“Niềng răng đau kinh khủng”, “Mình niềng răng tụt cân thê thảm”, “gắn mắc cài xong mà ê răng 1 tuần nay ăn cháo”…. là những bình luận bạn dễ dàng đọc được trên các hội nhóm. Vậy thực sự Niềng răng có đau không? đau đến mức độ nào?… Nha khoa Việt Smile sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn từ chính chia sẻ của 1000 khách hàng đang niềng răng tại Trung tâm.
1. Sự thật về Niềng răng có đau không?
Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Hường – Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Việt Smile cho biết: Với kinh nghiệm chỉnh cho hơn 1000 khách hàng niềng răng và bản thân cũng là bệnh nhân đã từng niềng răng nên rất thấu hiểu tâm lý lo lắng vấn đề niềng răng có đau không của những bạn đang chuẩn bị muốn đi niềng.
Chính xác cảm giác đau khi niềng răng đó là sự căng tức và ê buốt hoặc cảm giác ê ê cả hàm do lực tác động của các khí cụ như dây cung – mắc cài hay máng trong suốt để “ép’ răng di chuyển về đúng vị trí theo ý đồ bác sĩ.
Niềng răng có đau không? Câu trả lời chính xác là có. Tuy nhiên, cảm giác đau không diễn ra trong suốt toàn bộ quá trình bạn niềng mà chỉ ở một số giai đoạn nhất định. Niềng răng về bản chất chỉ là sự tác động lực, không có sự xâm lấn hay gây chảy máu, ngoại trừ các trường hợp có răng ngầm, răng số 8 cần nhổ bỏ để tạo khoảng niềng răng, nên cảm giác đau khi niềng răng không giống như việc bạn bị dao cắt vào tay.
2. Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?
Rất nhiều khách hàng thường hỏi Dr. Hường câu hỏi niềng răng có đau không? và đau nhất giai đoạn nào? Tùy vào cơ địa, ngưỡng chịu đau của từng người sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau ở mỗi giai đoạn.
Thông thường, các bước dễ gây đau nhất khi niềng răng theo tuần tự các bước khi niềng răng đó là:
Đặt chun tách khe: Không phải bạn nào niềng răng cũng cần bước này. Đặt chun sẽ giúp răng có khoảng trống khoảng 2mm. Sẽ có bạn thấy êm ru nhưng có bạn sẽ thấy rất cộm và tức răng. Giai đoạn này chỉ khoảng 3 – 5 ngày.
Giai đoạn gắn mắc cài – đi dây cung: Thông thường, khi mới gắn, bác sĩ tác động lực rất nhẹ. Mục đích chính là để bạn làm quen nên sẽ không có cảm giác đau mà chỉ là sự kênh cộm, khó chịu. Sau khoảng 7 ngày bạn sẽ quen với những “người bạn mới” đang nằm trong miệng của mình.
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? đó chắc chắn là giai đoạn nhổ răng. Niềng răng có đau không thì chắc chắn là có nếu bạn có chỉ định này trong kế hoạch niềng răng của mình. Nhổ răng tùy từng trường hợp bao gồm: nhổ răng 8, nhổ răng kẹ thừa, nhổ răng răng chỉnh nha (thông thường là số 4 hoặc số 5) và đau nhất có lẽ là những bạn có răng ngầm bởi tiểu phẫu này cần bóc tách xương và can thiệp sâu hơn.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Hường, các bạn đang lo lắng vấn đề niềng răng có đau không thì không nên quá cẳng thẳng. Vì đau do nhổ răng gây ra chỉ mất khoảng 2 – 3 ngày.
Nhiều bạn cho răng giai đoạn kéo răng sau đó sẽ rất đau nhưng thực tế lại không như vậy. Bác sĩ kéo răng bằng lực rất nhẹ nhàng và tư từ. Trung bình, khoảng thời gian để đóng khít 1 khoảng hở nếu nhổ răng số 4 hoặc 5 là 1 – 1,5 năm.
Để có được nụ cười đẹp với phương pháp niềng răng, việc phải trải qua một vài cơn đau hay những ngày tháng khiến bạn stress là điều bạn có thể vượt qua. Bởi vì có hàng triệu người đã vượt qua được điều đó để tỏa sáng. Vậy tại sao bạn không là những người đó?
3. Lợi ích của niềng răng
Bên cạnh ưu điểm không cần phẫu thuật, bảo tồn răng tối đa, niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Nâng cao tính thẩm mỹ
Niềng răng sử dụng lực siết của mắc cài để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Sau khi tháo niềng, vị trí răng sẽ được sắp xếp lại để cân đối với cấu trúc xương hàm, giúp khớp cắn chuẩn hơn, răng đều đẹp, từ đó cải thiện độ cân đối, hài hòa tổng thể gương mặt.
