Niềng răng có bầu được không?

Niềng răng có bầu được không? có lẽ đây là một trong số những thắc mắc của không phải 1 mà là của nhiều mẹ bầu. Bởi không ít bạn khi đang niềng răng thì phát hiện mình có bé yêu. Để biết niềng răng có bầu được không và cần lưu ý những gì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Niềng răng có bầu được không?
Niềng răng có bầu được không?

Niềng răng là gì?

Niềng răng là gì?
Niềng răng là gì?

Niềng răng (chỉnh nha) là một trong trong những giải pháp giúp cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng và nụ cười. Để mang lại những kết quả đó bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài, thun nha khoa hoặc khay niềng trong suốt để tạo lực lên răng nhằm đưa các răng về đúng vị trí, khớp cắn tốt. Khi các răng đều đặn, khớp cắn 2 hàm đều nhau khuôn mặt cũng từ đó được cải thiện giúp bạn tự tin hơn khi cười và giao tiếp với mọi người xung quanh.

Niềng răng có bầu được không?

Niềng răng có bầu được không?
Niềng răng có bầu được không?

Nhiều khách hàng có tâm lý lo lắng khi đang niềng răng thì có bầu. Vậy không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Theo các bác sĩ chỉnh nha cho biết, về bản chất niềng răng bác sĩ chỉ gắn khí cụ để tác động lực lên răng để đưa răng về đúng vị trí. Ngoài ra răng dịch chuyển từ từ và không xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Vì vậy, với câu hỏi niềng răng có bầu được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể thực hiện được bình thường và vẫn mang lại kết quả thẩm mỹ tối đa cho các mẹ bầu.

Tuy nhiên, thời gian niềng răng kéo dài từ 18 – 24 tháng, bạn hãy tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng lộ trình bác sĩ đưa ra.

Niềng răng có bầu cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu trong thời gian niềng răng các bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Niềng răng có bầu cần lưu ý những gì?
Niềng răng có bầu cần lưu ý những gì?

Báo ngay với bác sĩ chỉnh nha

Trong quá trình niềng răng một số trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh nặng bác sĩ sẽ cần đưa ra phương án nhổ răng chỉnh nha. Khi nhổ răng để đảm bảo an toàn và mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, không đau bác sĩ sẽ cần sử dụng đến thuốc. Do vậy các mẹ hãy báo ngay với bác sĩ chỉnh nha của mình khi có thai để có phương án phù hợp với mẹ bầu để không ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

Trong quá trình niềng răng, một số thời điểm bác sĩ cũng cần phải chụp phim x-quang để kiểm tra tình trạng răng, mà chụp phim x-quang là chống chỉ định với bà bầu. Chính bởi vậy các mẹ hãy báo ngay với khác khi biết mình có thai thì cần lưu ý báo với bác sĩ của mình.

Hay một số trường hợp tình trạng sức khỏe của thai phụ không được tốt, ốm nghén quá nặng,… Bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng hoặc thậm chí là tháo bớt mắc cài để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.

Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận

Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận
Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận

Trong thời gian mang bầu lượng hormone trong cơ thể sẽ bị thay đổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng, viêm nướu,… Những bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Vì thế khi khi niềng răng thai phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ bằng cách:

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào tuổi tối trước khi đi ngủ và sáng thức dậy bằng bàn chải lông mềm và thực hiện một cách nhẹ nhàng để không gây tổn thương răng, nướu.

Sử dụng máy tăng nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng để loại bỏ những bám ở trong các kẽ răng ở vị trí khuất, nơi mà bàn chải đánh răng chưa thể chạm tới.

Hơn nữa, các mẹ hãy chú ý vệ sinh lưỡi, bởi ở lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý

Việc ốm nghén và thay đổi hormone có thể làm mẹ bầu mệt mỏi hơn bình thường, vì vậy các mẹ cần đặc biệt chú ý dinh dưỡng cho cơ thể. Các mẹ cần nạp lượng đồ ăn lớn hơn, đầy đủ dinh dưỡng, có thể chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Các mẹ cũng cần uống nước mỗi ngày để vừa giúp khoang miệng không bị khô, vừa tốt cho sức khỏe.

Nhưng đặc biệt, các mẹ đừng quên tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá dai, dính, các loại kẹo cao su, các loại đồ ăn nhiều đường, chocolate… để tránh làm bung, tuột mắc cài và khó vệ sinh.

Bạn cần tái khám niềng răng đúng hẹn với bác sĩ, tuy nhiên cũng có thể chủ động liên hệ với bác sĩ khi thấy bất thường trong khoang miệng, đặc biệt là bong tuột mắc cài, khí cụ nhé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ mang lại nhiều điều hữu ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu có một quá trình niềng răng tốt nhất. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ 1900 3331 nhé.

Niềng răng mang bầu được không?

Đánh giá bài viết
kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú