Niềng răng cho trẻ 9 tuổi có nên hay không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Theo nghiên cứu thì việc niềng răng cho trẻ càng sớm sẽ giúp bé có một hàm răng đẹp và nụ cười tự tin sớm hơn và tránh được nhiều vấn đề nguy hiêm tới sức khỏe răng miệng. Để hiểu hơn về việc niềng răng cho trẻ 9 tuổi có nên hay không? các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Có nên niềng răng cho trẻ 9 tuổi không?
Niềng răng là phương pháp giúp điều chỉnh các răng hô, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn về đúng vị trí mong muốn. Nhưng nhiều phụ huynh còn băn khoăn không biết có nên niềng răng cho trẻ 9 tuổi không?
Theo các chuyên gia về chỉnh nha, trẻ từ 6 – 12 tuổi là độ tuổi vàng để niềng răng cho trẻ. Bởi giai đoạn này xương hàm của bế vẫn đang phát triển, xương còn mềm nên việc nắn chỉnh răng và khớp cắn sẽ dễ dàng hơn. Đồng nghĩa với đó là hiệu quả niềng răng sẽ cao hơn, thời gian điều trị được rút ngắn, ít đau nhức và tiết kiệm chi phí hơn so với lứa tuổi trưởng thành.
Niềng răng cho trẻ 9 tuổi sớm đưa răng về thẳng hàng, khớp cắn chuẩn sẽ giúp việc ăn nhai của bé tốt hơn, việc phát âm cũng trở nên thuận lợi hơn. Niềng răng sớm còn giúp trẻ tự tin với nụ cười và khuôn mặt của mình.
Vậy nên nếu có thể các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ tới nha khoa thăm khám sớm nếu phát hiện trẻ có vấn đề về răng miệng để có phương pháp điều trị sớm nhất giúp bé thuận lợi hơn trong mọi việc.
Những trường hợp nên niềng răng cho trẻ
Khi trẻ gặp các trường hợp sau thì việc niềng răng cho trẻ là cần thiết:
Răng hô: Răng hàm trên bị đưa ra trước nhiều hơn so với răng hàm dưới, nhìn từ góc nghiêng mặt sẽ bị nhô ra trước nhiều hơn.
Răng móm: Răng hàm dưới đưa ra trước, răng hàm trên nằm trong răng hàm dưới, nhìn từ góc nghiêng mặt có hiện tượng bị gãy hình lưỡi cày.
Răng khấp khểnh: Các răng mọc chen chúc, chồng chéo lên nhau không theo một hàng lối nào.
Khớp cắn hở: Khi để răng ở trạng thái nghỉ, nhóm răng trước không chạm vào nhau mà tạo ra khe hở, bạn có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi bình thường.
Khớp cắn chéo: Các răng trên cung hàm chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau.
Với những trẻ 9 tuổi gặp một trong các trường hợp sau thì phụ huynh nên cân nhắc niềng răng cho trẻ để mang lại kết quả tốt nhất.
Những phương pháp niềng răng cho trẻ 9 tuổi
Một số phương pháp niềng răng phù hợp cho trẻ 9 tuổi có thể kể đến như:
Dùng khí cụ niềng răng tăng trưởng
Khí cụ niềng răng tăng trưởng dành cho trẻ từ 6 – 12 tuổi. Các khí cụ giúp điều chỉnh sai lệch xương hàm về vị trí đúng, cung răng tròn đều. Sau giai đoạn sử dụng khí cụ chỉnh xương để chỉnh xương hàm ổn định, trẻ sẽ tiến tới chỉnh chi tiết về khớp cắn với niềng răng mắc cài cố định để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Niềng răng mắc cài cố định cho bé
Đây là phương pháp niềng răng phổ biến, bác sĩ sẽ gắn cố định mắc cài lên bề mặt mặt răng, sau đó kết nối chúng với dây cung và sử dụng thun hoặc nắp khóa tự động để cố định chúng trong mắc cài. Mắc cài có thể là kim loại, sứ hoặc pha lê. Thời gian niềng răng cố định kéo dài từ 1 – 2 năm tùy theo mức độ lệch lạc răng của trẻ.
Một số lưu ý khi niềng răng cho trẻ 9 tuổi
Khi niềng răng cho trẻ 9 tuổi bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín
Niềng răng cho trẻ trong độ tuổi xương hàm đang phát triển sẽ mang lại kết quả niềng răng tốt hơn. Nhưng đây cũng là thời điểm niềng răng cần được kiểm soát chặt chẽ, bởi nếu không thực hiện đúng kỹ thuật còn khiến cho răng và xương hàm của bé nghiêm trọng hơn.
Do vậy khi niềng răng cho trẻ 9 tuổi bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để an tâm hơn khi niềng răng.
Lựa chọn phương pháp phù hợp
Khi niềng răng cho trẻ 9 tuổi phụ huynh nên lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng cũng như điều kiện kinh tế, bởi mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Việc niềng răng ở trẻ em hay người lớn đều cần có một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo đủ dinh dưỡng, không làm ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng trong quá trình thực hiện.
Vào những ngày đầu sau khi gắn mắc cài, miệng và răng hàm sẽ nhạy cảm hơn nên các thực phẩm cứng sẽ gây đau nhức và khó khăn khi nhai. Do đó, cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn mềm trong những ngày này.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi đeo khí cụ việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn so với bình thường nên phụ huynh cần theo sát để hướng dẫn và nhắc nhở bé chải răng, vệ sinh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ ngày. Kết hợp với đó là sử dụng nước súc miệng và các dụng cụ chuyên dụng vệ sinh răng miệng như máy tăm nước, bàn chải điện, chỉ nha khoa… để dễ dàng hơn khi vệ sinh.
Loại bỏ các thói quen xấu về răng miệng
Các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, nhai kẹo cao su… có thể dẫn đến bung mắc cài hoặc tổn thương môi, má và lưỡi. Do đó, phụ huynh cần nhắc nhở để trẻ loại bỏ dần các thói quen xấu nhằm đảm bảo quá trình niềng răng không bị ảnh hưởng và hạn chế đau nhức tối đa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về niềng răng cho trẻ 9 tuổi có nên hay không? mà nha khoa VIET SMILE muốn gửi đến các bậc phụ huynh. Hy đó là những thông tin hữu ích giúp bé có một hàm răng đều đẹp hơn. Liên hệ ngay nha khoa VIET SMILE theo Hotline 1900 3331 để được tư vấn nếu cần.
Bác sĩ nha khoa VIET SMILE chia sẻ khi niềng răng cho trẻ