Hàm Trainer Myobrace giúp điều trị tiền chỉnh nha, giải quyết tình trạng sai lệch khớp cho trẻ. Không chỉ vậy còn giúp trẻ cải thiện các thói quen và đường thở, giúp nới rộng cung hàm. Vậy hàm Trainer có những loại nào? Thường được sử dụng trong trường hợp nào? Làm sao để hàm Trainer mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất? Cùng VIET SMILE tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Hàm Trainer là gì?
Hàm trainer là một loại khí cụ được dùng trong giai đoạn tiền chỉnh nha, là loại hàm được làm từ silicon hoặc polyuretan có tác dụng hướng dẫn mọc răng và luyện tập cơ chức năng cho trẻ. Mục đích của khí cụ chính là giúp điều chỉnh đúng các thói quen sai cơ chức năng, ảnh hưởng đến răng, hàm và khuôn mặt, hơn cả là cung cấp giải pháp chỉnh nha tự nhiên nhất cho trẻ.
Hàm Trainer sử dụng vật liệu mềm dẻo – cho các trẻ mới bắt đầu đeo, giúp trẻ thoải mái và nhanh chóng thích ứng. Hàm Trainer giúp trẻ thở lại bằng mũi, đặt lưỡi đúng vị trí ở tư thế nghỉ, các cơ quanh miệng thực hiện đúng các chức năng vốn có. Cùng với việc điều chỉnh các thói quen, khí cụ Trainer còn tạo một lực nhẹ giúp điều chỉnh răng thẳng về đúng vị trí mà không phải sử dụng mắc cài hay nới rộng cung hàm.
Khí cụ chỉ cần đeo từ 1-2 giờ vào ban ngày và cả đêm khi ngủ. Hiệu quả cao hay điều trị thành công còn phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của các bạn nhỏ. Kết quả sau điều trị hàm răng của các bạn nhỏ sẽ phát triển tốt đúng theo hướng tự nhiên, đưa khớp cắn về hạng 1.
Các loại hàm trainer niềng răng thông dụng
Hiện nay hàm Trainer có rất nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên thông thường vẫn được chia thành 4 nhóm chính, trong đó có một nhóm sử dụng cho bạn từ 15 tuổi trở lên. Khí cụ Trainer được thiết kế một cách đặc biệt để chỉnh sửa các thói quen xấu của răng miệng cũng như điều trị các vấn đề liên quan đến sự phát triển của hàm trên và hàm dưới. Cụ thể các nhóm và mục đích sử dụng của mỗi nhóm như sau:
Hàm nhóm J (juniors) – Giai đoạn răng sữa
Khí cụ Trainer có hiệu quả nhất ở giai đoạn răng sữa (trẻ từ 3-6 tuổi) vì ở giai đoạn này giúp điều chỉnh đúng các vấn đề hô hấp. Đồng thời, hàm Trainer giúp chỉnh đúng vị trí đặt lưỡi, kiểu nuốt, luyện tập cơ hàm và phát triển cung hàm cho trẻ. Hàm Trainer ở giai đoạn răng sữa còn giúp trẻ điều trị tình trạng cắn hở, cắn chéo ở giai đoạn sớm.
Trong giai đoạn răng sữa, hàm Trainer cũng được chia thành 3 giai đoạn: J1, J2, J3
- Giai đoạn 1 (J1) – Chỉnh thói quen, Thiết lập thở mũi: Khí cụ mềm và linh hoạt mang đến sự thoải mái, tương thích, và thích hợp với nhiều dạng khuôn mặt, sai khớp cắn
- Giai đoạn 2 (J2) – Phát triển cung hàm, Thiết lập vị trí lưỡi đúng (đeo từ 4-6 tháng): ở giai đoạn này khí cụ sẽ tập trung vào sự phát triển hàm cũng như tiếp tục chỉnh đúng thói quen. Khí cụ ở giai đoạn này được làm từ vật liệu có độ cứng vừa đủ để hỗ trợ việc phát triển cung hàm.
- Giai đoạn 3 (J3) – Làm thẳng hàm và duy trì, duy trì tư thế môi và nuốt đúng. Khí cụ ở giai đoạn 3 sẽ được làm từ vật liệu cứng và sử dụng một lực để chỉnh răng, hàm tốt hơn. Khi này, thẻ lưỡi giúp lưỡi đặt đúng vị trí tự nhiên, ngay dưới khẩu cái.
Kết thúc quá trình cả 3 giai đoạn nếu cần điều trị thêm thì sẽ chuyển sang đeo khí cụ ở giai đoạn hỗn hợp.
Hàm nhóm K (kids) – Giai đoạn răng hỗn hợp
Sau giai đoạn răng sữa là giai đoạn răng hỗn hợp (trẻ từ 6- 10 tuổi), hàm Trainer trong giai đoạn này được thiết kế để chỉnh thói quen xấu, chỉnh răng, giúp phát triển hàm trên và dưới. Đây là độ tuổi trẻ đang thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Thường điều trị cho các trường hợp sai khớp cắn, chen chúc răng cửa, cắn sâu, cắn hở.
