Niềng răng bị hở lợi hơn phải không? là lo lắng của nhiều khách hàng. Nhưng thực tế niềng răng bị hở lợi nặng có phải không do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để biết lý do vì sao niềng răng bị hở lợi nặng hơn, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân niềng răng bị hở lợi nặng hơn
Niềng răng là giải pháp không chỉ giúp điều chỉnh giúp điều chỉnh răng hô, móm, khấp khểnh, khớp cắn sâu, khớp cắn hở mà còn cải thiện tình trạng cười hở lợi giúp khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn. Tuy nhiên, một số bạn bị hở lợi niềng răng cảm thấy bị hở lợi nặng hơn. VIET SMILE sẽ chỉ ra cho bạn một số nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng niềng răng bị hở lợi nặng hơn:
Do chưa quen với khó cụ
Bạn đầu răng miệng của bạn cảm thấy thoải mái do không vướng bận bởi vật gì. Khi niềng răng bác sĩ sẽ gắn mắc cài, dây cung và các khí cụ chỉnh nha lên răng, khi đó bạn sẽ cảm thấy cộm ở vùng môi, khi cười mắc cài lộ ra, môi vén cao hơn nên bạn sẽ cảm thấy cười hở lợi nhiều hơn.
Do hiện viêm lợi, sưng lợi
Niềng răng bạn sẽ cần phải vệ sinh răng miệng cẩn thận và tỉ mỉ hơn do có nhiều khí cụ được gắn lên răng. Với những bạn vệ sinh răng miệng kém, thức ăn sót lại sẽ trên răng lâu ngày sẽ hình thành cao răng, vi khuẩn sẽ hình thành tấn cồn vào nướu gây sưng nướu, viêm nướu. Nếu viêm lợi kéo dài không được điều trị chúng sẽ sưng nề to hơn khiến bạn cảm thấy mình bị cười hở lợi.
Do giảm cân, hóp má
Khi niềng răng nếu bạn lười ăn, lười nhai cơ mặt sẽ không được hoạt động đều đặn làm cho chúng bị hóp lại. Khi đó bạn sẽ thấy môi bạn trở nên nhọn và hô hơn. Lúc này bạn sẽ thấy khi cười lợi lộ ra nhiều hơn khiến bạn cản thấy mình bị cười hở lợi nhiều hơn.
Do cơ sinh học niềng răng
Một số trường hợp niềng răng bác sĩ sẽ cần sử dụng phương pháp nong rộng cung hàm để đủ khoảng sắp đều các răng và đưa về khớp cắn đúng. Khi nong hàm bạn sẽ thấy các răng cửa bị đưa ra trước, từ đó khiến bạn hơi bị hô khi niềng răng.
Do thay đổi khớp cắn khi niềng răng
Một số trường hợp bị khớp cắn ngược các răng hàm trên bị cụp vào bên trong khiến khớp cắn 2 hàm mất cân xứng. Khi niềng răng bác sĩ sẽ kéo nhóm răng cửa hàm trên ra trước để đưa về khớp cắn tốt nhất, sự thay đổi khớp cắn này sẽ khiến bạn chưa quen nên sẽ cảm thấy mình cười lợi bị hở hơn so với tình trạng răng móm mém bạn đầu.
Những tình trạng cười hở lợi trên sẽ được kiểm soát và khắc phục sau khi được tháo niềng nếu chọn đúng địa chỉ nha khoa, bác sĩ có chuyên môn tốt.
Tuy nhiên, một số bạn nóng vội hoặc ham rẻ lựa chọn phải nha khoa kém uy tín, bác sĩ có chuyên môn thấp thì nguy cơ bị hở nặng khi niềng và sau niềng sẽ cao hơn. Bởi niềng răng là một kĩ thuật khá phức tạp đòi hỏi nha khoa có hệ thống máy móc hiện đại để hỗ trợ bác sĩ trong việc tính toán chính xác các thông số niềng răng từ đó bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh nha một cách an toàn và hiệu quả.
Bác sĩ chỉnh nha là người có chuyên môn để tính toán vị trí gắn khí cụ và lực kéo để dịch chuyển răng từ từ qua từng giai đoạn để có một hàm răng đẹp mà không ảnh hưởng gì đến răng thật. Với các bác sĩ kém uy tín, nha khoa kéo răng quá mức dẫn tới hiện tượng tụt nướu, lộ chân răng khiến bạn bị cười hở lợi nặng. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn thật kĩ trước khi niềng răng để có một kết quả tốt nhất.
Cách phòng ngừa tình trạng niềng răng bị hở lợi
Để ngăn ngừa tình trạng cười hở lợi nặng khi niềng răng bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Lựa chọn nha khoa uy tín
Niềng răng là một hành trình dài và là kỹ thuật tương đối khó nên bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín, có hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại để giúp bác sĩ đánh giá tình xác tình trạng răng để đưa ra phương án điều trị phù hợp cho mỗi khách hàng.
Lựa chọn bác sĩ có chuyên môn
Ngoài việc lựa chọn nha khoa, bạn cũng nên tìm hiểu kĩ về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha. Một bác sĩ giỏi sẽ đưa ra cho bạn một lộ trình niềng răng rõ ràng, tránh được mọi sai sót khi niềng răng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Khi niềng răng việc vệ sinh răng miệng của bạn sẽ khó khăn hơn, nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ dẫn tới sâu răng, viêm nướu, khiến miệng nhô ra hơn, cười hở lợi nhiều hơn.
Bạn nên vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa flour. Bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăng nước để giúp vệ sinh răng miệng đơn giản hơn và tránh được những bệnh lý răng miệng.
Hóp má, hóp thái dương cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bị cười hở lợi nặng hơn khi niềng răng. Để ngăn chặn tình trạng này bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Sau những ngày mới gắn mắc cài, siết răng,… bạn có thể ăn đồ mềm để thoải mái hơn. Nhưng sau đó bạn nên tập nhau đều cả 2 bên để tránh hiện tượng hóp má khi niềng.
Thăm khám nha sĩ định kỳ
Trong quá trình niềng răng ngoài việc tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần quay lại nha khoa để thăm khám định kỳ như kế hoạch điều trị bác sĩ đưa ra để đảm bảo răng dịch chuyển chính xác và tránh được mọi biến chứng cho răng miệng.
Trên đây là một số những thông tin chia sẻ về Niềng răng bị hở lợi nặng hơn phải không? Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp có sự lựa chọn đúng đắn nhất để an tâm khi niềng răng.