Khớp cắn đối đầu là một dạng của sai lệch khớp cắn mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời để đưa về khớp cắn chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân. Vậy khớp cắn đối đầu là gì, bắt nguồn từ đâu? Cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây VIET SMILE sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đó.
Khớp cắn đối đầu là gì?
Khớp cắn đối đầu hay còn gọi là khớp cắn đối đỉnh, đây là tình trạng nhẹ của khớp cắn ngược. Khi để hàm ở trạng thái nghỉ nhóm răng cửa hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau.
Tình trạng này là một dạng nhẹ nên nhiều người lầm tưởng nó là khớp cắn chuẩn, nhưng về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau:
- Khớp cắn chuẩn: Khi để hàm ở trạng thái bình thường nhóm răng cửa hàm trên trùm lên trên nhóm răng cửa hàm dưới và rìa răng hàm dưới tiếp xúc với chân răng hàm trên, mặt nhai của nhóm răng hàm chạm vào nhau.
- Khớp cắn đối đầu: Mặt nhai của nhóm răng cửa 2 hàm chạm vào nhau ở trạng thái nghỉ, không ăn nhai hay thực hiện hoạt động gì, ở nhóm răng hàm mặt nhai có thể chạm hoặc không.
Khi bị khớp cắn đối đầu bạn có thể nhận biết dễ dàng nhất qua những biểu hiện:
- Nhìn từ góc nghiêng sẽ thấy môi trên bị thụt vào trong so với môi dưới.
- Việc nhai nghiền thức ăn sẽ khó khăn hơn nếu ở trường hợp mặt nhai không chạm nhau.
Khớp cắn đối đầu là nguyên nhân do đâu?
Khớp cắn đối đầu gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến khớp cắn đối đầu.
Do di truyền: Trong gia đình nếu các thế hệ trước có tình trạng răng bị sai lệch khớp cắn hoặc bị khớp cắn đối đầu thì khả năng trẻ bị khớp cắn đối đầu là rất cao và di truyền gần nhất là thế hệ bố mẹ.
Do những thói quen xấu: Những thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, ngậm núm vú giả, bú bình trong thời gian dài hay tật đẩy lưỡi. Khi trẻ còn nhỏ xương hàm còn mềm nên rất dễ chịu tác động từ những thói quen xấu, khiến cho xương hàm bị thay đổi hoặc răng mọc lên không đúng vị trí. Khi trên các trang mạng xã hội hay vô tuyến truyền hình đã khuyến cáo rất nhiều nhưng bố mẹ vẫn không quan tâm để bắt bé bỏ sớm. Điều này khiến bé bị khớp cắn đối đầu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Do yếu tố bẩm sinh: Khi hàm bắt đầu phát triển, xương hàm trên bị ngắn hoặc hẹp hơn so với hàm dưới hay do hàm dưới phát triển quá phát làm cho hàm bị đưa ra ngoài hơn so với bình thường.
Hậu quả của khớp cắn đối đầu
Dù chỉ là tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến răng miệng và sức khỏe toàn thân. Dưới đây là một số hậu quả của khớp cắn đối đầu:
Răng của 2 hàm chạm vào nhau, khi ăn nhai hàm sẽ bị cứng lại gây mỏi hàm và có nguy cơ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Với những trường hợp mặt nhai của nhóm răng hàm không chạm vào nhau sẽ làm cho lực nhai bị giảm, ăn nhai trệu trạo không thể nghiền nát được thức ăn gây ra hệ lụy nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, dạ dày,…
Răng chạm vào nhau do quá trình ăn nhai sẽ khiến cho men răng bị mài mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn thâm nhập vào bên trong răng gây ra nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, nha chu, áp xe răng thậm chí là rụng răng. Răng bị mài mòn làm cho răng bị yếu đi dễ gây sứt, mẻ, gãy vỡ gây mất thẩm mỹ khi cười và giao tiếp không được tự nhiên hay ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Khớp cắn đối đầu làm cho cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi, kém thẩm mỹ.
Các cách khắc phục khớp cắn đối đầu
Để xác định điều chỉnh khớp cắn đối bằng phương pháp nào phụ hợp bạn sẽ cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được kiểm tra cụ thể, chụp X – quang kỹ càng, lên phác đồ chi tiết. Dưới đây là 1 số phương pháp có thể sẽ được áp dụng.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là 1 phương pháp bạn có thể lựa chọn để khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu. Đặc biệt khi bạn chỉ bị sai lệch khớp ở 1 vài răng hoặc mức độ đối đầu nhẹ. Để thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành sửa soạn cùi răng sau đó thiết kế mão sứ để bọc lên cùi răng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai.
Phương pháp này yêu cầu bạn chỉ cần 2 lần hẹn đến nha khoa là đã có được một hàm răng đẹp như mong muốn, không cần phải chờ đợi lâu.
Phẫu thuật chỉnh khớp cắn
Trường hợp răng bị khớp cắn đối đầu do xương hai hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nắn chỉnh xương hàm thì mới có thể giải quyết dứt điểm vấn đề khớp cắn này.
Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp cần kết hợp giữa phẫu thuật và niềng răng thì mới cho kết quả hoàn dảo, do nguyên nhân khiến răng bị cắn đối đầu xuất phát từ vấn đề xương hàm và răng
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp được khá nhiều khách hàng sử dụng bởi có thể cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn, trong đó có khớp cắn đối đầu. Các bác sĩ cũng sẽ sử dụng các dụng cụ là mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí, điều chỉnh khớp cắn sao cho tốt và ổn định nhất.
Thời gian để niềng răng chỉnh khớp cắn đối đầu sẽ dao động từ 18 -24 tháng và chi phí thực hiện từ 25 – 80 triệu phụ thuộc vào mức độ phức tạp của răng cũng như gói niềng mà bạn lựa chọn.
Nụ cười tự tin hơn sau niềng răng đối đầu
Bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại hoặc niềng răng trong suốt, niềng răng mắc cài tự động, mắc cài sứ, pha lê tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính của mình.
Niềng răng khớp cắn đối đầu bằng phương pháp nào?
Niềng răng là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để thay đổi tình trạng khớp cắn đối đầu mà không cần nhờ vào phẫu thuật. Vậy niềng răng khớp cắn đối đầu có những phương pháp nào?
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng ra đời sớm nhất nhưng vẫn được nhiều khách hàng đánh giá cao. Phương pháp này cũng đã và đang được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục khớp cắn đối đầu và nhiều trường hợp khác như hô, móm, khớp cắn sâu,…
Hiện nay phương pháp này được chia làm 2 loại chính là mắc cài kim loại buộc chun (thường) và mắc cài kim loại tự động (tự buộc). Cả 2 loại đều có một điểm chung là đều sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để tạo lực đưa các răng về vị trí đã tính toán trên phác đồ điều trị.
Tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác biệt như
- Mắc cài kim loại thường: Dây cung được cố định vào các rãnh mắc cài bằng cách buộc thun nha khoa. Độ đàn hồi của dây thun sẽ hỗ trợ cho quá trình chỉnh răng diễn ra liên tục, ổn định từ đó thu được hiệu quả như mong muốn.
- Mắc cài kim loại tự động: Các hạt mắc cài được thiết kế với hệ thống lắp trượt tự động giúp giữ dây cung chắc chắn trong mắc cài. Nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian chỉnh nha cũng như thời gian tái khám tại nha khoa.
Ưu điểm của mắc cài kim loại
- Chi phí thấp phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
- Khắc phục được gần như tối đa các tình trạng sai lệch khớp cắn.
- Dây chun của mắc cài thường có màu sắc phong phú, phù hợp có những bạn thích sự nổi bật.
- Với mắc cài tự động thời gian niềng răng nhanh hơn và hạn chế bung tuột mắc cài.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ thấp, khi cười hoặc giao tiếp sẽ bị lộ mắc cài.
- Dây thun của mắc cài thường dễ bị ngấm màu và có độ đàn hồi kém, dễ bị giãn ra làm lực kéo không được ổn định nên bạn cần thường xuyên đến nha khoa để bác sĩ thay dây mới.
- Còn hệ thống nắp khóa tự động của mắc cài tự buộc có thiết kế lớn hơn nên có cảm giác hơi vướng víu, khó chịu.