Cải thiện chức năng nhai
Sau khi niềng răng, khớp cắn sẽ được đưa về vị trí chuẩn hơn, giúp cải thiện chức năng nhai. Kết quả này được thấy rõ ở những người niềng răng do hô, móm, lệch khớp cắn.
Phòng ngừa sớm những vấn đề do răng miệng cho trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, xương hàm vẫn còn mềm, do đó bác sĩ sẽ dễ dàng điều chỉnh vị trí của răng mọc lệch, thời gian niềng cũng ngắn hơn so với người lớn. Do đó, niềng răng sớm có thể khắc phục kịp thời tình trạng răng mọc sai lệch, hạn chế ảnh hưởng đến gương mặt và khớp cắn khi lớn lên. Răng sau niềng sẽ nằm sát khít, hạn chế thức ăn giắt vào kẽ răng, giúp trẻ dễ dàng loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa khi vệ sinh răng miệng.
Khắc phục được nhược điểm về phát âm
Giọng nói bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi, vì thế, khi có một hàm răng đều sẽ giúp người niềng răng phát âm chuẩn hơn.
4. Các loại niềng răng phổ biến
Trên thị trường nha khoa, niềng răng được chia làm 2 loại chính là niềng mắc cài và niềng trong suốt. Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha cố định với hệ thống mắc cài, dây cung lên răng, tạo lực giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Trong khi đó, niềng răng trong suốt lại sử dụng hệ thống khay niềng được thiết kế riêng nhằm điều chỉnh và dịch chuyển răng thay cho hệ thống mắc cài.
Với sự đa dạng về nhu cầu của người dùng, cả 2 phương pháp trên được chia thành nhiều loại khác nhau. Phổ biến nhất như:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài được làm từ nguyên liệu chính là niken, titanium lành tính với cơ thể người. Khung niềng bằng kim loại có kết cấu vững chắc, lực tác động nhờ mắc cài và thun giúp cho việc chỉnh răng về vị trí mong muốn trở nên dễ dàng hơn.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha ra đời nhằm khắc phục các khuyết điểm của mắc cài truyền thống. Với hệ thống dây cung và mắc cài được chế tác từ sứ, trùng màu với răng thật nên đạt được hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ, khách hàng sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày. Về nguyên lý hoạt động, tương tự với mắc cài truyền thống thì mắc cài sứ vẫn sử dụng lực siết từ dây cung và mắc cài nhằm dịch chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài tự buộc
Được thiết kế với các chốt (kim loại, sứ) có thể đóng mở linh hoạt giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài để dây cung có thể trượt tự do tại vị trí này. Điều này giúp duy trì lực ổn định, giảm ma sát nên sẽ ít gây cảm giác đau đớn cũng như hạn chế tình trạng bung, tuột mắc cài khi niềng. Nhờ hệ thống chốt tự động và dây cung trượt tự do trên rãnh cài giúp tạo lực tác động đều lên các răng, rút ngắn được thời gian niềng.
Niềng răng mặt trong (mặt lưỡi)
Niềng răng mặt trong (hay mặt lưỡi) là phương pháp niềng tương tự với mắc cài truyền thống, tuy nhiên hệ thống dây cung và mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của răng, đối diện với lưỡi thay vì bên ngoài như cách thông thường. Tuy mang lại tình thẩm mỹ cao khi niềng nhưng phương pháp này lại gây ra nhiều hạn chế trong quá trình ăn nhai, phát âm cũng như vệ sinh răng miệng.
Niềng răng trong suốt
Thay vì hệ thống các mắc cài và dây cung, niềng răng trong suốt sử dụng các khay niềng bằng nhựa dẻo trong suốt, ôm khít vào răng, tạo lực dịch chuyển và sắp xếp lại vị trí các răng lệch lạc. Khay niềng gần như vô hình giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, không cảm thấy e ngại hay lo lắng ai đó sẽ chú ý khi đang đeo khay niềng.
Với niềng răng trong suốt, bạn có thể tháo và lắp khay niềng khi ăn uống hay lúc vệ sinh răng miệng. Đồng thời nếu sử dụng mắc cài truyền thống bạn phải ghé bác sĩ sau mỗi 3 – 4 tuần, trong khi khay trong suốt thì bạn chỉ phải ghé phòng khám mỗi 6 – 8 tuần.
5. Bác sĩ chuyên môn chia sẻ về niềng răng có đau không?
Chia sẻ về ” Niềng răng có đau không” từ bác sĩ tại Nha khoa Việt Smile
Với bài viết này, bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi niềng răng có đau không và đâu là giai đoạn đau nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho Trung tâm Niềng răng Việt Smile để được Bác sĩ Chuyên khoa I – Chuyên gia chỉnh nha trực tiếp giải đáp.