Hàm Trainer ở giai đoạn răng hỗn hợp cũng được thiết kế thành 3 giai đoạn như nhóm giai đoạn răng sữa (hàm J) nhưng vật liệu sử dụng có độ cứng cao hơn. Hàm Trainer ở giai đoạn này được sử dụng nhiều nhất.
- Giai đoạn 1 (K1) – Chỉnh thói quen: Tập trung thiết lập thở mũi, chỉnh đúng các thói quen cơ chức năng của trẻ.
- Giai đoạn 2 (K2) – Tập trung phát triển cung hàm: Ngoài chỉnh đúng thói quen cho trẻ, ở giai đoạn này sẽ hỗ trợ phát triển cung hàm trên và dưới để tạo không gian vị trí lưỡi đúng, chỉnh nuốt đúng.
- Giai đoạn 3 (K3) – Chỉnh răng sau cùng và duy trì tư thế môi, nuốt đúng. Ở giai đoạn này hàm Trainer sẽ tập trung điều chỉnh hoàn thiện các thói quen, chỉnh răng, duy trì cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Hàm Trainer K3 có thể thay thế bằng T3, T4 để chỉnh răng thẳng trong giai đoạn răng vĩnh viễn mọc.
Hàm nhóm T (Teens) – Giai đoạn răng vĩnh viễn đang mọc
Với trẻ từ 10-15 tuổi đang trong giai đoạn răng vĩnh viễn mọc thì hàm Trainer sẽ được thiết kế để thay thế chỉnh nha mắc cài, nới rộng hàm. Giúp trẻ điều chỉnh các thói quen gây sai lệch khớp cắn, điều chỉnh thở miệng.
Khác với hàm Trainer Kids, hàm Trainer Teens chia thành 4 giai đoạn, giai đoạn 1 và 3 sẽ có 2 thiết kế khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn 1 sẽ gồm T1 – chỉnh thói quen, thiết lập thở mũi và T1 BWS – thiết lập thở mũi và phát triển cung hàm, hàm này được thiết kế để sử dụng được với dây BWS giúp nới rộng hàm hiệu quả hơn.
- Giai đoạn 2 (T2) – Tiếp tục thiết lập vị trí lưỡi, tư thế môi, nuốt đúng và phát triển cung hàm, cải thiện răng thẳng.
- Giai đoạn 3 gồm T3 và T3N – đều giúp chỉnh răng thẳng, chỉnh các thói quen, chỉnh vị trí răng. T3N tương đối giống với T3 nhưng có điểm khác là T3N không có lõi DynamiCore giúp trẻ thoải mái hơn khi sử dụng. Giai đoạn này hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc và chỉnh răng thẳng một cách tự nhiên
- Giai đoạn 4 (T4) – Duy trì răng thẳng, thói quen đúng, ổn định tư thế môi và thở mũi.
Việc nắn chỉnh trong giai đoạn này rất quan trọng, tác động đến sự phát triển của răng, giúp răng đều đẹp, chắc khỏe.
Hàm nhóm A (Adults) – Giai đoạn răng vĩnh viễn
Hàm Trainer ở giai đoạn răng vĩnh viễn giúp điều trị sai khớp cắn, chen chúc nhẹ, vừa cho trẻ từ 15 tuổi trở lên. Hàm Trainer giai đoạn này cũng có 3 giai đoạn để điều chỉnh cung hàm, thói quen và tương tự như ở giai đoạn răng sữa, răng hỗn hợp nhưng thiết kế hàm Trainer giai đoạn này sẽ cứng hơn hàm J và K.
- Giai đoạn 1 (A1) – Chỉnh thói quen, thiết lập thở mũi
- Giai đoạn 2 (A2) – Phát triển cung hàm, thiết lập vị trí lưỡi, nuốt đúng
- Giai đoạn 3 (A3) – Chỉnh răng giai đoạn cuối và duy trì kết quả, duy trì tư thế môi, nuối đúng
Ở giai đoạn này việc điều chỉnh sẽ khó hơn do các thói quen đã được hình thành nhiều năm. Nên hàm Trainer không thể khắc phục hoàn toàn 100%, việc sử dụng hàm này chỉ là bước cải thiện, ngăn ngừa những thói quen xấu và tình trạng sai lệch khớp cắn ở giai đoạn đầu.
Ngoài các loại hàm Trainer phổ biến còn có thêm một số hàm được thiết kế cho các trường hợp đặc biệt:
- Hàm Trainer i-3 dành cho trẻ từ 5-8 tuổi giai đoạn răng hỗn hợp, bị sai lệch khớp cắn hạng 3. Hàm này có thiết kế có lõi DynamiCore với khung Frankel hỗ trợ nới rộng hàm trên, tạo chỗ đặt lưỡi cùng với các lỗ thở nhỏ, cung hàm đôi, thẻ lưỡi giúp chỉnh thói quen thở mũi, đặt lưỡi, ngăn thở miệng.
- Hàm Trainer Kids – Broad là khí cụ được thiết kế riêng cho trẻ có khuôn hàm rộng từ 6-12 tuổi. Cung hàm rộng là phần cung hàm trước phẳng hơn, khu vực răng nanh rộng và phần răng hàm loe hơn. Hàm Trainer sẽ giúp trẻ cải thiện vị trí đặt lưỡi, đường thở, hình dạng của hàm.
- Khí cụ đặc biệt: Lip Trainer là khí cụ được thiết kế để thiết lập việc khép môi và cải thiện cơ nuốt yếu. Lip Trainer có thể sử dụng hỗ trợ cho khí cụ Trainer ở bất kỳ giai đoạn nào
- Khi cụ phát triển cung hàm: sử dụng cho trẻ từ 8-15 tuổi ở giai đoạn răng hỗn hợp và răng vĩnh viễn. Đây là khí cụ giúp phải triển cung hàm, hiệu quả khi nới rộng vùng hàm trước, tạo không gian cho răng, vị trí đặt lưỡi.
Cách đeo hàm Trainer
Hàm Trainer là khí cụ niềng răng đem lại hiệu quả cao đối với những vấn đề răng miệng của trẻ. Tuy nhiên, để đeo hàm Trainer đạt hiệu quả tốt, giúp răng mọc đúng vị trí, cải thiện thói quen thì cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường hàm Trainer sẽ đeo vào ban đêm và cách đeo hàm Trainer được thực hiện theo những bước như sau:
- Bước 1: Đặt hàm Trainer trong lòng bàn tay và để hình chữ U ngược và mặt lưỡi hướng lên trên.
- Bước 2: Tiến hành đặt hàm silicon vào hàm dưới của răng.
- Bước 3: Sau đó dùng tay ấn nhẹ hàm Trainer sao cho chúng bao phủ hết thân răng và cần hướng dẫn trẻ đặt lưỡi vào đúng vị trí thẻ lưỡi.
- Bước 4: Tiếp đó để trẻ cắn nhẹ nhàng hàm trên xuống hàm Trainer để khớp vị trí.
- Bước 5: Khi hàm Trainer đã được đeo đúng vị trí, khi này trẻ chỉ cần cắt chặt 2 hàm lại với nhau sau đó ngậm miệng bình thường và thở bằng mũi.
Các bước đeo hàm Trainer khá dễ thực hiện tuy nhiên các bậc phụ huynh nên theo sát, hướng dẫn trẻ thực hiện đúng cách.
Một số lưu ý khi sử dụng hàm Trainer
Việc sử dụng hàm Trainer để đạt hiệu quả tối ưu nhất ngoài việc đeo hàm đúng, theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh cũng cần lưu ý một số lưu ý:
- Không nên tự mua hàm Trainer cho trẻ mà nên đến các nha khoa thăm khám để bác sĩ kiểm tra, đưa ra loại hàm với kích thước phù hợp vì mỗi trẻ có tình trạng răng, kích thước cung hàm khác nhau.
- Phụ huynh cần theo dõi quá trình đeo hàm Trainer của trẻ thường xuyên tránh trường hợp trẻ có những thói quen xấu: đẩy lưỡi, há miệng… khi đeo hàm.
- Nếu trong quá trình đeo hàm trẻ có dấu hiệu đau răng hay viêm lợi thì phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ và dừng sử dụng hàm Trainer.
- Để hàm Trainer đảm bảo sạch, tránh vi khuẩn và đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ khi đeo thì phụ huynh nên vệ sinh hàm Trainer bằng nước sạch hoặc khử trùng bằng nước muối thường xuyên.
- Cuối cùng cần để khí cụ Trainer vào khay đựng và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hàm Trainer giá bao nhiêu?
Vậy với những lợi ích hàm Trainer mang lại thì chi phí mỗi bộ hàm Trainer là bao nhiêu?
Hàm Trainer hiện nay khá phổ biến và mọi người có thể dễ dàng tìm thấy ở trên các sàn thương mại điện tử với đa dạng màu sắc, thương hiệu, giá thành khác nhau. Chính vì vậy, khiến nhiều phụ huynh không biết đâu là sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như phù hợp với trẻ.
Vậy nên, để tránh tình trạng mua hàm Trainer không chất lượng, tâm lý hoang mang khi lựa chọn các loại hàm thì ba mẹ nên đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để thăm khám. Qua đó, bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra loại hàm phù hợp với tình trạng răng cụ thể của bé.
Tại các hiệu thuốc, nha khoa uy tín thì giá hàm Trainer sẽ dao động trong khoảng 1.000.000 – 5.000.000/bộ tùy vào loại hàm, tình trạng răng của bé.
Trên đây là chia sẻ của VIET SMILE về các loại hàm Trainer và các trường hợp sử dụng hàm Trainer. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc thắc mắc bất kỳ vấn đề gì bạn vui lòng liên hệ Hotline của nha khoa VIET SMILE theo HOTLINE 1900 3331 để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh khớp cắn hở cho trẻ – Bác sĩ chia sẻ