Niềng răng mắc cài sứ/pha lê
Cũng giống như mắc cài kim loại là sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài để tạo lực giúp sắp xếp lại các răng đưa về khớp cắn tốt nhất, không còn tình trạng khớp cắn đối đầu. Tuy nhiên những những hạt mắc cài được thiết kế với màu sắc trong suốt, tương tự với màu sắc răng thật.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao do màu sắc tương tự với răng thật, người đối diện nhìn vào nếu không để ý kỹ sẽ khó nhận biết bạn đang niềng răng
- Các hạt mắc cài được thiết kế bo tròn, hạn chế tác động đến môi, má.
- Được thiết kế từ chất liệu cao cấp, không ảnh hưởng đến các bộ phận trong khoang miệng
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại
- Cần vệ sinh răng miệng thật sạch để hạt mắc cài không bị đổi màu.
- Dễ bị bung tuột mắc cài
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là một trong những phương pháp tân tiến nhất và đang được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn nói chung và khớp cắn đối đầu nói riêng. Vậy tại sao niềng răng trong suốt lại được ưa chuộng đến vậy?
Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao: Thay vì sử dụng dây cung và mắc cài thì chúng được thiết kế với hàng loại các khay trong suốt gần như vô hình, để giúp kéo các răng về vị trí đúng trên cung hàm. Nhờ đó mà bạn có thể tự tin khoe nụ cười của mình trong suốt thời gian niềng răng mà không sợ lộ mắc cài.
Chất liệu an toàn: Chất liệu của khay trong suốt được thiết kế từ nhựa dẻo cao cấp và được FDA chứng nhận an toàn trong môi trường miệng.
Biết trước kết quả sau niềng: Nhờ ứng dụng phần mềm clincheck 3D bạn có thể biết trước kết quả sau khi niềng răng và sự dịch chuyển của răng qua từng giai đoạn.
Mang lại cảm giác thoải mái: Máng được thiết kế ôm sát với răng nên bạn sẽ không có cảm giác vướng víu, khó chịu hãy gây kích ứng đến mô mềm. Đồng thời hạn chế những cơn đau nhức mỗi khi siết răng để kéo các về đúng vị trí đã tính toán.
Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh răng miệng: Do là hàm tháo lắp nên bạn có thể tháo máng khi ăn, khi đó bạn có thể thoải mái ăn những đồ yêu thích mà không còn sợ dính vào mắc cài. Cũng nhờ khả năng tháo lắp dễ dàng nên việc vệ sinh răng miệng trở nên thuận lợi hơn, vụn thức ăn được lấy đi hết tránh tình trạng cao răng, viêm lợi.
Dễ dàng bảo quản, vệ sinh máng: Hàm tháo lắp nên việc vệ sinh máng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng bàn chải đánh răng mềm mịn chải thật sạch dưới nước để máng luôn sạch.
Dễ dàng kiểm soát độ dịch chuyển của răng: Trong quá trình niềng răng khách hàng được sử dụng với nhiều khay niềng khác nhau theo từng giai đoạn. Nhờ đó bác sĩ có thể kiểm sát được độ dịch chuyển của răng đến mức tối đa.
Tuy nhiên, do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài.
Niềng răng khớp cắn đối đầu bao nhiêu tiền?
Chi phí niềng răng khớp cắn đối đầu là câu hỏi nha khoa VIET SMILE nhận được hầu hết từ phía khách hàng. Thực tế chi phí niềng răng khớp cắn đối đầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa chỉ nha khoa niềng răng, phương pháp bạn chọn và tình trạng răng hiện tại của bạn. Vậy nên để biết chính xác chi phí niềng răng của bạn hết bao nhiêu, bạn cần đến nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cho mình phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Tại nha khoa VIET SMILE chi phí niềng răng luôn được công khai minh bạch trên trang web chính của nha khoa. Hoặc bạn có thể theo dõi nhanh ở bảng giá dưới đây.
LOẠI MẮC CÀI | CHI PHÍ MẮC CÀI | GIÁ NIÊM YẾT |
---|---|---|
01. Mắc cài kim loại tiêu chuẩn (buộc chun) | 30.000.000 - 40.000.000 | |
02. Mắc cài kim loại Tự động | 35.000.000 - 45.000.000 | |
03. Mắc cài pha lê | 40.000.000 - 50.000.000 | |
04. Mắc cài sứ tự động | 45.000.000 - 55.000.000 | |
05. Niềng khay trong suốt INVISALIGN | Tiền chỉnh nha Invisalign First – Phase 1 (Không giới hạn tinh chỉnh trong 18 tháng) | 70.000.000 |
Tiền chỉnh nha Invisalign First – Phase 2 (Không giới hạn tinh chỉnh trong 03 năm đầu tiên) | 80.000.000 | |
Express (1 lần tinh chỉnh trong 6 tháng đầu) | 40.000.000 | |
Lite (1 lần tinh chỉnh trong 1 năm đầu) | 75.000.000 | |
Moderate (2 năm tinh chỉnh không giới hạn) | 85.000.000 | |
Comprehensive 1 (3 lần tinh chỉnh trong 3 năm) | 100.000.000 | |
Comprehensive 2 (5 năm tinh chỉnh không giới hạn) | 120.000.000 | |
06. Niềng khay trong suốt PINKTRAY | ExpressTray < 7 Khay (1 lần tinh chỉnh trong 6 tháng đầu) | 15.000.000 |
LiteTray < 12 Khay (1 lần tinh chỉnh trong 6 tháng đầu) | 25.000.000 | |
PartTray < 20 Khay (Tinh chỉnh 1 lần trong năm đầu) | 50.000.000 | |
FullTray > 21 Khay (2 năm tinh chỉnh không giới hạn) | 70.000.000 | |
07. Chi phí làm ClinCheck (Miễn phí theo gói khi niềng) | 10.000.000 | |
08. Niềng dựng trục/ tạo khoảng cắm implant mắc cài kim loại cơ bản (gắn mắc cài phân đoạn) | 7.000.000/răng | |
Các dịch vụ đi kèm | ||
01. Nhổ răng chỉnh nha | 500.000/ răng | |
02. Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm (khi niềng răng) | 1.000.000 - 3.000.000/ răng | |
03. Minivis | 2.000.000/ vis | |
04. Hàm duy trì máng trong suốt | 500.000/ hàm | |
05. Hàm duy trì hawley | 1.000.000/ hàm | |
06. Gắn cung duy trì mặt trong | 1.000.000/ hàm | |
07. Hàm duy trì Vivera Retainer invisalign | 10.000.000 (set 3 cặp/ hàm) | |
08. Hàm duy trì Vivera Retainer invisalign | 15.000.000 (set 3 cặp/ 2 hàm) | |
09. Hàm nong chậm | 4.000.000/ hàm | |
10. Hàm nong nhanh | 7.000.000/ hàm | |
11. Hàm nong MSE người trưởng thành | 12.000.000/ hàm | |
12. Hàm giữ khoảng răng sữa | 500.000 - 1.000.000/ hàm | |
13. Chi phí tháo mắc cài và làm sạch MCKL/KLTĐ | 500.000/ hàm | |
14. Chi phí tháo mắc cài và làm sạch MCPL/MCSTĐ | 1.500.000/ hàm | |
15. Gắn mới mắc cài kim loại tiêu chuẩn (chi phí mắc cài + chi phí gắn) | 4.500.000đ/ hàm 6.000.000đ/ 2 hàm |
|
16. Gắn mới mắc cài kim loại tự động (chi phí mắc cài + chi phí gắn) | 6.000.000đ/ hàm 9.000.000đ/ 2 hàm |
|
17. Gắn mới mắc cài pha lê/Sứ tiêu chuẩn (chi phí mắc cài + chi phí gắn) | 7.000.000đ/ hàm 11.000.000đ/ 2 hàm |
|
18. Gắn mới mắc cài Sứ tự động (chi phí mắc cài + chi phí gắn) | 10.000.000đ/ hàm 13.000.000đ/ 2 hàm |
|
19. Quét Scan mẫu hàm 3D | 500.000đ/2 hàm |
Trên đây là những kiến thức về khớp cắn đối đầu mà nha khoa VIET SMILE đã cùng bạn đi tìm hiểu xong. Hy vọng những kiến thức đó sẽ mang lại cho bạn những quyết định đúng đắn nhất để nâng cao thẩm mỹ hàm răng, nụ cười và sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ Hotline 190 3331 để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Những chia sẻ của khách hàng sau niềng răng khớp cắn đối đầu