiện cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa
Lưu ý: Chỉ sử dụng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng sẽ làm cho vùng da bị bỏng rát.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Để giảm sau siết răng bạn có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng hằng ngày. Ngoài công dụng giảm đau, nước muối còn có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và làm sạch những mảnh vụn thức ăn thừa bám trên răng. Vậy nên ngoài việc đánh răng bạn có thể sử dụng thêm nước muối để răng miệng sạch sâu hơn.
Khi thực hiện bạn chỉ cần lấy một cốc nước ấm, cho thêm một chút muối vào hòa tan, sau đó đem đi súc miệng trong khoảng 60s rồi nhổ ra. Mỗi ngày súc miệng 2 – 3 lần trên ngày hoặc sau bữa ăn sáng và tối trước khi đi ngủ những cơn đau sẽ giảm dần.
Massage nướu nhẹ nhàng
Để đưa về khớp cắn tốt nhất, bác sĩ cần phải sử dụng đến các khí cụ chỉnh nha để kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, từ đó mang lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng và nụ cười. Để đạt được điều đó, bác sĩ sẽ cần thực thiện siết răng. Siết răng là quá trình bác sĩ sẽ tạo lực lên răng do vậy sẽ xảy ra một biểu hiện như ê, đau tức, khó chịu cho răng và nướu.
Khi đó, massage nướu là cách có thể giúp giảm đi những cơn đau đó và mang lại cảm giác dễ chịu. Để massage nướu bạn chỉ cần dùng ngón tay của mình để xoa nhẹ vào vùng nướu răng bị đau và thực hiện xoay tròn theo chiều kim đồng hộ, sau đó làm ngược lại.
Lưu ý: Rửa tay thật sạch với nước trước khi thực hiện để không đưa vi khuẩn có hại vào bên trong miệng gây bệnh
Ăn các thức ăn mềm
Để giảm thiểu những cơn đau nhức sau khi siết răng bạn nên ăn những đồ ăn lỏng, mềm để không kích thích đến răng và nướu. Tránh ăn những đồ ăn dai, cứng vì sẽ làm cho những cơn đau nhiều hơn và vệ sinh răng miệng khó khăn, dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Sử dụng sáp chỉnh nha
Sau khi siết răng dây cung và mắc cài chạm vào má, hoặc các vùng mô mềm, bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha để giúp giảm ma sát giữa mắc cài và mô mềm, từ đó giúp giảm đau cho bạn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về siết răng khi niềng răng mà nha khoa VIET SMILE gửi đến quý khách hàng và các bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức đó sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi niềng răng.
Chia sẻ của khách hàng sau niềng răng tại VIET SMILE
Lưu ý về quá trình siết răng khi niềng
Khi siết răng bạn cần lưu ý một số điều sau đây, nhất là đối với những người mới siết răng lần đầu:
- Trong 2-3 ngày đầu sau khi siết răng, bạn nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, soup, khoai tây nghiền,…
- Nếu dây vòm không may đâm vào má, bạn hãy đến nha khoa ngay lập tức để kịp thời khắc phục tình trạng này, tránh làm các mô mềm bị tổn thương.
- Nếu cơn đau nhức vẫn không thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp tại nhà bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau răng. Chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc gây tê miệng như Orajel để bôi trực tiếp lên răng và nướu, cơn đau nhức khó chịu sẽ dịu đi nhanh chóng.