Niềng răng khớp cắn sâu như thế nào?

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn, thường phổ biến hơn ở những người răng hô. Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé bạn.

Niềng răng khớp cắn sâu như thế nào?
Niềng răng khớp cắn sâu như thế nào?

Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là tình trạng hàm trên che phủ quá một phần ba hàm dưới, sai lệch khớp cắn làm mất tương quan tổng thể khuôn mặt. Độ che phủ của hàm trên so với hàm dưới càng cao tức là tình trạng khớp cắn sâu càng nặng. Hậu quả của khớp cắn sâu gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng cũng như việc tiêu hóa thức ăn, do đó nên có phương án cải thiện sớm.

Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu cằm lẹm

Khớp cắn sâu cằm lẹm là tình trạng răng hàm trên bao phủ răng hàm dưới, đồng thời cằm bị thụt vào so với môi và mũi. Tình trạng này tương đối phổ biến và dễ dàng bắt gặp. Cằm lẹm không chỉ xuất hiện ở những người cắn sâu mà còn xuất hiện ở một số trường hợp răng hô nữa. Khớp cắn sâu cằm lẹm là vấn đề gây mất thẩm mỹ toàn khuôn mặt, dễ dàng nhận thấy và làm bạn cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống.

Khớp cắn sâu cằm lẹm
Khớp cắn sâu cằm lẹm

Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn sâu

Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng khớp cắn sâu

Do yếu tố di truyền

Khớp cắn sâu có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Do vậy nếu gia đình có ông bà, cha mẹ bị khớp cắn sâu thì trẻ sinh ra cũng có tỷ lệ gặp vấn đề sai lệch khớp cắn tương tự. Khớp cắn sâu thường đi kèm tình trạng hô, cười hở lợi làm nghiêm trọng hơn tình trạng sai lệch răng hàm mặt, khiến gương mặt kém thẩm mỹ.

Do các vấn đề về răng

Răng mọc lệch, răng mọc chen chúc cũng có thể ảnh hưởng tới vị trí và hướng mọc của răng cửa, khiến răng mọc không cân đối, hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên.

Do thói quen xấu

Các thói quen thuở nhỏ như mút mút ngón tay, ngậm núm vú giả, tật đẩy lưỡi… sẽ tạo lực đẩy khiến răng hoặc hàm phát triển lệch hướng gây ra khớp cắn sâu. Nếu trẻ đã bị khớp cắn sâu do di truyền, những thói quen này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Do cấu trúc xương hàm

Xương hàm hẹp, ít khoảng trống có thể dẫn đến tình trạng mọc không chuẩn, răng sắp xếp không đúng cách dẫn đến tình trạng cắn sâu. Hoặc do xương hàm trên phát triển quá mạnh hoặc xương hàm dưới kém phát triển dẫn đến hiện tượng hàm dưới cụp sâu vào bên trong gây mất thẩm mỹ.

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu thường đi kèm cùng tình trạng hô

Các nguyên nhân khác

Mất răng sữa sớm mà không được phục hình, có thể bị dẫn đến răng lệch lạc, cắn sâu. Ngoài ra, rối loạn nhịp thở, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, cũng có liên quan đến dạng sai khớp cắn này.

Khớp cắn sâu có nguy hiểm không?

Khớp cắn sâu không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại là nguyên nhân làm bạn mất tự tin và gián tiếp gây ra các bệnh về răng miệng. Hàm trên che mất hàm dưới sẽ làm nụ cười kém thẩm mỹ, nhiều người không dám cười và dần trở thành người sống khép kín, tự ti.

Tham khảo thêm video về niềng răng khớp cắn sâu tại đây:


Review Sau 3 tháng niềng răng cắn sâu, khấp khểnh

Khớp cắn sâu khiến việc ăn uống thường ngày khó khăn hơn, khớp cắn không tốt nên khi cắn, xé thức ăn có thể làm răng bị đau. Khi vệ sinh răng miệng thức ăn có thể bị sót lại do cắn sâu nên bàn chải không đi hết được các góc, từ đó hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ gây ra viêm lợi, viêm nha chu hay sâu răng.

Mòn răng hàm trên: Nếu không được điều trị thì khớp cắn sâu sẽ khiến cổ răng hàm trên bị mòn men làm lộ ngà, gây đau buốt khi bạn ăn nhai.

Khớp cắn sâu khiến nướu dễ bị tổn thương: Khi đỉnh hàm răng dưới tiếp xúc lâu ngày với mặt nướu trong của hàm trên sẽ gây đau nướu, tổn thương nướu. Từ đó có thể tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra các bệnh lý như viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng.

Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp cắn sâu khiến tương quan 2 hàm không đảm bảo, khớp cắn bị lệch, lực tác động lên vùng thái dương hàm sẽ không đồng đều sẽ khiến khớp này phải chịu áp lực nhiều. Về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng hàm và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm.

Nếu đang gặp tình trạng cắn sâu thì nên cải thiện sớm, đến gặp bác sĩ để có phương án phù hợp. Sau khi điều trị bạn sẽ có hàm răng cân đối, nụ cười đều đẹp để lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Khớp cắn sâu có nguy hiểm không?
Khớp cắn sâu có nguy hiểm không?

Niềng răng điều trị khớp cắn sâu

Để trị khớp cắn sâu, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp niềng răng. Hiệu quả của phương pháp niềng răng rất rõ ràng, sau khi kết thúc quá trình này, bạn sẽ có một hàm răng đẹp và đúng khớp cắn.

Với trường hợp cắn sâu do xương hàm trên phát triển quá mạnh thì cần phải thực hiện phẫu thuật để cải thiện. Trường hợp cắn sâu do xương hàm thường ít hơn và không có nhiều người lựa chọn phẫu thuật để làm giảm tình trạng đó.

Niềng răng khớp cắn sâu

Với trường hợp khớp cắn sâu do răng thì phương pháp niềng răng là phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng máng trong suốt hoặc mắc cài và dây cung để niềng răng, đưa răng về đúng vị trí. Sau cả quá trình niềng răng thì khớp cắn được cải thiện, vị trí răng tương đối đồng đều và cho bạn một nụ cười đẹp.

Niềng răng khớp cắn sâu
Niềng răng khớp cắn sâu

Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu?

Thời gian để niềng răng khớp cắn sâu thường kéo dài trong khoảng từ 12 tháng đến 24 tháng tùy tình trạng răng của mỗi người. Độ che phủ của hàm trên với hàm dưới càng nhiều thì tình trạng cắn sâu càng nặng, khi ấy sẽ tốn nhiều thời gian niềng răng hơn và ngược lại.

Để rút ngắn thời gian niềng răng thì bạn nên nghe theo lời bác sĩ dặn, đến tái khám thường xuyên, đều đặn để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra tốt. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để răng dễ dàng dịch chuyển hơn, tránh được các bệnh về răng miệng.

Kết quả niềng răng khớp cắn sâu
Kết quả niềng răng khớp cắn sâu giai đoạn 1

Tham khảo thêm video về niềng răng khớp cắn sâu tại đây:


Sau 6 tháng niềng răng khấp khểnh, khớp cắn sâu

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Quy tình niềng răng khớp cắn sâu trải qua các bước sau:

Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang.

Đầu tiên, bạn cần đến gặp bác sĩ, nha khoa uy tín để được thăm khám đúng, chuẩn. Trong quá trình thăm khám cần chụp X-Quang để đảm bảo quá trình thăm khám được tốt nhất, chẩn đoán được nguyên nhân cũng như đưa ra phương án điều trị phù hợp. Có một số trường hợp cắn sâu do hàm, không thể niềng răng mà hết được thì sẽ có chỉ định khác.

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu
Quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Bước 2: Bác sĩ và khách hàng trao đổi sau quá trình thăm khám.

Sau quá trình thăm khám và đưa ra phương án phù hợp nhất thì bác sĩ sẽ trao đổi thông tin với khách hàng về nguyên nhân xuất hiện tình trạng cắn sâu này. Sau ra đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tổng thời gian và chi phí cho cả lộ trình, kết quả sau khi niềng sẽ như thế nào. Từ đó khách hàng có thể nắm rõ được các thông tin cần thiết và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bước 3: Lắp khí cụ niềng răng.

Sau khi đồng ý với phương án niềng răng, khách hàng sẽ được tiến hành lắp khí cụ niềng răng để bắt đầu quá trình thay đổi nụ cười. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy hết cao răng. Những khách hàng lựa chọn phương pháp niềng bằng khay trong suốt sẽ được gắn attachment và lên khay. Còn khách hàng niềng bằng mắc cài kim loại hoặc sứ, pha lê sẽ được bác sĩ tiến hành gắn mắc cài lên từng chiếc răng rồi đi dây cung để đảm bảo lực siết.

Bước 4: Trải qua quá trình niềng răng kéo dài từ 12-24 tháng.

Sau khi bước vào giai đoạn niềng răng, theo chu kì 2 tuần hoặc nửa tháng sẽ có lịch hẹn chỉnh nha 1 lần. Bạn cần đến đúng lịch và đảm bảo chu kì để việc niềng răng được diễn ra thuận lợi, không nên để 2 tháng mới đến một lần. Kiên trì sau tổng thời gian khoảng 12-24 tháng là kết thúc quá trình, bạn sẽ có một nụ cười mới đảm bảo tốt hơn trước đây.

Quá trình niềng răng kéo dài từ 12-24 tháng
Quá trình niềng răng kéo dài từ 12-24 tháng

Bước 5: Kết thúc quá trình niềng răng khớp cắn sâu.

Khi bác sĩ thăm khám và nhận thấy răng đã đẹp, có thể tháo niềng, kết thúc quá trình niềng thì bạn sẽ được tiến hành tháo mắc cài (máng trong suốt) sau đó vệ sinh răng miệng sạch. Cuối cùng sẽ được nhận hàm duy trì để đảm bảo kết quả niềng răng. Bạn cần đeo hàm duy trì đảm bảo theo yêu cầu của bác sĩ, nếu đeo ít thời gian quá có thể làm răng dịch chuyển, sai lệch vị trí.

Niềng răng khớp cắn sâu bao nhiêu tiền?

Chi phí niềng răng khớp cắn sâu có thể rơi vào khoảng trên 20 triệu đến 120 triệu tùy từng tình trạng răng và phương pháp niềng răng bạn lựa chọn. Với trường hợp răng bị nhẹ, dễ điều chỉnh thì phi phí thấp hơn và ngược lại. Đồng thời nếu chọn phương pháp niềng răng mắc cài sẽ tiết kiệm hơn bởi niềng răng trong suốt chi phí khá cao, khoảng từ 80 đến 120 triệu đồng.

Niềng răng khớp cắn sâu bao nhiêu tiền?
Niềng răng khớp cắn sâu bao nhiêu tiền?

Trên đây là thông tin về khớp cắn sâu và phương pháp niềng răng khớp cắn sâu mà Việt Smile thông tin tới bạn. Cùng theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo tại trang web này bạn nhé!

Tham khảo thêm video về niềng răng khớp cắn sâu tại đây:


Sự thay đổi sau 19 tháng niềng răng khớp cắn sâu bằng khay trong suốt

Nếu còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

kênh zalo niềng răng Zalo
kênh call niềng răng Gọi ngay
form niềng răng Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú